Thông tin

Thứ bảy, 27 Tháng 3 2021 11:53

Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là  sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

BTCM phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5.

BTCM thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12).

Thời gian ủ bệnh (là giữa thời gian bị nhiễm và khởi phát triệu chứng) thường từ 3 đến 7 ngày.

BTCM thường nhẹ và chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng tương đối nhẹ.

Bệnh lây lan bằng đường tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua: (1) Dịch tiết mũi họng, (2) Nước bọt, (3) Dịch từ mụn nước, (4) Phân, (5) Giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.

 

Hình: Các dạng mụn nước điền hình

 

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TPHCM thì tính đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca). Riêng tuần 11 có 346 ca, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước (152 ca). 21/24 quận huyện đều gia tăng ở mức báo động.

Biểu đồ: Số ca mắc bệnh tay chân miệng theo tuần năm 2020 (màu cam) 2021 (màu xanh lá cây)

Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Một vấn đề hết sức quan trọng cần lưu ý đó là theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 

Nguồn tham khảo: HCDC, TTXVN, Bệnh viện FV

Thứ bảy, 20 Tháng 3 2021 13:37

HICS HICS HICS

Thứ bảy, 27 Tháng 2 2021 09:31

HICS HICS HICS

Thứ năm, 11 Tháng 2 2021 15:29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HICS HICSNguồn: VnExpress.net

Thứ năm, 11 Tháng 2 2021 10:00

hics hics hics

Thứ sáu, 01 Tháng 1 2021 00:44

HICS HICS

Thứ hai, 28 Tháng 12 2020 13:32

Ngày 27/12 năm nay là ngày đầu tiên trong chuỗi “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” hằng năm.

Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.

Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cá nhân và các thành phần liên quan khác kỷ niệm Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó, có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.  

 

Trên tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27-12 đầu tiên, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này, trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung sau:

1 Tăng cường phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế cũng như nỗ lực của các thể chế đa phương trong quản trị toàn cầu, với Liên Hiệp Quốc giữ vai trò trung tâm, nhằm đẩy lùi COVID-19, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh.
2 Lấy lợi ích của người dân làm trung tâm cho mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Trước mắt cần bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vắcxin và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý.
3
Chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hòa các giải pháp bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế...

 

 
 

 

 

 

Trang