Dịch bệnh

Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 13:28

Anh Hoàng trở về từ châu Phi trong tình trạng sốt cao, ho khan, nặng ngực, nghi nhiễm virus Ebola nên được chuyển đến bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM theo dõi cách ly.

 

Thiết bị kiểm tra thân nhiệt đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Thiết bị kiểm tra thân nhiệt đặt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM mới báo cáo một trường hợp có yếu tố dịch tễ của bệnh do virus Ebola được chuyển đến từ sân bay Tân Sơn Nhất. Bệnh nhân tên Hoàng, 27 tuổi, quê ở tỉnh Bình Thuận, đang trong thời gian hợp tác lao động tại thành phố Freetown, Sierra Leone. Chiều 11/2, hành khách này hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay QR0970. Kiểm tra thân nhiệt tại sân bay cho thấy anh Hoàng có biểu hiệu sốt cao, ho khan, khó thở, mệt nên chuyển đến Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM kiểm tra. 

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt Đới TP HCM, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ C, tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm hồng và không có tình trạng xuất huyết, tim đều, phổi ran nổ rải rác 2 phế trường, bụng mềm. Bước đầu anh Hoàng được chẩn đoán bị viêm phổi, chẩn đoán phân liệt là lao phổi và được theo dõi đặc biệt do đến từ vùng dịch tễ Ebola. Bác sĩ đã xử trí các triệu chứng bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt.

Sau đó hàng loạt xét nghiệm được tiến hành như DCHT 38%, BC 13 K/uL, N82%, TC 336 K/uL, PCR máu đều cho kết quả Ebola âm tính. X-quang phổi thẳng ghi nhận có tình trạng tổn thương lao điển hình 2 phế trường. Cuối cùng bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lao phổi tiến triển và chuyển đến khoa Lao điều trị tiếp.

Anh Hoàng cho biết làm nghề thợ chụp ảnh tại thành phố Freetown, Sierra Leone từ năm 2012 đến nay. Trước đó, từ ngày 1 đến 7/2 anh bị sốt từng cơn kèm theo ho khan, nặng ngực, mệt. Đi khám tại bệnh viện địa phương, bác sĩ chẩn đoán bị viêm phổi, cho thuốc uống không rõ loại và đã giảm sốt. Bệnh nhân sụt cân 10 kg trong vòng một tháng qua. 

Ngày 10/2 anh Hoàng khởi hành về Việt Nam trên chuyến bay AT0564 từ Freetown quá cảnh đến Casablanca rồi bay tiếp chuyến QR1396 đến Doha và về sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến QR0970.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Theo VnExpress

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/chang-trai-viet-tro-ve-tu-chau-phi-nghi-nhiem-ebola-969346.tpo

 

 

Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 13:24
SKĐS - Dịch bệnh do virut Zika gây bệnh đầu nhỏ đang tăng trên thế giới. Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm virut Zika nào.

Dịch bệnh do virut Zika gây bệnh đầu nhỏ đang tăng trên thế giới. Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm virut Zika nào. Tuy nhiên, người dân cần chủ động phòng chống dịch vì loại virut này đã xuất hiện ở Trung Quốc.

Mới đây, theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh do virut Zika đang gia tăng phát triển ở một số nước châu Mỹ la tinh và châu Phi. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng ngừa.

Hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh là một trong những biến chứng hay gặp nhất khi thai phụ nhiễm virut Zika.

Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virut Zika tại một số quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Phi gồm một số nước như Guatemala, Elsalvador, Venezuela, Senegal, Honduras, Panama, Brazil, trong đó, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Brazil - cho đến nay đã có hơn 1 triệu người bị nhiễm. Số trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng bất thường ở nước này. Chỉ trong 1 tuần trở lại đây, số ca nhiễm virut Zika ở Brazil đã tăng thêm gần 900 trường hợp, nâng tổng số trường hợp nhiễm virut gây chứng bệnh teo não lên 3.900 trường hợp chỉ trong vòng 3 tháng qua. Trong đó, 90% số trường hợp nhiễm tập trung ở vùng Đông Bắc nghèo khó của nước này. Ở châu Á, năm 2013, Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do virut  Zika.  Mới đây, Trung Quốc đã công bố trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút Zika. Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virut Zika. Tuy nhiên, nước ta đang lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes aegypti, đây là muỗi truyền virut Zika, đồng thời hiện nay virut Zika đã ghi nhận tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á, nơi có sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn, vì vậy, nguy cơ virut Zika có thể xâm nhập và lan truyền tại nước ta.

Đặc điểm của virut Zika

Đây là loại virut thuộc họ flavivirus - rất gần với các virut gây nên bệnh sốt xuất huyết (virut Dengue). Virut này cũng lây truyền bởi muỗi, chủ yếu là loại Aedes aegypti, loại muỗi này cũng là muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue mà nước ta đã và đang gặp phải dịch sốt xuất huyết.

Phun thuốc khử khuẩn môi trường phòng chống dịch bệnh (ảnh lớn). Ảnh: Trần Minh

 

Khi nhiễm virut Zika trong thời kỳ mang thai có thể gây khuyết tật teo não, đầu nhỏ bẩm sinh và kèm theo đó là chậm phát triển trí tuệ, bất thường thần kinh, rối loạn thính giác và thị giác. Tuy nhiên, WHO cũng cho biết chưa có bằng chứng về sự lây truyền Zika trong thời kỳ mang thai hay từ mẹ sang con lúc sinh. Vì vậy, sự nguy hiểm của virut Zika được mệnh danh với cái tên virut “thích ăn não thai nhi”. Bởi vì khi trẻ mắc phải hội chứng này, não bộ sẽ không phát triển bình thường khi còn ở trong bụng mẹ. Kết quả, đứa trẻ được sinh ra với một cái đầu nhỏ bất thường.

Khả năng gây bệnh của virut Zika như thế nào?

Virut có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Thực chất, virut này không được xếp vào dạng nguy hiểm với người trưởng thành, do đó, người trưởng thành khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc sốt xuất huyết Dengue như sốt, xuất huyết dưới mọi hình thức (dưới da, nội tạng), đau mỏi cơ, khớp, đau mắt… nhưng với mức độ nhẹ hơn. Trong khi đó, với phụ nữ đang mang thai là bệnh cực kỳ nguy hiểm, bởi vì virut Zika có thể gây dị tật cho thai nhi với chứng teo não cho nên khi sinh ra, trẻ có đầu nhỏ khác thường.

Để chẩn đoán đúng, cần tiến hành 2 phương pháp: đó là chẩn đoán huyết thanh học (tìm kháng thể trong máu người bệnh hoặc nghi mắc bệnh) và chẩn đoán sinh học phân tử, trong đó chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử là chính xác nhất.

Điều trị và phòng bệnh

Cho đến nay, chưa có phương pháp nào đặc hiệu để điều trị bệnh teo não do virut Zika gây ra, chỉ có thể tác động để kiểm soát khuyết tật thần kinh hoặc vấn đề ngôn ngữ.  Trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu, người dân cần nâng cao kiến thức để phòng ngừa. Nếu chưa thấy cần thiết, không nên đi đến các nước đang có dịch bệnh do virut Zika gây ra, nhất là phụ nữ mang thai.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng chống bệnh do virut Zika.    Ảnh: TM

Cần tuyên truyền cho mọi người dân tích cực diệt muỗi với mọi hình thức, từ dân gian đến dùng hóa chất phun diệt muỗi, xua muỗi (hương xua, diệt muỗi), phải nằm màn ngay cả lúc ngủ ban ngày (vì muỗi Aedes đốt người cả ban ngày và ban đêm), nên mặc quần áo dài, chân đi tất nhằm tránh muỗi đốt. Đồng thời, cần diệt bọ gậy (loăng quăng) với các biện pháp như khơi thông cống rãnh, ao tù, cần có nắp đậy các dụng cụ đựng nước sinh hoạt.

PGS.TS. BS. Bùi Khắc Hậu

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/canh-bao-benh-teo-nao-do-virut-zika-gay-ra-n112152.html

 

Thứ bảy, 06 Tháng 2 2016 19:00

Mối quan ngại về đường lây nhiễm của virút Zika đang dâng cao sau khi giới chức y tế Brazil tuyên bố vi rút này không chỉ lây do muỗi chích mà còn qua đường truyền máu.

Hãng tin Reuters cho biết mới đây Brazil đã phát hiện hai trường hợp ở thành phố Campinas nhiễm virút Zika (loại virút gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh) sau khi được truyền máu.

Thông tin này xuất hiện chỉ hai ngày sau khi giới chức bang Texas, Mỹ cho biết một cư dân ở đây nhiễm loại virút này qua đường tình dục.Hiện chưa có loại vắc xin nào để phòng chống hay điều trị bệnh do virút này gây ra khi đang có ít nhất 26 quốc gia ở châu Mỹ đang bị dịch tấn công. Nhiều tập đoàn dược lớn trên thế giới đang phát triển loại vắcxin chống lại virút này. Trong đó, tập đoàn dược Bharat Biotech cho biết đã phát triển loại vắcxin này và đang sẵn sàng cho thử nghiệm trên động vật. Tập đoàn Sanofi của Pháp cũng đang bắt đầu nghiên cứu vắcxin phòng chống Zika.

 

Giám đốc trung tâm huyết học đại học Campinas, Marcelo Addas Carvalho xác nhận một gười đàn ông đã được truyền máu của một người nhiễm virút Zika từ tháng 3-2015 và đã bị lây nhiễm, dù người này chưa xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh do virút Zika gây ra.

Người thứ hai cũng đã nhiễm loại virút này một tháng sau đó, khi ông được truyền máu từ nhiều người hiến tặng. Tuy nhiên, giới chức y tế Brazil đang tìm cách loại trừ khả năng virút Zika lây nhiễm qua đường truyền máu.

“Các tổ chức chính quyền và xã hội nên tập trung vào việc diệt muỗi, đây mới là nguyên nhân lớn nhất trong việc lây truyền bệnh do virút Zika gây ra” - ông Carvalho nhấn mạnh.

Theo giới chuyên gia, mối quan ngại về dịch Zika càng dâng cao khi Brazil đang chuẩn bị Đại hội Olympic vào tháng 8-2016. Khi đó hàng nghìn vận động viên và khách du lịch quốc tế sẽ đến quốc gia này.

Hiện số ca nhiễm virút Zika ở Brazil đã lên đến 1,5 triệu người. Quốc gia này cũng đang cho điều tra nguyên nhân gây chứng đầu nhỏ ở 4.000 trẻ sơ sinh mà giới chức y tế thế giới đang nghi ngờ do virút Zika gây ra.

Hôm qua Tây Ban Nha cũng vừa công bố phát hiện trường hợp phụ nữ mang thai đầu tiên ở quốc gia này và cả châu Âu nhiễm virút Zika. Người phụ nữ ở vùng Catalonia này đã có những triệu chứng như sốt và phát ban sau khi trở về từ Colombia.  

Thống đốc bang Florida (Mỹ) Rick Scott cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp cảnh báo việc lây lan của virút này ở Mỹ.

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160205/phat-hien-virut-zika-lay-qua-duong-truyen-mau/1049590.html

Thứ bảy, 06 Tháng 2 2016 18:59

Virus Zika hiện lây sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ

Bốn quốc gia và vùng lãnh thổ mới phát hiện virus Zika ăn não người là American Samoa, Costa Rica, New Caledonia (France), Tonga.

Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (eCDC), virus Zika ăn não người đã lây đến 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. 4 quốc gia và vùng lãnh thổ mới phát hiện virus Zika là American Samoa, Costa Rica, New Caledonia (France), Tonga.

Virus Zika hien lay sang 35 quoc gia va vung lanh tho

 Các quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lây lan virus Zika trong vòng 2 tháng qua.

 

Trong số 35 quốc gia này, có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lây lan rải rác trong thời gian gần đây, 21 quốc gia có sự gia tăng lan truyền virus Zika và 4 quốc gia không ghi nhận ca nhiễm mới trong 2 tháng gần đây.

Nam Mỹ là khu vực có nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus Zika ăn não người. Trong đó Brazil và Colombia là 2 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất và tiếp tục ghi nhận sự gia tăng lan truyền virus.

Virus Zika hien lay sang 35 quoc gia va vung lanh tho-Hinh-2

 Các quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lây lan virus Zika trong vòng 9 tháng qua

 

Virus Zika được cho là có liên quan đến tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Virus Zika được truyền qua vật trung gian là muỗi Aedes. Tổ chức Y tế thế giới WHO hôm 1/2 ban bố tình trạng y tế khẩn cấp do sự lây lan nhanh chóng của virus này trên toàn thế giới.

Nguồn: http://kienthuc.net.vn/khoe/virus-zika-hien-lay-sang-35-quoc-gia-va-vung-lanh-tho-632557.html

Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 22:15
Bộ Y tế tăng cường biện pháp giám sát tại các cửa khẩu, kiểm tra sàng lọc bằng máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng, khai thác tiền sử dịch tễ nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika.

viet-nam-siet-chat-kiem-dichcua-khu-bien-gioi-de-phong-dich-virus-zika

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ có thai không nên di chuyển đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch virus Zika. Ảnh: Independent.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh do virus Zika là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền, có thể bùng phát thành dịch, đặc biệt tại các nước có dịch sốt xuất huyết đang lưu hành như Việt Nam. Trước tình hình dịch bệnh diễn tiến phức tạp, lan nhanh  nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực  chưa có biện pháp phòng chữa đặc hiệu, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường phòng chống dịch bằng biện pháp kiểm dịch y tế quốc tế, giám sát tại cộng đồng, cơ sở y tế, xây dựng kế hoạch chủ động sẵn sàng đáp ứng phòng chống dịch, phun hóa chất diệt muỗi, xử lý ổ dịch, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng và phát hiện bệnh sớm.

Bộ Y tế ban hành tài liệu chính thức về hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virus Zika. Trongđó yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh do virus Zika nhằm phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ nhiễm. Các nhân viên tại cửa khẩu được tập huấn kiểm tra sàng lọc bằng máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng hành khách, khai thác tiền sử dịch tễ và khám sơ bộ. Khi phát hiện trường hợp bệnh nghi ngờ s cách ly tạm thời ngay tại cửa khẩu và chuyển về cơ sở y tế để lấy mẫu xét nghiệm, quản lý theo quy định.

"Trường hợp bệnh nghi ngờ" được định nghĩa là người có tiền sử ở, đi hoặc đến từ khu vực có dịch hoặc nghi ngờ dịch bệnh do virus Zika trong vòng 12 ngày trước khi khởi phát, b sốt, phát ban, kèm theo ít nhất một trong các biểu hiện:

- Viêm kết mạc mắt.

Đau khớp, đau cơ.

Đau đầu.

Người bị nghi ngờ mắc bệnh sẽ được cách ly tạm thời để tiến hành các biện pháp xét nghiệm y tế theo quy định. Trong trường hợp có xét nghiệm khẳng định nhiễm virus Zika bằng phương pháp sinh học phân tử hoặc phân lập virus, huyết thanh học thì được xem là bệnh xác định, cần được cách ly ngay. 

Bộ cũng khuyến cáo người dân, đặc biệt những người đi, đến hoặc về từ quốc gia có dịch, cán bộ y tế, nhân viên làm việc tại khu vực cửa khẩu, cán bộ tham gia công tác phòng chống bệnh do virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe và thông báo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.

Để phòng bệnh trong cộng đồng, mọi người nên thường xuyên áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy), diệt muỗi. Thường xuyên ngủ màn và sử dụng các biện pháp khác phòng, chống muỗi đốt. Hạn chế đi tới các vùng đang có dịch khi không cần thiết, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai, những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch. Nếu phải đi, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm phù hợp cho bản thân. Người về từ vùng dịch tự theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 12 ngày, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời. 

Bộ cũng chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện gấp rút xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do virusZika, chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất, trang thiết bị, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng các tình huống về dịch bệnh. Khi xảy ra dịch, bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế cần sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân tránh muỗi đốt, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Đối với hộ gia đình khi phát hiện có người nghi ngờ nhiễm bệnh cần thông báo ngay với cơ sở y tế khi có biểu hiện triệu chứng. 

Virus Zika thuộc họ Arbovirus, nhóm Flaviviridae, cùng nhóm với virus sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, Chikungunya, sốt vàng và sốt Tây sông Nile. Zika được phát hiện đầu tiên từ khỉ Rhesus vào năm 1947 tại rừng Zika thuộc Uganda. Trường hợp bệnh đầu tiên trên người phát hiện tại Uganda và Tanzania năm 1952.

Năm 2007, vụ dịch đầu tiên xảy ra tại đảo Yap (Micronesia) với 185 trường hợp bệnh trong vòng 13 tuần. Tháng 10/ 2013 dịch lớn tại Polynesia của Pháp với khoảng 10.000 trường hợp bệnh ghi nhận trong đó có 70 ca nặng với biến chứng thần kinh (hội chứng Guillain-Barré, viêm não màng não) hoặc biến chứng tự miễn. Năm 2015 các vụ dịch lan rộng ở khu vực Nam Mỹ tại Brazil và Colombia. Các trường hợp bệnh rải rác được báo cáo tại Thái Lan, Indonesia và New Caledonia. Đến nay có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có các ca nhiễm Zika.

Người nhiễm virus này có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Chưa ghi nhận trường hợp tử vong do nhiễm virus Zika. 

 

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/viet-nam-siet-chat-kiem-dich-cua-khau-de-phong-dich-zika-3352593.html

 

Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 22:12
TPO - Chiều 4/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đi kiểm tra công tác giám sát dịch Zika tại cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất và làm việc với Viện Pasteur TPHCM về công tác xét nghiệm, chẩn đoán phòng chống virus Zika.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giám sát phòng chống Zika tại cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Quốc Ngọc Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giám sát phòng chống Zika tại cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: Quốc Ngọc

Theo Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TPHCM, mỗi tháng tại cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất tiếp nhận khoảng 700 hành khách đến từ Nam Mỹ. Trong đó, 50% là khách từ Brazil - quốc gia đang bị dịch bệnh do virus Zika hoành hành.

Bên cạnh biện pháp đo thân nhiệt tất cả những ai nhập cảnh vào Việt Nam đang thực hiện tại đây, Bộ trưởng y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế và Viện Pasteur TPHCM phối hợp triển khai ngay tờ rơi hướng dẫn cách phòng chống Zika, cũng như tờ khai y tế cho hành khách đến từ vùng dịch. Việc này phải làm tương tự như đang thực hiện giám sát đối với bệnh MERS-CoV.

Ngoài ra, do triệu chứng lâm sàng của bệnh không rõ ràng, nên theo bà Tiến, biện pháp phòng chống virus Zika hiệu quả vẫn là phải diệt muỗi, lăng quăng. Đặc biệt, đối với ca nghi ngờ đến từ vùng dịch, cần phải ngăn ngừa tối đa việc bị muỗi đốt cho những người này. Do đó, bộ trưởng yêu cầu phát gen bôi ngoài da chống muỗi đốt cho những đối tượng này và hướng dẫn họ sử dụng liên tục trong 14 ngày. Đồng thời, tiến hành phun hóa chất diệt muỗi xung quanh nơi lưu trú của những người đến từ vùng dịch.

 

Bộ trưởng Y tế thị sát công tác phòng chống virus Zika - ảnh 1Đo thân nhiệt tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn được duy trì từ dịch MERS-CoV năm 2015. Ảnh: Quốc Ngọc

Ngoài vấn đề ngăn chặn từ cửa khẩu, trong buổi họp chiều cùng ngày, ông Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM - cho biết, để ứng phó nhanh với tình hình bệnh do virus Zika, viện sẽ tiến hành giám sát virus này tại 8 tỉnh thành nhằm đánh giá khả năng virus Zika có lưu hành tại khu vực phía Nam hay không. Theo kế hoạch, trong vòng 5 tuần kể từ 15/2, các điểm giám sát sẽ được triển khai tại các bệnh viện thuộc TPHCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang.

 

Tại mỗi điểm giám sát, sẽ lấy mẫu máu của 4 bệnh nhân (2 người lớn, 2 trẻ em) đầu tiên trong ngày thỏa tiêu chí như nóng sốt, phát ban kèm theo viêm kết mạc không mủ, xung huyết kết mạc, đau khớp, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi. Mẫu bệnh phẩm sẽ được vận chuyển về Viện Pasteur TPHCM hàng tuần. Viện sẽ chịu trách nhiệm thực hiện xét nghiệm xác định virus Zika và cho biết kết quả.

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/bo-truong-y-te-thi-sat-cong-tac-phong-chong-virus-zika-967509.tpo

Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 22:11

TTO - Chiều 4-2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã dẫn đầu đoàn của Bộ Y tế đến Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để kiểm tra tình hình phòng chống  bệnh do vi rut Zika (virus gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ). 

Phát kem chống muỗi cho người từ vùng dịch “bệnh đầu nhỏ” về
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kiểm tra công tác phòng chống dịch do virut Zika tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: Thùy Dương

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc họp ở Viện Pasteur TP.HCM với Viện Y tế công cộng, Viện sốt rét, Sở Y tế TP.HCM… để đưa ra các giải pháp phòng chống bệnh do virut Zika gây ra. 

Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định bệnh do virut Zika có nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam gần như chưa có miễn dịch cộng đồng về căn bệnh này. Bệnh do virut Zika lây truyền qua muỗi Aedes aegypti, cũng là loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, trong khi nước ta là vùng lưu hành loại muỗi này, đặc biệt là ở miền Nam. Nếu chỉ xuất hiện 1-2 ca bệnh do virut Zika, bệnh sẽ lây lan nhanh.

Hiện nay, tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất mỗi tháng có khoảng 700 người đi từ các nước đang có dịch bệnh này về Việt Nam. Và các nước châu Á cũng đang lo lắng về nguy cơ xâm nhập của virut này vì mới đây Đài Loan đã phát hiện một người Thái Lan bị nhiễm virut Zika khi nhập cảnh vào Đài Loan. 

Để phòng chống dịch bệnh này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi du lịch tại những nước đang có dịch. Trong những ngày tới, các cơ quan chức năng sẽ mua kem chống muỗi cắn phát cho những người đi từ vùng dịch về, những hành khách đi từ vùng dịch về bị sốt sẽ được cách ly ngay. Những người từ vùng dịch về cần có khai báo và theo dõi tại địa phương.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần phun hóa chất để diệt muỗi. Tuy nhiên, đây chỉ là là biện pháp tạm thời mà diệt lăng quăng là biện pháp cơ bản để diệt muỗi. 

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160204/phat-kem-chong-muoi-cho-nguoi-tu-vung-dich-benh-dau-nho-ve/1049548.html
 

 

Trang