Thử nghiệm cộng đồng quy mô lớn về phát hiện các ca lao hoạt hóa có kết quả thất vọng. Tuy nhiên, các thử nghiệm này thường không tập trung. Các nhà nghiên cứu xem xét liệu cách tiếp cận tập trung có hiệu quả hơn không. Đặc biệt, họ đánh giá hiệu quả của chiến lược sử dụng các xét nghiệm thường niên cho bệnh nhân đã hoàn thành đợt điều trị lao ở những nơi có số mới mắc cao. Bằng mô hình toán học, các nhà nghiên cứu phát hiện cách tiếp cận tập trung này giảm đáng kể gánh nặng bệnh lạo trong 10 năm.
Triclosan, không phải thuốc kháng sinh, tác nhân kháng khuẩn được tìm thấy phổ biến trong kem đánh răng và chất tẩy rửa, được tồn tại nhiều trong môi trường. Dựa trên bằng chứng cho thấy Triclosan liên quan tới kháng kháng sinh, Cơ Quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Hoa Kỳ (FDA) ban hành lệnh cấm sử dụng trong xà phòng diệt khuẩn. Tuy nhiên, các hành động toàn cầu bị cản trở do thiếu các bằng chứng chứng minh sự liên quan giữa triclosan và kháng kháng sinh. Một nghiên cứu mới đây được đại học Queensland thực hiện cho thấy E. coli chủng hoang dã phơi nhiễm với triclosan có thể trở nên kháng kháng sinh do đột biện gien di truyền cao của vi khuẩn. Kết quả này cho thấy triclosan, nồng độ cao trong môi trường, có thể gây đa kháng thuốc.
Nguồn: https://doi.org/10.1101/267302
Sốt rét gây tử vong cho hơn 400.000 mỗi năm, nhiều trường hợp là do ký sinh trùng kháng với các thuốc điều trị sốt rét hiện có. Các nhà nghiên cứu từ Viện Grancis Crick vừa xác định hai protein giúp ký sinh trùng sốt rét duy trì trong cơ thể người. Ký sinh trùng xâm chiếm tế bào người và nhân bản. Chúng sau đó cần phải thoát ra khỏi tế bào để tấn công nhiều tế bào khác. Các nhà nghiên cứu sử dụng thí nghiệm loại bỏ gien để mô tả hai protein này là quan trọng giúp ký sinh trùng thoát khỏi tế bào thành công. HJy vọng rằng một loại thuốc mới có thể tiêu hủy các protein này.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton, xem xét sự cạnh tranh ăn hồng cầu của ký sinh trùng sốt rét và giun móc ở người bị nhiễm và phát hiện rằng người tẩy giun bị tăng mật độ ký sinh trùng sốt rét. Các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 4.000 người nhiễm trong hai năm, một phần của nghiên cứu tẩy giun. Các nhà nghiên cứu quan tới sự tương tác giữa giun và sốt rét và liệu rằng chúng có cạnh tranh hồng cầu của nhau và tiêu diệt lẫn nhau hay có chức năng miễn dịch chéo. Họ phát hiện rằng người nhiễm hai loại này nếu tẩy giun sẽ có mật độ ký sinh trùng tăng gợi ý rằng sự cạnh tranh vì hồng cầu là cách tương tác mà giun và ký sinh trùng thực hiện. Kết quả này cho thấy phát hiện đồng nhiễm nhanh nên được cân nhắc khi tẩy giun để làm giảm gánh nặng của sốt rét.
Nguồn: https://dx.doi.org/10.1111/ele.12919
0730 – 0800 Đăng ký người tham dự
0800 – 0810 Phát biểu chào mừng của Ông Tổng lãnh sự Malaysia Mr Sofian Akmal Abd Karim,
0810 – 0815 Diễn văn chào mừng của Ms.Low Yoke Kiew, CEO của MREPC
0815 – 0825 Chiếu đọan video về MREPC
0825 – 0845 Giơi thiệu về MREPC
0845 – 9:30 Chủ đề 1: Những điểm mới về Thực Hành Vệ Sinh Tay – PGS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch HICS 9:30 – 9:45 Hỏi đáp
9:45 – 10:05 Giải lao
1005 – 1055 Chủ đề 2: “Vai Trò của Găng Y Tế trong Kiểm Soát Nhiễm Trùng - Tiến Sĩ Eng Aik Hwee, Cố Vấn Kỹ Thuật Sản Phẩm Nhựa Mủ, MREPC
1055 – 1140 Chủ đề 3: Dùng Thiết Bị Bảo Hộ Cá Nhân đúng cách – BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ Tịch HICS
1140 – 1200 Hỏi đáp
1200 – 1400 Ăn trưa
1400 – 1700 Thảo luận với các nhà chế tạo găng y tế cao su Malaysia về sản phẩm
Lưu ý: Vì điều kiện công tác của BCV nên chương trình chính thức sẽ bất đầu vào lúc 8g sáng ngày 27/3 thay vì 9g như theo thư mời. Kính mong quý đại biểu đến tham dự đúng giờ.
Các bài trình bày trong hội thảo
Đính kèm | Dung lượng |
---|---|
steri-vac_slide_dr_edward.pdf | 1.39 MB |
huong_dan_xu_ly_dc_noi_soi-hn_3m_pgs_anh_thu.pdf | 3.99 MB |
tiet_khuan_nhiet_do_thap_-_ts_thanh_ha.pdf | 1.26 MB |