Thái Lan ghi nhận 2 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ đầu tiên có liên quan đến vi rút Zika

Thứ sáu, 07 Tháng 10 2016 21:39

Theo thông báo của Bộ Y tế công cộng Thái Lan, ngày 30/9/2016 đã ghi nhận hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Đây là những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ đã được xác định là nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là những trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, WHO cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và Hội chứng viêm đa rễ đây thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm vi rút Zika đều sinh ra trẻ bị mắc chứng đầu nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trên toàn cầu là dưới 1%.


Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai; đồng thời đã triển khai hệ thống  giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ em trên toàn bộ hệ thống Sản – Nhi. Theo báo cáo của hệ thống giám sát, đến nay nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika, chưa ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Bộ Y tế sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế các nước để cập nhật tình hình dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả.

Để chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của vi rút Zika đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika.
  • Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, khám thai định kỳ.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.
  • Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
  • Người từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc trong ít nhất 6 tháng để tránh lây truyền vi rút zika.
Thông tin chi tiết, tham khảo tại Website của Cục Y tế dự phòng: vncdc.gov.vn và Bộ Y tế: moh.gov.vn. Điện thoại đường dây nóng: 0989, 671. 115. 
 

                                              
    Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

Thái Lan ghi nhận 2 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ đầu tiên có liên quan đến vi rút Zika01/10/2016


 
Theo thông báo của Bộ Y tế công cộng Thái Lan, ngày 30/9/2016 đã ghi nhận hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Đây là những trẻ được sinh ra từ những bà mẹ đã được xác định là nhiễm vi rút Zika trong thời gian mang thai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là những trường hợp đầu tiên mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika tại khu vực Đông Nam Á. Trước đó, WHO cũng đã khẳng định có mối liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và Hội chứng viêm đa rễ đây thần kinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ mang thai bị nhiễm vi rút Zika đều sinh ra trẻ bị mắc chứng đầu nhỏ. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trên toàn cầu là dưới 1%.

Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai; đồng thời đã triển khai hệ thống  giám sát chứng đầu nhỏ ở trẻ em trên toàn bộ hệ thống Sản – Nhi. Theo báo cáo của hệ thống giám sát, đến nay nước ta đã ghi nhận 3 trường hợp người Việt Nam nhiễm vi rút Zika, chưa ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc chứng đầu nhỏ có liên quan đến vi rút Zika. Bộ Y tế sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút Zika và phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế, Bộ Y tế các nước để cập nhật tình hình dịch bệnh để đưa ra các biện pháp phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả.

Để chủ động phòng chống và hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả của vi rút Zika đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

  • Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Trong trường hợp phải đi đến các vùng có dịch, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về dịch bệnh và các điều kiện chăm sóc y tế, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika.
  • Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, khám thai định kỳ.
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.
  • Các cặp vợ chồng, bạn tình đang sống tại vùng có dịch hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám và tư vấn trước khi quyết định mang thai.
  • Người từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc trong ít nhất 6 tháng để tránh lây truyền vi rút zika.
                                              
    Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế