Thứ bảy, 28 Tháng 7 2018 07:44

Theo đề xuất của WHO ưu tiên nghiên cứu và phát triển kháng sinh chống H. pylori kháng clarithromycin, các nhà nghiên cứu đã thực hiện các bài tổng quan hệ thống để đánh giá sự phân bố kháng thuốc ở những kháng sinh thường được kê toa và đánh giá mối liên quan giữa kháng thuốc và thất bại điều trị. PHân tích của họ cho thấy ≥ 15% kháng nguyên phát và thứ phát với clarithromycin, metronidazone và levofloxacin trong tất cả các khu vực của WHO, các trường hợp thất bại điều trị khi phân lập ra vi khuẩn kháng clarithromycin cao gấp 6 lần. Các nhà nghiên cứu đề xuất phát triển chương trình quản lý kháng sinh dựa trên mô hình kháng thuốc của địa phương để đẩy nhanh loại trừ H. pylori.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0016508518347619

Thứ bảy, 28 Tháng 7 2018 07:34

Chỉ hai năm sau khi cam kết chống kháng kháng sinh, Novatis gia nhập bảng xếp hạng các công ty loại bỏ chương trình nghiên cứu kháng sinh của họ. Theo các nhà quan sát, áp lực thị trường và bản thân kháng kháng sinh chủ yếu là do các công ty dược phẩm phát triển kháng sinh, vì kháng sinh mới mang lại hiệu quả so với thuốc ung thư và sinh học, kháng sinh mới không bán với số lượng lớn và rất tốn kém để phát triển. Novartis sẽ bán các sản phẩm kháng sinh của họ trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.

Nguồn: https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-07-13/superbugs-win-another-round-as-big-pharma-leaves-antibiotics

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 23:20

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology khẳng định nguy cơ xảy thai tự nhiên không cao hơn ở phụ nữ được tiêm vắc xin tứ giá Human Papilloma virus ngay trước hoặc trong khi mang thai. Hồ sơ bệnh án của 2.880 thai phụ, 10,4% bị xảy thải khi tiêm trong giai đoạn sớm thai kỳ (16-22 tuần trước kỳ kinh nguyệt cuối), 11,2% ở giai đoạn thụ thai (6 tuần trước kỳ kinh nguyệt cuối) và 8,6% lúc mang thai.

Nguồn: https://medicalxpress.com/news/2018-07-quadrivalent-hpv-vaccine-tied-spontaneous.html?utm_source=nwletter&utm_medium=email&utm_campaign=daily-nwletter

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 22:05

Mặc dù bệnh đậu mùa đã bị loại trừ vào năm 1980, những vẫn còn những lo ngại nó sẽ tái bùng phát dưới dạng vũ khí sinh học. Liệu pháp điều trị đậu mùa đầu tiên, tecovirimat (TPOXX), vừa được Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, chứng nhận là “liệu pháp mới chống vi rút phân tử nhỏ” an toàn sau khi thử nghiệm trên động vật và con người. Được phát triển bởi công ty SIGA và Bộ nghiên cứu và phát triển Y sinh học của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ, loại thuốc này được FDA công nhận nhanh chống.

Nguồn: https://www.fda.gov/NewsEvents/Newsroom/PressAnnouncements/ucm613496.htm

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:35

Một báo cáo mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), Khám phá về sự bất bình đẳng: Tiêm ngừa ở trẻ nhỏ, trình bày dữ kiện từ 2012 đến 2016 của 10 quốc gia khác nhau. Nói một cách đơn giản, trẻ em từ những hộ nghèo ít được tiêm ngừa hơn những trẻ của hộ giàu, WHO kết luận. Các yếu tố như học vấn của mẹ, tuổi của mẹ, nơi ở, thứ tự sinh ảnh hưởng lớn đến việc tiêm ngừa. Nơi cư trú cũng có vai trò đáng kể ở một số quốc gia, đặc biệt tại Afghanistan, nơi tỷ lệ bao phủ tiêm ngừa chênh lệch nhau tới 80% ở 34 tỉnh thành.

Nguồn: http://www.who.int/gho/health_equity/explorations-of-inequality-childhood-immunization

 

 

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:22

Hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 14/5 tới 27/5/2018, cho thấy trong hơn 67.928 mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 2.328 mẫu dương tính với cúm, trong đó có 69.4% (1616) là cúm A, còn lại là cúm B. Trong các týp cúm A chiếm phần lớn là phân týp cúm A(H1N1) với 75.1% (888), còn lại là cúm A(H3N2) chiếm 24.9% (295). Tình hình dịch cúm tại khu vực bán cầu Nam, Nam Mỹ, châu Phi nhìn chung được ghi nhận ở mức thấp hơn so với năm trước. Song với  cúm A(H1N1) lại ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc của tại một số nước như Peru, Guatemala and Honduras, Brazil. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bệnh cúm được ghi nhận ở mức thấp. Tuy nhiên, cúm A(H1N1) có sự gia tăng tại Lào, Singapore; tại Lào tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính nặng tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Tại Việt Nam, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A(H1N1) chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A(H3N2).

Cúm A(H1N1) là một trong các hủng cúm mùa. Người mắc cúm A(H1N1) có biều hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như  sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng. Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Cúm A(H1N1) là một thành phần có trong vắc xin phòng bệnh cúm mùa. Người dân có thể phòng bệnh chủ động bằng cách đến các cơ sở y tế dự phòng để tiêm vắc xin và đồng thời thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 

2. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác.

3. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

4. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

5. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

6. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. 

7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:20

 

Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 25/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và có hiệu lực từ ngày 10/8/2018.  

Nghị định số 89/2018/NĐ-CP tiếp tục bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường sự minh bạch hóa các thủ tục, tháo gỡ, giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển qua biên giới Việt Nam; đồng thời bảo đảm cơ chế, biện pháp quản lý phù hợp theo hướng quản lý rủi ro các đối tượng kiểm dịch y tế nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đăng tải toàn bộ nội dung Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ để các đơn vị liên quan biết, triển khai thực hiện. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Trang