Tài liệu

Chủ nhật, 01 Tháng 7 2012 00:00

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt nam cũng như trên toàn thế giới. NKBV có thể được xem như là bệnh gây ra bởi bệnh viện, vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải chỉ trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Những nghiên cứu cho thấy rằng NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc, hoặc bởi những tác nhân gây bệnh mới, NKBV vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển.

Thứ bảy, 12 Tháng 12 2009 16:04
Đính kèmDung lượng
huong_dan_kiem_soat_viem_phoi.pdf811.47 KB
Chủ nhật, 19 Tháng 10 2008 18:48

Vi sinh vật học là bộ môn nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của các vi sinh vật. Đó là các sinh vật có kích thước hiển visiêu hiển vi.

Các nhóm đối tượng chính của của vi sinh vật học có thể chia làm các nhóm sau:

 

Chủ nhật, 19 Tháng 10 2008 18:47

Tụ cầu khuẩn (tiếng Anh: Staphylococcus có nguồn từ tiếng Hy lạp staphyle nghĩa là chùm nho) là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào có đường kính khoảng 1 μm, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho.

Có thể nói tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn nổi tiếng nhất: được các nhà vi khuẩn học nổi tiếng quan tâm nghiên cứu, tỉ lệ gây bệnh rất cao, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất mạnh. Các nhà vi khuẩn học lừng danh như Robert Koch (1878) và Louis Pasteur (1880) đều rất quan tâm nghiên cứu tụ cầu khuẩn ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử ngành vi sinh vật học. Ngày 9 tháng 4 năm 1880, bác sĩ người Scotland Alexander Ogston đã trình bày tại hội nghị lần thứ 9 Hội Phẫu Thuật Đức một báo cáo khoa học trong đó ông sử dụng khái niệm tụ cầu khuẩn (staphylococcus) và trình bày tương đối đầy đủ vai trò của vi khuẩn này trong các bệnh lý sinh mủ trong lâm sàng.

Chủ nhật, 19 Tháng 10 2008 18:46

Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryota) là nhóm sinh vật mà tế bào không có màng nhân. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài Planctomycetales, DNA được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gene mã hóa cho rRNA.

Sinh vật nhân sơ cũng không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng sinh chất. Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính là:

  1. tiên mao (flagella), tiêm mao, hay lông nhung (pili) - là các protein bàm trên bề mặt tế bào;
  2. vỏ tế bào bao gồm capsule, thành tế bàomàng sinh chất;
  3. vùng tế bào chất có chứa DNA genome, các ribosome và các thể vẩn (inclusion body).
Chủ nhật, 19 Tháng 10 2008 18:45

Phương thức lẩn tránh miễn dịch của mầm bệnh là các phương thức mà mầm bệnh sử dụng để chống lại cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch. Nếu như động vật có xương sống đã phát triển nhiều hàng rào miễn dịch khác nhau để chống lại các mầm bệnh (tác nhân lây nhiễm), thì các mầm bệnh cũng có nhiều phương thức phức tạp để lẩn tránh các hệ thống miễn dịch này. Nhiều mầm bệnh dùng một hay nhiều phương pháp để thoát khỏi hệ thống miễn dịch, chẳng hạn HIV đã thành công khi chiến thắng hệ thống đáp ứng miễn dịch.

Trang