Thông tin

Thứ hai, 31 Tháng 12 2018 18:31

Các nhà nghiên cứu từ Bắc Ireland báo cáo rằng thực hiện chiến lược luân phiên sử dụng kháng sinh – liên quan tới hạn chế sử dụng các kháng sinh amoxicillin/acid clavulanic, piperacillin/tazobactam và clarithromycin theo từng giai đoạn trong 2 năm qua – không làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện. Nghiên cứu trong 2 năm qua, số trường hợp nhiễm tụ cầu vàng kháng methiciliin (MRSA) tăng đáng kể trong khi số mới mắc Clostridium difficile không thay đổi. Beta lactamase phổ rộng mới kháng amoxicillin/acid clavulanic và piperacillin/tazobactam giảm đáng kể nhưng, kháng với piperacillin/tazobactam tăng sau khi kết thuốc chiến lược luân phiên sử dụng kháng sinh.

Nguồn: https://wwwnc.cdc.gov/eid/article/25/1/18-0111_article#tnF2

Thứ hai, 31 Tháng 12 2018 18:25

Một phân tích trên 2.660 mẫu lậu cầu (Neisseria gonorrhea) được phân lập từ 25 quốc gia thuộc liên minh châu Âu cho thấy từ 2015-2016, có sự gia tăng đáng kể số lượng mẫu phân lập giảm nhạy với ceftriaxone. Năm 2016, không có mẫu phân lập nào kháng ceftriaxone; tuy nhiên, 14 mẫu phân lập được (0,5%) có nồng độ ức chế tới thiểu ceftriaxone 0,125 mg/l, là điểm cắt kháng thuốc. Kháng azithromycin không thay đổi với tỷ suất kháng là 7,5% năm 2016 và 7,1% năm 2015.

Nguồn: https://bmcinfectdis.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12879-018-3528-4

Thứ hai, 31 Tháng 12 2018 17:32

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) báo cáo đợt dịch bại liệt type 2 bùng phát do vắc xin lưu hành xảy ra tại Đông Syria vào tháng 06/2017 đã được ngăn chặn thành công. Nhìn chung, có 74 ca bại liệt tại Syria và không lây lan ra các nước lân bang. Nguy cơ bùng phát dịch bại liệt trong tương lai có nguồn gốc từ vắc xin và hoang dại vẫn ở mức cao.

Nguồn: http://www.emro.who.int/syr/syria-news/polio-outbreak-successfully-stopped.html

Thứ ba, 25 Tháng 12 2018 23:14

Phối hợp với quỹ Qatar và Hội nghị thượng đỉnh đổi mới vì sức khỏe (WISH), các nhà nghiên cứu CDDEP phát triển bảng kiểm mới cho chương trình quản lý kháng sinh trong bệnh viện (AMS) dựa trên việc đánh giá lại các bảng kiểm và y văn hiện có. Các thành phần chính của bảng kiểm đề cập đến quản lý và lãnh đạo bệnh viện, theo dõi và giám sát, báo cáo và phản hồi, trách nhiệm, giáo dục và đào tạo và sử dụng kháng sinh dựa trên bằng chứng. Bảng kiểm được thử nghiệm tại 12 bệnh viện thuộc mạng lưới y tế hàng đầu của 9 quốc giago6m2 các nước thu nhập thấp. Nhìn chung, các cơ sở tham gia có 11-29 tiêu chí trong số 29 tiêu chí hiện có. Chỉ một bệnh viện, tại Ấn Độ có đầy đủ tất cả các tiêu chí. Mục bị bỏ sót nhiều nhất là tiêu chuẩn nhân viên quản lý kháng sinh bệnh viện, dịch vụ công nghệ thông tin phù hợp. Các rào cản đối với chương trình quản lý kháng sinh là thiếu kinh nghiệm chuyên môn, ngân sách hạn chế và thiếu hợp tác.

Nguồn: https://www.clinicalmicrobiologyandinfection.com/article/S1198-743X(18)30295-7/pdf

Thứ ba, 25 Tháng 12 2018 23:13

Giữa năm 2000 và 2017, tổng số ca mắc và tử vong do sởi trên toàn cầu được báo cáo giảm 80% theo tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Tuy nhiên, giai đoạn 2016-2017, tăng 31% trường hợp mắc sởi, một phần do nỗ lực cải thiện của hệ thống giám sát nhưng phần lớn là do khoảng trong trong bao phủ vaccine. Châu Mỹ, Địa Trung Hải và Châu Âu có số ca sởi tăng lớn nhất.

Nguồn: https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/67/wr/mm6747a6.htm

Thứ ba, 25 Tháng 12 2018 23:13

Trên cộng đồng nông dân Thái Lan, sử dụng men vi sinh chứa Baccillus phá vỡ sự xâm lăng của tụ cầu vàng. Phân tích các mẫu phân của 200 người tham gia nghiên cứu cho thấy 25 (12,5%) mang tụ cầu vàng, một tác nhân kháng thuốc phổ biến đang gia tăng, trong ruột trong khi 101 (50,5%) người có chủng Bacillus. Khi vi khuẩn Bacillus hiện diện, không phát hiện được tụ cầu vàng. Không có sự khác biệt nào về thành phần vi sinh vật ở người có tụ cầu vàng và không có cho thấy Bacillus ngăn chặn tụ cầu vàng qua đường tiếp xúc tế bào.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/s41586-018-0616-y

 

Thứ ba, 25 Tháng 12 2018 23:12

Các nhà nghiên cứu của tổ chức mô hình bệnh dại thuộc tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) đánh giá tác động kinh tế và dịch tễ học của việc đầu tư vào dự phòng sau phơi nhiễm dại, một bệnh virus làm tử vong 60.000 mỗi năm. Giữa 2020 và 2035, có hơn 1 triệu trường hợp chết do dại và sử dụng liệu pháp dự phòng sau phơi nhiễm hiện tại cứu được gần 56.000 người mỗi năm, tăng tiếp cận và tiêm ngừa miễn phí giúp cứu thêm 489.000 trường hợp.
Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30512-7/fulltext

 

Trang