Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:49

Trong cuộc họp đại hội đồng liên hiệp quốc tại New York tuần rồi, Alex Azar, bộ trưởng bộ sức khỏe và dịch vụ con người, công bố các thách thức khi chống lại kháng thuốc của chính phủ Hoa Kỳ, một sáng kiến nhằn mang các bên liên quan và các nhà lãnh đạo quốc tế tới gần nhai hơn trong cuộc chiến chống kháng thuốc. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ  lập kế hoạch lôi kéo chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các công ty bảo hiểm y tế và công ty dược, các lãnh đạo trong các khu vực công và tư khác để giảm sử dụng kháng sinh, tăng kiểm soát và dự phòng nhiễm khuẩn, tăng cường giám sát kháng thuốc và chia sẽ dữ liệu, phát triển kháng sinh, thuốc và test chẩn đoán. Các tổ chức có thể tham gia và sáng kiến này trên website thách thức chống kháng thuốc.

Nguồn: https://www.asm.org/index.php/newsroom/item/7502-amr-challenge-calls-on-world-to-intensify-global-fight-against-antibiotic-resistance

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:42

Tuần trước trong cuộc họp cấp cao về bệnh lao của Liên Hiệp Quốc, các thành viên đã ký tuyên bố chính trị khẳng định lại cam kết kết thúc bệnh lao vào năm 2030. Những người cam kết đã đồng ý chi 2 tỉ USD cho nghiên cứu bệnh lao và phát triển thuốc và 3 tỉ USD mỗi năm cho tới năm 2022 để thực hiện các chiến lược dự phòng và điều trị lao. Tuyên bố đưa ra mục tiêu điều trị 40 triệu bệnh nhân lao từ nay cho đến 2022. Trong cuộc họp. những người tham gia đã tranh luận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới nghiên cứu lao và thảo luận khả năng tiếp cận thuốc điều trị lao và nhu cầu thúc đẩy quản lý kháng sinh vì các dòng vi khuẩn lao kháng thuốc đang tăng.

Nguồn: https://www.globalhealthnow.org/2018-09/high-level-hopes-end-tb

 

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:35

Cúm gây ra khoảng 80.000 ca tử vong và 900.000 trường hợp nhập viện trong mùa cúm 2017-2018, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Các yếu tố góp phần là tỷ suất tiêm vaccine thấp, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ và vaccine chỉ có 25% hiệu quả chống lại cúm A H3N2, dòng cúm phổ biến nhất trong năm vừa qua. Trong 3 thập kỷ gần đây, số ca tử vong cao nhất trong mùa cúm là 56.000. Cúm có thể làm người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi suy yếu miễn dịch. Vaccine cúm có thể làm giảm độ nặng hoặc biến chứng của nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên tiêm vaccine hàng năm và người cao tuỗi tiêm mỗi 6 tháng (ngoại trừ những người có chống chỉ định), nên tiêm trước tháng 11.

Nguồn: https://www.cdc.gov/flu/index.htm

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:26

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quang năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Đặc biệt tại Malaysia: Ngày 23/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia thông báo từ đầu năm 2018 đến ngày 14/8/2018, Malaysia đã ghi nhận 51.147 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 02 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, có 90% số mắc ở trẻ dưới 6 tuổi. Đã có 701 cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này và một số trường trong số đó cũng đã được mở trở lại theo từng giai đoạn. Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng, bao gồm tăng cường giám sát, tổ chức các chiến dịch truyền thông và tăng cường các biện pháp khử trùng, đặc biệt là đồ chơi, bề mặt sàn, bàn tại các trường học… để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. 

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới.   Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 41.218 trường hợp (chiếm 77%), miền Bắc 5.984 trường hợp (chiếm 11,2%), miền Trung 5.392 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 935 trường hợp (chiếm 1,7%). Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh. Ngày 27/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 4962/BYT-DP chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu, trong đó có bệnh tay chân miệng. Ngày 01/10/2018, Cục Y tế dự phòng đã ban hành Công văn số 1030/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trọng điểm về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Bộ Y tế đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để sớm phát hiện các trường hợp bệnh tại cộng đồng; tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm; tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học; đồng thời chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trên phạm vi toàn quốc.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:25

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó và mèo. Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì gần như 100% là tử vong, mặc dù vậy những ca tử vong này hoàn toàn có thể tránh được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin kịp thời, đúng và đầy đủ. Hầu hết những người tử vong do bệnh dại đều không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn, miền núi nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và đặc biệt là còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại... Tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo là biện pháp hiệu quả nhất để loại trừ bệnh dại trên người, bên cạnh đó theo khuyến cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị chó, mèo nghi dại cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Tại Việt Nam, bệnh dại đã lưu hành trong nhiều năm, số ca tử vong do dại luôn giữ vị trí cao nhất và chiếm khoảng 50% các ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên người. Những ca tử vong do dại là một trong những tử vong đau thương nhất vì khiến cho người bệnh đau đớn và tỉnh táo đến lúc chết, ngoài ra còn để lại những tổn thương tâm lý nặng nề cho người thân và cộng đồng.Cùng với con số tử vong đó, hàng năm có trung bình khoảng 500.000 người bị chó, mèo cắn phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại, phí tổn tiền vắc xin ước tính hơn xấp xỉ 1.000 tỷ đồng mỗi năm, ngoài ra còn gây tổn thất đến sức khỏe, tinh thần của người dân. 

Hầu hết các trường hợp tử vong do dại tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ (chiếm hơn 80%) với nguyên nhân chủ yếu do công tác phòng chống dạicòn nhiều khó khăn, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên người và động vật còn thấp. Qua điều tra, giám sát của Chương trình khống chế và loại trừ bệnh dại trên người cho thấy nhận thức của cộng đồng về các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả và sự nguy hiểm của bệnh dại còn thấp. Nhiều trường hợp tử vong vô cùng đáng tiếc do người dân chủ quan không tiêm phòng vắc xin dại khi bị chó, mèo bị bệnh cắn hoặc điều trị bằng các biện pháp chưa được phê duyệt (như thuốc nam). Vì vậy, đẩy mạnh truyền thông và truyền thông hiệu quả là biện pháp cực kỳ quan trọng với chi phí hợp lý góp phần giảm những ca tử vong đáng tiếc do dại.

Nhận thức được tầm quan trọng của truyền thông trong công tác phòng chống bệnh dại tại Việt Nam, Ngày 04/10/2018 tại tỉnh Lào Cai - một trong những tỉnh trọng điểm về bệnh dại của Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO),các đối tácMột sức khỏecùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan của tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại với chủ đề "Bệnh Dại: Chia sẻ thông điệp, cứu sống tính mạng". Thông điệp của Ngày thế giới phòng chống bệnh dại năm 2018 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và nâng cao nhận thức và thực hành phòng, chống bệnh dại để bảo vệ tính mạng cho cả con người và vật nuôi. 

Trong những năm vừa qua, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các cấp chính quyền và các tổ chức/đối tác đã nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm mục đích giảm dần và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam. Kết quả là, số ca tử vong do dại trên người trong từ năm 2016 trở lại đây đã giảm so với trung bình giai đoạn 2011-2015 (95 ca/năm). Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn với diễn biến giảm tử vong chưa bền vững và ổn định. Được sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã phối hợp xây dựng Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 193-QĐ-TTg ngày 13/02/2017. Tiếp đó ngày 06/7/2017, Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTgyêu cầu tất cả các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại trên toàn quốc.Cả hai đều phản ánh cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong công tác phòng chống, kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam.

Tại Lễ mít tinh, được sự ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Ông Đặng Quang Tấn - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y cam kết rằng hai Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng với chính quyền các tỉnh, thành phố và các tổ chức trong và ngoài nước quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại để đạt được mục tiêu của Chương trình quốc gia cũng như cam kết với cộng đồng ASEAn với vai trò là quốc gia đẫn đầu trong công tác phòng chống dại tại khu vực. Một trong những hoạt động trọng tâm mà 2 Bộ cam kết phối hợp cùng các cấp chính quyền và các đối tác thực hiện là tăng cường nhận thức của cộng đồng về các biện pháp dự phòng bệnh, tăng tỷ lệ tiêm phòng văn xin và quản lý hiệu quả đàn chó cũng như tăng cường tiếp cận vắc xin điều trị dự phòng sau phơi nhiễm trên người.

Tỉnh Lào Cai là một trong những tỉnh có số trường hợp tử vong do dại cao liên tiếp trong những năm gần đây. Từ đầu năm 2018 đến nay Lào Cai hiện cũng đang có số ca tử vong do dại cao nhấttrên cả nước. Phát biểu tại buổi Lễ Mít tinh, ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai đã kêu gọi các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cùng với nhân dân cả tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ công tác phòng chống dại. Trước hết cần tập trung vào công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân và đặc biệtlà ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành. Chính quyền tỉnh Lào Cai cam kết đẩy mạnh tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo, phấn đấu đạt  từ 80% tổng đàn trở lên và duy trì bền vững kết quả này. Song song với đó, tỉnh Lào Cai cũng sẽ tăng cường mở rộng các điểm tiêm và hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời nhằm tăng tỷ lệ người bị chó, mèo cào cắnđi tiêm vắc-xin, huyết thanh phòng bệnh dại đầy đủ, đúng lịch để giảm thiểu và tiến tới loại trừ bệnh dại trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đại diện cho các tổ chức quốc tế, Bà Nguyễn Thị Phúc - chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cho biết WHO và FAO sẽ phối hợp với các đối tác quốc tế khác tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu khống chế và loại trừ bệnh dại.

Để tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh dại, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của riêng ngành y tế hoặc ngành nông nghiệp mà cần có sự cam kết và sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền các cấp cùng với việc phân bổ nguồn lực thích hợp cho công tác phòng, chống dại cũng như sự tham gia của toàn bộ cộng đồng bên cạnh những giải pháp kỹ thuật đặc thù. Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh dại là một cơ hội nhằm tăng cường sự hiểu biết của người dân về phòng chống bệnh dại, tăng cường phối hợp liên ngành theo hướng tiếp cận “Một Sức Khỏe” và kêu gọi sự hợp tác, cam kết của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia để đẩy lùi căn bệnh này. Tại buổi Lễ Mít tinh, đại diện chính quyền tỉnh Lào Cai và các bộ, ngành, tổ chức quốc tế đã cùng ký cam kết tượng trưng chung tay phòng chống bệnh dại.

Bên cạnh đó, hội nghị tăng cường các biện pháp cấp phòng chống bệnh dại tại các tỉnh trọng điểm cũng được tổ chức tại TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai ngay trước thềm Lễ Mít tinh với sự tham gia của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức quốc tế và Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị y tế và thú y tuyến tỉnh  từ hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng sự có mặt của các cơ quan truyền thông, báo chí. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:24

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng năm 2017 bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có các quốc gia như Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Lào, Căm pu chia, Trung Quốc, Úc. Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự ủng hộ của các Ban, ngành, đoàn thể, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy vậy trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đồng dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao  ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...  

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi. Công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân… ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân chủ quan như: khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trước diễn biến và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Hôm nay, ngày 12/10/2018, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Nhà văn hóa thiếu nhi quận Thủ Đức, Số 281, Phố Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể,   tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh trên. Chiến dịch có khoảng 1.000 đại biểu bao gồm: Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo    Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; đại biểu các Bộ, ngành Trung ương; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, các Ban, ngành, đoàn thể và ngành Y tế TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương; các tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn báo chí.     

Chiến dịch bao gồm các hoạt động: Thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ, bao gồm: rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Hoàng Yến, phường Linh Trung, quận Thủ Đức; Thực hành tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ tại Trạm Y tế phường Linh Trung; thăm, kiểm tra các hộ gia đình tại Khu phố 2, phường Linh Trung về thực hành các biện pháp loại trừ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và kiểm tra các hoạt động phòng, chống bệnh tay chân miệng ở hộ gia đình có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Thông qua chiến dịch truyền thông này, ngành Y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì không chống dịch thành công, đặc biệt là công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mỗi người dân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết, đặc biệt cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Giáo dục trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo như rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy), tiêm chủng vắc xin phòng bệnh… nhằm thay đổi hành vi và tạo thói quen của từng người dân và cộng đồng, trong đó vai trò của chính quyền địa trong việc vận động các bà mẹ đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là rất quan trọng.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi như sau:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi  hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết như sau:
Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

 

                                                  Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế 

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:23

Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp như bệnh tay chân miệng năm 2017 bùng phát tại khu vực Tây Thái Bình Dương với số mắc cao ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ma Cao (Trung Quốc), Malaysia và vẫn ghi nhận số mắc cao trong năm 2018; đối với bệnh sốt xuất huyết, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương trong đó có các quốc gia như Malaysia, Singapore, Philippines, Thái Lan, Lào, Căm pu chia, Trung Quốc, Úc. Bên cạnh đó, bệnh sởi đã ghi nhận mắc tại 181/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó khu vực châu Âu số mắc tăng 2,6 lần, khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự ủng hộ của các Ban, ngành, đoàn thể, ngành y tế đã nỗ lực làm tốt công tác phát hiện ca bệnh, điều trị, quản lý, cách ly, vệ sinh phòng bệnh và tiêm chủng. Hầu hết các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi đã được ngăn chặn, không ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam như bệnh MERS-CoV, bệnh cúm A(H7N9). Các bệnh dịch lưu hành trong nước đã được khống chế và kiểm soát tốt, số mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, số mắc bệnh tay chân miệng giảm 18,9%, sốt xuất huyết giảm 53,6% so với năm 2017 và giai đoạn 2013 - 2017, các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh dại, sốt rét, bạch hầu, ho gà... cũng ghi nhận số mắc giảm và có tỷ lệ mắc thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy vậy trong thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi tại một số địa bàn nơi có tập trung đồng dân cư, có sự giao lưu đi lại lớn, điều kiện sinh sống chật hẹp, chưa bảo đảm vệ sinh, ý thức người dân chưa cao  ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội...  

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta, các bệnh dịch lưu hành trong nước như tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết có thể ghi nhận số mắc gia tăng do các nguyên nhân khách quan: biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân số cao, dân di biến động, giao lưu quốc tế và trong nước rộng rãi. Công tác phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh, hoạt động phòng, chống chủ yếu dựa vào sự tham gia của cộng đồng, ý thức tự phòng bệnh của người dân… ngoài ra, cũng còn các nguyên nhân chủ quan như: khó khăn trong quản lý đối tượng tiêm chủng, một số địa phương có lúc, có nơi chưa thật sự vào cuộc quyết liệt, còn phó mặc cho y tế; một bộ phận người dân chưa hợp tác với chính quyền, ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch, chưa có ý thức chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, loại trừ các ổ lăng quăng (bọ gậy), chưa đưa con, em đi tiêm chủng đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Trước diễn biến và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Bộ Y tế đã chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch. Hôm nay, ngày 13/10/2018, Bộ Y tế phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức “Chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết năm 2018” tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Số 2 Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội nhằm huy động các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội chủ động tham gia và phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng sởi, sốt xuất huyết không để bùng phát dịch bệnh trong thời gian tới, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tạo phong trào sâu rộng đến cộng đồng nhằm huy động sự tham gia của người dân trong công tác phòng, chống các dịch bệnh trên. Chiến dịch có khoảng 1.000 đại biểu bao gồm: Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội, Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; đại biểu các Bộ, ngành Trung ương; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, các Ban, ngành, đoàn thể và ngành Y tế TP. Hà Nội; các tổ chức quốc tế, cơ quan thông tấn báo chí.     

Chiến dịch bao gồm các hoạt động: Thực hành vệ sinh khử khuẩn tại khu học tập, vui chơi của trẻ, bao gồm: rửa tay bằng xà phòng, lau rửa đồ chơi, dụng cụ của trẻ, lau rửa sàn nhà tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu, Số 2 Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy; thực hành tiêm bổ sung vắc xin phòng sởi - rubella cho trẻ tại Trường mầm non Dịch Vọng Hậu; thăm, kiểm tra các hộ gia đình về thực hành các biện pháp loại trừ ổ lăng quăng (bọ gậy) phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại tổ 1, phường Dịch Vọng; phun hóa chất diệt muỗi ở cụm dân cư tổ 11, nhà văn hóa, bãi đất trống, công trường xây dựng tại phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Thông qua chiến dịch truyền thông này, ngành Y tế kêu gọi sự tham gia tích cực của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội và người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh, nếu không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương thì không chống dịch thành công, đặc biệt là công tác thông tin, giáo dục, truyền thông để mỗi người dân, mỗi thành viên trong hộ gia đình có trách nhiệm cùng chung tay tham gia phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết, đặc biệt cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Y tế với ngành Giáo dục trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong trường học, nhà trẻ, nhà mẫu giáo như rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy), tiêm chủng vắc xin phòng bệnh… nhằm thay đổi hành vi và tạo thói quen của từng người dân và cộng đồng, trong đó vai trò của chính quyền địa trong việc vận động các bà mẹ đưa trẻ em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là rất quan trọng.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng như sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi như sau:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi  hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
 - Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Các khuyến cáo của Bộ Y tế đối với người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết như sau:
Để phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả cần sự chung tay của chính quyền các cấp, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình với mục tiêu “Không có lăng quăng (bọ gậy), không có sốt xuất huyết”.

Bộ Y tế khuyến cáo cho mọi người dân, mỗi hộ gia đình chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
 - Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
 - Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
 - Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Trang