Điểm báo

Thứ bảy, 19 Tháng 9 2015 23:00

Tình hình kháng sinh trên thế giới (the State of the World’s Antibiotics) năm 2015 vừa được công bố vào 17/09 vừa qua cung cấp thông tin mới nhất về tình trạng sử dụng kháng sinh và kháng sinh toàn cầu. Báo cáo thách thức những tranh luận hiện nay cho rằng cản trở lớn nhất khi đối mặt với tình trạng kháng khánh sinh là thiếu và chậm nghiên cứu ra các loại thuốc mới. Kháng sinh mới là một phần của giải pháp, nhưng chỉ khi nào kết hợp với bảo thủ: quản lý kháng nghiêm ngặt theo nghĩa bao quát nhất, hạn chế sử dụng kháng sinh ở người và gia súc. Hội Kháng kháng sinh toàn cầu của những quốc gia có thu nhập trung bình và thấp cung cấp các thông tin, những thách thức của từng quốc gia và cách giải quyết hiệu quả.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_special_edition_cddep_releases_state_world%E2%80%99s_antibiotics_2015_launches

Thứ hai, 07 Tháng 9 2015 14:40

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyển hóa và nội tiết lâm sàng (Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism) cho thấy sử dụng kháng sinh làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2. Sự gia tăng sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 được tìm thấy 15 năm trước và 15 năm sau khi bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường.

Nguồn: http://press.endocrine.org/doi/10.1210/jc.2015-2696

Thứ hai, 07 Tháng 9 2015 14:21

Trong khi các nguyên tắc toàn cầu về kiểm soát kháng kháng sinh có thể phù hợp, hành động của các chuyên gia quốc gia là cần thiết để thực hiện ở cấp độ quốc gia. Các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp tương tự với mức thu nhập của họ, nhưng không nhất thiết giống nhau về cách kháng sinh được cung cấp, chi trả và sử dụng. Các giải pháp khả thi cần phải được các chuyên gia y tế am hiểu điều kiện từng quốc gia thiết kế phù hợp với hệ thống y tế của quốc gia đó. Nhiều nước thu nhập thấp và trung bình, cần phải có hỗ trợ từ bên ngoài để bắt đầu thực hiện, sau đó có thể tự thực hiện. Hiệp hội Kháng kháng sinh toàn cầu đã rất thành công khi thực hiện vai trò của mình với 8 quốc gia thành viên.

 

Nguồn: http://www.cell.com/trends/microbiology/fulltext/S0966-842X(15)00149-3

Thứ hai, 31 Tháng 8 2015 14:59

Một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Antimicrobial Agents and Chemotherapy cho thấy có sự gia tăng đáng kể các gien kháng kháng sinh như sulfonamides, trimethoprim và beta-lactam ở các sinh viên Thụy Điển du học tại Ấn Độ hoặc Trung Phi. Không có sinh viên nào sử dụng kháng sinh trong 6 tháng trước khi đi du học hoặc trong thời gian du học.

 

Nguồn:

http://aac.asm.org/content/early/2015/08/04/AAC.00933-15.full.pdf+html?ijkey=ApED6UHo8GluE&keytype=ref&siteid=asmjournals

Thứ hai, 31 Tháng 8 2015 14:37

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. FDA) đưa ra cảnh báo ba nhà sản xuất thiết bị nội soi có liên quan tới sự bùng phát nhóm vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (Carbapenem-Resistant Enterobacteriaceae-CRE). Các cảnh báo được áp dụng đối với công ty Olympus, Fujifilm và Pentax. FDA cho rằng Olympus và Pentax đã không báo cáo các trường hợp nhiễm khuẫn trong vòng 30 ngày. Pentax và Fujifilm bị khiển trách vì các biện pháp vệ sinh và tiệt trùng kém hiệu quả. Cả 3 công ty được 15 ngày để lên kế hoạch cải thiện tình hình.

Nguồn: http://cddep.org/blog/posts/weekly_digest_universal_flu_vaccine_progress_fda_issues_warnings_duodenoscope_makers_0

Thứ năm, 16 Tháng 10 2008 12:57

Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) năm 2005 trên toàn quốc đã giảm xuống còn 5,7%. Hà Nội là nơi duy nhất có tỷ lệ nhiễm khuẩn thấp nhất từ 3-4%.

Ngày 29/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị Tổng kết và báo cáo khoa học về chống nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV). 

Nhiễm khuẩn tại bệnh viện đang gây ra những hậu quả nặng nề, làm kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ.Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tử vong.

Theo kết quả điều tra của Vụ Điều trị (Bộ Y tế) thì năm 2001 tỷ lệ NKBV hiện  là 6,8%.Hiện nay có 94% bệnh viện tuyến trung ương có Khoa chống nhiễm khuẩn và 97% các bệnh viện đó có Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bộ Y tế đã đề ra nhiệm vụ phát triển cụ thể như: Sớm thành lập Hiệp hội kiểm soát nhiễm khuẩn quốc gia, vùng; Kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nhân sự chống nhiễm khuẩn phù hợp với các cơ sở y tế; xây dựng hệ thống giám sát quốc gia về NKBV.

Th.Hà

Thứ năm, 16 Tháng 10 2008 12:28

Mục tiêu nhằm đánh giá kết quả ban đầu của phương pháp nong Maloney – Tucker trong điều trị và dự phòng hẹp thực quản sau mổ tái tạo thực quản ở trẻ em. Từ tháng 4 đến tháng 9/2007, có 5 bệnh nhi bị hẹp thực quản sau mổ tạo hình thực quản được nong thực quản bằng bộ nong Maloney – Tucker. Kết quả nong tốt, không biến chứng. Số ngày nằm viện trung bình là 3 ngày. Không sử dụng kháng sinh. Chi phí điều trị 1.000.000đ/trường hợp. Nghiên cứu này cho thấy phương pháp nong Maloney – Tucker đơn giản, an toàn và hiệu quả trong điều trị và dự phòng biến chứng hẹp thực quản sau mổ tạo hình thực quản ở trẻ em.

BS Trần Thị Kim Chi

Trang