Thứ sáu, 09 Tháng 3 2012 08:56

Các bài gửi đăng trên Tạp chí Y học thực hành cần được viết như sau:

1. Với các công trình nghiên cứu khoa học:

+ Cấu trúc gồm các phần: 1. Đặt vấn đề; 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; 3. Kết quả và bàn luận (không nên có quá 4 bảng); 4. Kết luận (cần nêu cụ thể - kể cả một số số liệu quan trọng - các kết quả đã đạt được); 5. Phần tóm tắt bằng tiếng Anh, Pháp (không nên quá 200 từ, nội dung phải nêu rõ nội dung bài báo, kèm từ khóa); 6. Tài liệu tham khảo (không nên quá 10 tài liệu tham khảo).
+ Bài viết cần trình bày ngắn gọn, súc tích, gồm 2 bản, được in trên  giấy khổ A4, kiểu chữ Vntime, bảng mã TCVN3 hoặc kiểu chữ Times New Roman, mã Unicode, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5; không quá 5 trang, kèm theo đĩa mềm (hoặc gửi qua E-mail).
+ Thuật ngữ chuyên ngành áp dụng theo danh pháp quốc tế và qui định.
+ Cần nêu rõ các điều kiện nghiên cứu: thời gian, địa điểm, phươn pháp tiến hành.

2. Các bài trao đổi - quản lý, hoặc các bài viết tổng hợp, chuyên sâu:

+ Có nội dung tập trung theo chủ đề, hoặc chuyên sâu.
+ Có tài liệu tham khảo có độ tin cậy.

Chủ nhật, 05 Tháng 10 2008 11:40

Hội kiểm soát nhiễm khuẩn thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc hội Y học thành phố Hồ Chí Minh, là một tổ chức nghề nghiệp của những người làm công tác y tế liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viện …; tự nguyện tham gia vào công tác phòng ngừa  và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Hội  kiểm soát nhiễm khuẩn thành phố Hồ Chí Minh hoạt động trong các lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập, dân lập hay liên doanh với nước ngoài, với các mục tiêu:
  1. Cùng nhau đoàn kết xây dựng và phát triển lĩnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn  trở thành lĩnh vực mạnh trong các cơ sở khám chưã bệnh; góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh; đảm bảo môi trường bệnh viện an toàn và phòng ngừa lây nhiễm cho bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân, khách đến thăm và nhân viên y tế; góp phần thực hiện thành công chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân của ngành y tế.
  2. Trao đổi kinh nghiệm và liên kết trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện giữa các hội, chi hội khác ở trung ương, tỉnh/thành phố và ngành chủ quản các cấp, và với các tổ chức quốc tế liên quan.
  3. Góp ý kiến với cơ quan thẩm quyền về chủ trương, chính sách có liên quan tới kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của các hội viên.
  4. Từng bước nâng cao vị thế của công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; tạo môi trường làm việc đồng bộ giữa người làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn với người làm công tác chuyên môn khác trong ngành y tế.

Trang