Thứ sáu, 10 Tháng 9 2021 15:22

Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau ngày 15-9. Theo đó, người dân sử dụng "thẻ xanh COVID-19" tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.

TRONG ĐIỀU KIỆN CHỈ THỊ 15
TRONG ĐIỀU KIỆN CHỈ THỊ 16

Nguồn tham khảo: Báo Tuổi trẻ online

Thứ năm, 09 Tháng 9 2021 10:49

Hiện tại, chính quyền TP.HCM đang nghiên cứu “thẻ xanh vaccine” để người dân ra đường sau khi thực hiện Chỉ thị 16.

Vậy cùng tìm hiểu xem “Thẻ xanh vaccine” là gì? Được áp dụng như thế nào? Và những quốc gia nào đã áp dụng mô hình này?

"THẺ XANH VACCINE" LÀ GÌ?

Tại nhiều quốc gia, thẻ xanh vaccine được định nghĩa là một chứng nhận cho thấy người mang theo đã tiêm phòng Covid-19 đầy đủ (02-04 tuần sau khi tiêm đủ liều vaccine), hoặc được chứng nhận đã khỏi Covid-19 và đã có kháng thể chống lại virus (thường là trong vòng 6 tháng sau khi mắc bệnh). Ngoài ra, một số chứng chỉ cũng có thể ghi nhận tình trạng có xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.

Hiện đa số các nước phát triển thẻ xanh vaccine đều xây dựng dựa trên nền tảng điện tử, cho phép người dân truy cập thông qua mã QR trên điện thoại thông minh. Sau khi quét xác nhận, người mang mã sẽ được phép đi vào những địa điểm công cộng như nhà hàng, trung tâm thương mại hay sân vận động, và có thể làm những công việc có yêu cầu nhân viên phải tiêm phòng đầy đủ.

Ngoài “thẻ xanh vaccine” còn có khái niệm “hộ chiếu vaccine”. Theo nhiều nguồn báo chí quốc tế thì không có sự phân biệt rạch ròi giữa các khái niệm "thẻ xanh vaccine" và "hộ chiếu vaccine", bởi về mặt kỹ thuật thì hai loại hình này có nhiều điểm tương đồng: Đều là loại hình chứng nhận tiêm chủng, và đang được phát triển dưới dạng chứng nhận số ở nhiều quốc gia. Về chức năng, hộ chiếu vaccine phục vụ cho việc đi lại xuyên biên giới, do đó cần có sự công nhận cả ở điểm đi và điểm đến; còn thẻ xanh vaccine có thể được triển khai trong một quốc gia để hướng tới các hoạt động kinh tế - xã hội nội địa.

Nhiều quốc gia đang hướng tới việc phát triển một loại chứng nhận tiêm chủng số đồng nhất phục vụ cho cả hoạt động đi lại ở trong và ngoài nước. Một ví dụ là chương trình "Chứng chỉ COVID kỹ thuật số" của Liên minh châu Âu (EU), trong đó các nước thành viên sẽ xây dựng chứng chỉ điện tử phục vụ hoạt động mở cửa kinh tế trong nước; đồng thời người dân mang chứng chỉ cũng được tự do đi lại giữa 27 nước thành viên cùng với một số nước lân cận.

MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÃ ÁP DỤNG

  • Israel: Israel là quốc gia đầu tiên triển khai thẻ xanh vaccine.  
  • EU (Ít nhất 14 quốc gia: Áo, Síp, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Ireland và Slovenia)
  • Mỹ (tùy theo bang)
  • Trung Quốc
Người dân Israel sử dụng thẻ xanh vaccine để dự nhạc hội ở TP Tel Aviv (Ảnh: REUTERS)

Một người Đan Mạch sử dụng tính năng Coronapass trong ứng dụng thông tin y tế cá nhân để đến quán bia vào tháng 5. Ảnh: AFP.

Một người Đan Mạch sử dụng tính năng Coronapass trong ứng dụng thông tin y tế cá nhân để đến quán bia vào tháng 5 (Ảnh: AFP)

Nguồn tham khảo: 

https://vtv.vn/the-gioi/the-xanh-vaccine-dang-duoc-ung-dung-tren-the-gioi-nhu-the-nao-20210909124815937.htm

https://plo.vn/thoi-su/dieu-kien-cap-the-xanh-vaccine-o-cac-nuoc-1013613.html

Thứ ba, 07 Tháng 9 2021 18:31
Truy cập link: http://tiny.cc/09092021
 
 Thời gian: 19g00 - 20g30     Thứ Bảy, ngày 11/09/2021
 
Link bài giảng:
Presentation 1       Presentation 2
 
Videoclip bài giảng:
 
 
 

 

Thứ bảy, 04 Tháng 9 2021 15:35
Cập nhật đến 14g00, ngày 04/09/2021.
 
Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers

 

 

 

 

Thứ tư, 01 Tháng 9 2021 21:22

Truy cập link: http://tiny.cc/reckitt
 Thời gian: 10g00 - 12g00  Chủ nhật, ngày 05/09/2021

 

Link bài giảng:
Chủ đề 1      Chủ đề 2

 

Trang