Tin tức

Thứ sáu, 09 Tháng 9 2022 08:25
Ngày 8-9-2022, Bộ Y tế có thông điệp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, thông điệp 5K giảm còn 2K+, cụ thể như sau:
 
1. Biện pháp khuyến cáo đầu tiên là khẩu trang. Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
 
Theo quyết định, các đối tượng và địa điểm bắt buộc đeo khẩu trang gồm:
 
* Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế. Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
 
Đối với nhân viên y tế thực hiện theo hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.
 
* Địa điểm và đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang khác:
 
- Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi...).
 
Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.
 
- Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối. Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 
- Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay).
 
Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 
- Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ).
 
Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.
 
- Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch. Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

 

2. Biện pháp thứ 2 là khử khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

3. Biện pháp thứ 3 (2K+) là vắc xin. Thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
 
Bên cạnh đó cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác gồm:
 
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
 
- Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
 
- Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
 
- Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu - độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
 
- Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
 

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Thứ hai, 25 Tháng 7 2022 11:52

Nhà khoa học, Giáo sư Françoise Barré-Sinoussi đã chia sẻ bài giảng đại chúng chủ đề: “Bài học từ HIV/AIDS: Điểm mạnh và điểm yếu trong ứng phó với đại dịch COVID-19” với cộng đồng nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Văn Lang.

GS Françoise Barré-Sinoussi (Pháp) được vinh danh tại hạng mục giải Nobel Y học - Sinh lý học vì những đóng góp lớn cho nền y học thế giới. Đầu năm 1970, bà làm việc tại Viện Pasteur Paris, nghiên cứu chuyên sâu về retroviruses. Năm 1983, bà cùng đồng nghiệp đã tìm ra HIV, virus gây ra bệnh AIDS. Từ năm 1988, bà bắt đầu nghiên cứu vắc-xin ngừa HIV tại Viện Pasteur Paris. Năm 2008, bà nhận giải Nobel Sinh lý học - Y học.

GS Barré-Sinoussi là đồng tác giả hơn 200 báo cáo khoa học, 250 báo cáo tại
hội nghị khoa học quốc tế.

Cần tăng cường trách nhiệm của các quốc gia | VOV.VN

GS Françoise Barré-Sinoussi cho biết từ sau ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới vào năm 1981 đến nay, đã có rất nhiều tiến triển quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán, chữa trị AIDS. Đây được xem là tiến bộ vượt bậc của khoa học cơ bản và là thành tựu quan trọng trong việc nghiên cứu, chữa trị căn bệnh thế kỷ. Điều này có được là do sự tham gia của các tổ chức y tế - chính trị - xã hội cũng như các nghiên cứu đa ngành trong điều trị và dự phòng.

GS Barré-Sinoussi nhấn mạnh càng ngày càng có nhiều bệnh truyền nhiễm mới nổi xuất hiện, trong đó có Covid-19 và đậu mùa khỉ với những ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Dù tỉ lệ nhiễm và tử vong không giống nhau song GS Sinoussi cho biết HIV và SARS-CoV-2 có những điểm tương đồng trong quá trình khám phá, phát hiện, điều trị và dự phòng.

"Năm 2019 - 2020, các nhà khoa học đã phát minh được vắc-xin giai đoạn 3 ngừa COVID-19, nhanh hơn rất nhiều so với tiến trình thời gian trong điều trị HIV/AIDS. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc về khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong y khoa. Những thành tựu này có được là nhờ những bằng chứng mà các nhà khoa học trước đó đã thu được khi họ nghiên cứu về virus HIV. Bên cạnh đó, những thành tựu này xuất phát từ nền tảng học thuật được chia sẻ trong cộng đồng y khoa thế giới đã được xây dựng trước đó khi họ tiếp cận điều trị HIV và bệnh lao" - GS Sinoussi khẳng định.

Giống như trong việc điều trị HIV, ban đầu, các nhà khoa học cũng xây dựng các loại thuốc điều trị COVID-19 tương tự như thuốc ức chế hoặc những loại thuốc có chứa kháng thể trung hòa trên diện rộng, thuốc kháng virus bên cạnh phương pháp điều trị kết hợp. Tiến trình phát minh vắc-xin COVID-19 cũng dựa trên nền tảng phát minh các loại thuốc điều trị HIV, xuất phát từ gốc DNA, RNA, các loại vector virus không sao chép và những công nghệ dựa trên protein.

GS Sinoussi rút ra MƯỜI bài học quan trọng trong việc điều trị HIV/AIDS đối với việc ứng phó COVID-19: 

01. chậm trễ và thiếu linh hoạt trong việc thay đổi môi trường với những tác động nhanh chóng về nguồn tài nguyên và công cụ để ứng phó với đại dịch.

02. tuy có những phát triển vượt bậc về phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa trị nhưng vẫn còn rất chậm và thiếu hụt trong việc tiếp cận và áp dụng.

03. thiếu và yếu trong việc đẩy mạnh hệ thống chăm sóc y tế và nguồn nhân lực.

04. chưa coi trọng việc tham gia và đóng góp, tư vấn của cộng đồng và toàn xã hội.

05. không những không giải quyết được bất bình đẳng về mặt xã hội và kinh tế cũng như những vấn đề liên quan đến phân biệt đối xử mà còn làm nổi rõ hơn tình trạng này.

06. truyền thông không đúng cách và thiếu sự điều phối, quản lý trong công tác truyền thông.

07. chưa thực hiện tốt việc xây dựng các nghiên cứu mang tính đa thể chế và đa chuyên môn trên phương diện quốc gia.

08. chưa coi trọng việc huy động các nguồn lực công và tư, các nhà nghiên cứu, các chuyên viên y tế và các cộng đồng.

09. chưa thực hiện tốt các cải thiện và xúc tiến toàn cầu liên quan đến tài trợ thông qua các dự án phi lợi nhuận.

10. những quyết định mang tính chính trị, tính minh bạch và nhanh chóng trong việc đưa ra các quyết định vẫn chưa được thực hiện một cách toàn diện.

GS Sinoussi kết luận những bài học trong quá trình ứng phó với HIV/AIDS vẫn chưa được áp dụng một cách đầy đủ và toàn diện trong đại dịch COVID-19. Vì vậy, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết các nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới cũng như cộng đồng các nhà khoa học cùng với hiệu quả hoạt động của các chương trình hợp tác quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc giúp người dân tiếp cận vắc-xin càng sớm càng tốt.

Nguồn tham khảo: Báo Người Lao động

 

Thứ hai, 25 Tháng 7 2022 11:35
Cập nhật đến 11g00, ngày 25/07/2022.
 
Nguồn: Bộ Y tế, Worldometers & Ourworld In Data
 
  

 

Thứ sáu, 20 Tháng 5 2022 13:30
Cập nhật đến 13g00, ngày 19/05/2022.
 
Nguồn: Bộ Y tế, Worldometers & Ourworld In Data
 

 

Thứ hai, 18 Tháng 4 2022 14:14

Hai dòng phụ của BA.2 là BA.2.12 và BA.2.12.1 đã được phát hiện tại Mỹ. Các chuyên gia y tế nước này đánh giá đây là nguyên nhân hàng đầu khiến ca mắc mới ở New York tăng nhanh.

 

BA.2dòng phụ của biến chủng Omicron. Từ tháng 12/2021, BA.2 dần chiếm ưu thế và lây lan trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Theo AP, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy BA.2 chiếm 94% ca nhiễm Omicron được tổ chức này ghi nhận trong tuần gần nhất. Tại Mỹ, BA.2 chiếm 72% ca mắc Covid-19 tuần qua. Chính vì thế, nó được xem là biến chủng lây lan nhanh nhất từ trước tới nay, mạnh hơn chủng gốc Omicron tới 30-50%.

Tại Mỹ, BA.2 đã biến đổi thành hai chủng phụ mới, là BA.2.12BA.2.12.1. Theo các quan chức y tế bang New York, Mỹ, đây là nhân tố hàng đầu góp phần khiến các ca mắc mới tại bang này và khu vực lân cận tăng vọt. Họ ước tính các chủng phụ lây lan nhanh hơn 23-27% so với BA.2.

Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện dòng phụ này ở 6 quốc gia, gồm Canada, Vương Quốc Anh, Australia, Israel, Luxembourg, nhưng phần lớn vẫn là ở Mỹ. Điều đáng chú ý là tỷ lệ mắc hiện tại không quá cao nên tổng số ca bệnh nhiễm chủng này không phải quá lớn.

See the source image

Hình ảnh hiển vi điện tử của một virus SARS-CoV-2 điển hình
(màu được tô để nhấn mạnh cấu trúc của virus)

Các quan chức y tế của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết hai biến chủng phụ mới dường như không gây bệnh nặng hơn. Mặc dù BA.2.12.1 có thể né tránh hệ thống miễn dịch tốt hơn so với các dòng Omicron khác, giới nghiên cứu vẫn hy vọng vaccine hoạt động tốt, ít nhất là giảm nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng, nhập viện và tử vong.

BA.2.12.1 chứa một đột biến mang lại lợi thế cho nó. Đột biến nằm ở phần mà nCoV dùng để liên kết với tế bào con người. Ở các biến chủng trước đó, đột biến này đã giúp virus lây nhiễm sang tế bào nhanh hơn.

Theo Deadline, BA.2.12 được cho là có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, giả thuyết cho rằng BA.2.12.2 xuất phát từ từ Mỹ và Canada, với một số suy đoán ca nhiễm đầu tiên được xác định ở Canada.

Tỷ lệ các trường hợp mới là Omicron (hồng) so với các biến thể khác (tím)
tại các bang ở Hoa Kỳ từ ngày 03/04/2022 đến ngày 09/04/2022 - Nguồn: CDC

Nguồn

Nguồn tham khảo: VnExpress, CDC Hoa Kỳ

Thứ hai, 18 Tháng 4 2022 11:14
Cập nhật đến 11g00, ngày 18/04/2022.
 
Nguồn: Bộ Y tế, Worldometers & Ourworld In Data
 

 

Thứ sáu, 08 Tháng 4 2022 08:10
Cập nhật đến 08g00, ngày 08/04/2022.
 
Nguồn: Bộ Y tế, Worldometers & Ourworld In Data
 

 

Trang