Thứ năm, 07 Tháng 7 2016 11:48

Thông báo chiêu sinh lớp Tiệt khuẩn trung tâm

Đính kèmDung lượng
mau_don_dang_ky_loptktt.doc35 KB
Thứ năm, 07 Tháng 7 2016 11:43

Thông báo tuyển sinh lớp định hướng chuyên khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn khóa 4

  

Đính kèmDung lượng
mau_don_dang_ky_loptktt.doc35 KB
Thứ tư, 23 Tháng 3 2016 13:38

Chưa đến 50% nhân viên y tế rửa tay đúng cách, nhiều bàn tay điều dưỡng và bác sĩ mang vi khuẩn, bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) công bố.

Phát động nhân viên y tế rửa tay để chống nhiễm khuẩn diễn ra ngày 12/11, bác sĩ Đoàn Xuân Quảng, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Thống Nhất cho biết, khảo sát thực hiện từ đầu năm đến nay trên gần 300 nhân viên y tế của bệnh viện thì hơn nửa không rửa tay, rửa sai cách.

 

hon-nua-nhan-vien-y-te-khong-rua-tay-khi-lam-viec

Do thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, bàn tay của nhân viên y tế rất dễ nhiễm khuẩn nếu không rửa tay đúng cách. Ảnh: Thiên Chương

Trong 340 người được khảo sát hồi 3 tháng đầu năm thì có đến 168 người không rửa tay, 42 nhân viên y tế rửa không đúng cách. Đợt khảo sát thứ 2 tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6, trong 300 thì có 122 người không rửa tay. Từ tháng 7 đến hết tháng 9, chỉ có 162/294 người rửa tay đúng cách.

Cấy vi khuẩn từ 52 đôi tay nhân viên y tế gồm điều dưỡng và bác sĩ, nhóm kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Thống Nhất phát hiện khoảng 50% trong họ có bàn tay nhiễm vi khuẩn.

Đây không phải lần đầu các bác sĩ chuyên khoa chống nhiễm khuẩn tại TP HCM công bố kết quả khảo sát việc vệ sinh tay của nhân viên. Năm 2012, khảo sát của một nhóm bác sĩ chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện nhi ở TP HCM cho thấy chỉ 60% nhân viên y tế rửa tay đúng cách; nhiều bác sĩ chỉ vệ sinh tay qua loa thậm chí không rửa trước và sau khi khám cho bệnh nhân. 

Hơn 70% hộ lý, bảo mẫu và điều dưỡng thường xuyên rửa tay, trong khi đó chỉ có khoảng 40% bác sĩ và sinh viên thực tập rửa đúng kỹ thuật. Phần lớn bác sĩ chỉ rửa tay không dùng xà phòng, số khác thực hiện trước khi khám mà không vệ sinh lại đã tiếp tục khám cho bệnh nhân khác. Một số bác sĩ không mang găng tay, không đeo khẩu trang đúng quy định khi thăm khám cho bệnh nhân.

Giải thích lý do không rửa tay, rửa tay không đúng kỹ thuật hoặc không mang bao tay khi làm việc, phần lớn nhân viên y tế cho rằng do quá tải bệnh nhân, phải khám liên tục nên không kịp vệ sinh khi chuyển từ ca này sang ca khác.

Công bố mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết, cứ 100 người nằm viện thì có khoảng 7 người mắc thêm một bệnh nhiễm trùng mới. Việc bội nhiễm này một phần do chính nhân viên y tế không tuân thủ quy định về vệ sinh cá nhân, trong đó có tình trạng không chú ý đến rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Cũng theo WHO, tay bẩn của nhân viên y tế có chứa những loại vi khuẩn làm tăng tình trạng bệnh do nhiễm khuẩn ở bệnh nhân, hoặc lây chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Từ thực trạng này, tổ chức Y tế thế giới kêu gọi nhân viên y tế phải chú ý đến việc rửa tay thường xuyên hơn nữa bằng dung dịch sát trùng; nếu không có những dung dịch này thì nhất thiết phải rửa bằng xà phòng thường.

WHO quy định 5 thời điểm cần vệ sinh tay ở mỗi lần chăm sóc bệnh nhân gồm trước khi tiếp xúc bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật vô trùng, sau khi phơi nhiễm với dịch tiết bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với vật dụng xung quanh bệnh nhân.

Thiên Chương

 

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/hon-nua-nhan-vien-y-te-khong-rua-tay-khi-lam-viec-3106497.html

 

 

Thứ bảy, 27 Tháng 2 2016 11:17

TS Bruno de Paula Freitas, Khoa Mắt, Bệnh viện Geral Roberto Santos ở Salvador, Brazil, tuyên bố “một tỷ lệ lớn trẻ bị tật đầu nhỏ có tổn thương thị lực”. “Ở những vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao, Bác sĩ nhãn khoa cần chú ý tới nguy cơ để lại di chứng thị lực liên quan tới virus Zika bẩm sinh”.

Freitas và đồng nghiệp thuộc Đại học liên bang Sao Paulo, Brazil đã phân tích 29 trẻ bị tật đầu nhỏ (chu vi≤ 32cm) được chẩn đoán nhiễm Zika bẩm sinh trong tháng 12/2015 và phát hiện hầu hết những đứa trẻ này bị tổn thương hoàng điểm và khu vực quanh hoàng điểm ở cả hai mắt và có bất thường thần kinh thị giác.

Trong số 29 bà mẹ, 23 bà có triệu chứng và dấu hiệu nghi do nhiễm Zika (đau khớp, nhức đầu, sốt, ngứa và phát ban) trong suốt thai kỳ. 18 người có triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Bất thường ở mắt được xác định ở 10 đứa trẻ có tật đầu nhỏ. Trong số 20 mắt của 10 đứa trẻ này, 17 mắt có bất thường khi soi đáy mắt. Bất thường hai mắt được xác định ở 7 trong số 10 trẻ có tổn thương mắt, nhiều nhất là sắc tố võng mạc và teo võng mạc ở 11 trong số 17 mắt có bất thường. Bất thường thần kinh thị giác cũng được xác định trong 8 mắt.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố “Kết quả nghiên cứu giúp ban hành các hướng dẫn quản lý và thực hành lâm sàng.…. Những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ nên được khám mắt định kỳ để xác định tổn thương”.

Bình luận về nghiên cứu này TS Lee M Jampol và Debra A Goldstein thuộc đại học Northwestern, trường Y Feinberg, Chicago, Hoa Kỳ cho rằng nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm virus Zika là nguyên nhân của sẹo giác mạc và có thể gây ra các bất thường nhãn khoa khác ở trẻ có tật đầu nhỏ tại Brazil.

Sáu tháng sau khi dịch Zika xảy ra tại Brazil, số trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ đã tăng tới 3.174 trẻ trong tháng 01 năm nay. Hiện tại số ca tật đầu nhỏ được báo cáo tăng 20 lần tại khắp đất nước Brazil mà tạm thời được xác nhận là do virus Zika.

TS Jampol và Goldstein phát biểu “tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn là giả thuyết vì xét nghiệm huyết thanh xác định Zika chưa được thực hiện tại Brazil vào thời điểm dịch xảy ra và có thể nhầm lẫn với các nguyên nhân gây tật đầu nhỏ khác như di truyền, chuyển hóa, liên quan tới ma túy, các vấn đề sản khoa như thiếu oxy máu, suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng”. Tương tự vậy, các tổn thương thị lực được mô tả có liên quan tới Zika cũng chỉ là giả thuyết”.

Tuy nhiên, nếu giả thuyết này là đúng, các bác sĩ lâm sàng trong khu vực nhiễm Zika cần thực hiện khám nhãn khoa cho những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ. Còn quá sớm để khuyến cáo khám nhãn khoa cho tất cả trẻ bị tật đẩu nhỏ được sinh ra trong vùng nhiễm Zika.

Nguồn: http://news.mims.com/Vietnam/topic/Infectious-Diseases/Eye-abnormalities-in-microcephalic-infants-associated-with-Zika-virus?elq_mid=3758&elq_cid=19677

Thứ bảy, 27 Tháng 2 2016 09:53

Trong khi có các báo cáo về tật đầu nhỏ xảy ra ở những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus Zika trong thai kỳ, mối quan hệ nhân quả giữa nhiễm virus và các dị tật bẩm sinh vẫn chưa đủ thuyết phục.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra gần đây của CDC trên hai trẻ sơ sinh xác nhận virus Zika gây ra tật đầu nhỏ.

TS Tom Frieden, Giám đốc CDC, phát biểu “Cộng tác với các đồng nghiệp Bazil, phòng thí nghiệm của CDC xác nhận có chất liệu di truyền của virus Zika trong mô não của hai trẻ tử vong vì tật đầu nhỏ. Đây là bằng chứng có giá trị nhất cho đến nay xác nhận Zika là nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ nhưng vẫn chưa thể kết luận được. Chúng ta vẫn cần tìm hiểu các mô hình lâm sàng và dịch tễ học để xác định mối quan hệ này”.

“Có nhiều điều chúng ta chưa biết, nếu có quan hệ nhưng quả, chúng ta vẫn chưa biết tam cá nguyệt nào có nguy cơ cao nhất, và tất cả các thai phụ sẽ bị nhiễm hay chỉ một số ít bị nhiễm và những yếu tố nào là yếu tố nguy cơ hay bảo vệ”.

TS Anthiny Fauci, Giám đốc viện quốc gia về truyền nhiễm và dị ứng Hòa Kỳ (NIAID) cho rằng cách dự phòng virus Zika lây từ mẹ sang con tốt nhất là có một vaccine hiệu quả để tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở những nơi có dịch Zika.

“Mặc dù một vaccine an toàn và hiệu quả được kiểm định đầy đủ sẽ không thể có được trong vài năm tới, chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng sớm các loại vaccines với sự hỗ trợ của viện NIAID trong năm 2016”.

Nhiều loại vaccines thử nghiệm hiện đang được phát triển bởi NIAID bao gồm vaccine từ DNA, vaccine sống và giảm độc lực.

Trong cuộc hợp báo ngắn độc lập của CDC, Frieden nói rằng virus Zika thỉnh thoảng có thể lây qua đường tình dục và hiếm khi lây qua đường máu. Trong trường hợp lây qua đường tình dục, nam sống hoặc đi tới vùng dịch thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình mang thai hoặc tránh quan hệ trong suốt thời gian bạn tình mang thai.

http://news.mims.com/Vietnam/topic/Infectious-Diseases/Evidence-linking-Zika-virus-and-microcephaly-strong-but-not-conclusive?elq_mid=3758&elq_cid=19677

 

Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 13:36

TTO – Mt nhóm bác sĩ Argentina cho rng, nguyên nhân gây chng teo não không phi virút Zika mà do hóa cht dit u trùng mui có trong ngun nước sinh hot ti Brazil.

Không phải Zika mà hóa chất của Monsanto gây teo não?

Một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng dịch teo não bất thường ở trẻ sơ sinh tại Brazil không phải do virút Zika mà do một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt - Ảnh: Techtimes

 

Theo Techtimes, các bác sĩ thuộc Physicians in Crop-Sprayed Towns (PCST) của Argentina cho biết, năm 2014, một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi (có khả năng gây dị tật ở loại côn trùng gây hại này) đã được bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil để chặn đà sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.

Loại hóa chất này có tên Pyriproxyfen này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn do chính phủ Brazil triển khai. Pyriproxyfen là hóa chất diệt ấu trùng do công ty Sumimoto, một công ty con của tập đoàn Monsanto (Mỹ) đóng tại Nhật Bản sản xuất.

Báo cáo của PCST cho biết: “Việc các trường hợp bị teo não xảy ra ở hàng ngàn trẻ sơ sinh là con của những thai phụ đang sống tại các khu vực chính quyền đã đưa chất Pyriproxyfen vào xử lý nguồn nước là chuyện không hề ngẫu nhiên”.

Chẳng hạn Bộ y tế Brazil đã phát hiện thấy chất Pyriproxyfen trong các khu chứa nước ở bang Pernambuco. Trong khu vực này loài muỗi Aedes mang virút Zika cũng tăng trưởng với số lượng cực lớn.

Pernambuco cũng là bang đầu tiên ở Brazil phát hiện ra sự cố dị tật não ở trẻ sơ sinh. Số ca bệnh của bang này chiếm tới 35% tổng số ca trẻ sơ sinh bị teo não tại Brazil.

Nhóm bác sĩ Argentina cũng chỉ ra trong các dịch lây lan virút Zika trước đó, không ghi nhận bất cứ trường hợp bị teo não nào. Trên thực tế, khoảng 75% người dân sống tại những nước có dịch virút Zika hoành hành đều đã từng bị nhiễm loại virút do muỗi vằn truyền này.

Tại các nước như Colombia, nơi có tới hàng trăm ngàn người nhiễm virút Zika, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị teo não liên quan tới Zika.

Khi tổng thống Colombia công bố việc có rất nhiều công dân trong nước bị nhiễm virút Zika nhưng chưa xác định trường hợp nào bị teo não, những kết luận của nhóm bác sĩ có vẻ như đã dần sáng tỏ hơn.

Khoảng 3.177 thai phụ ở Colombia bị nhiễm virút Zika, nhưng báo cáo của PCST cho biết những phụ nữ này đều đang mang thai nhi khỏe mạnh hoặc đã sinh ra những đứa trẻ bình thường.

Trên trang web công ty, hãng Sumitomo nói hóa chất Pyriproxyfen của họ chỉ gây nguy cơ rất nhỏ với các loài chim, cá và động vật có vú.

Tuy nhiên những dữ kiện liên quan thì có vẻ không như vậy. Tháng 1 năm nay, báo Washington Post cho biết sau khi các chuyên gia kiểm tra 732 trường hợp trong số 4.180 ca teo não được cho có liên quan tới virút Zika, họ kết luận hơn một nửa trong đó không hề liên quan virút Zika. Chỉ 270 trường hợp được khẳng định đã bị teo não vì loại virút này.

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160215/khong-phai-zika-ma-hoa-chat-cua-monsanto-gay-teo-nao/1051648.html

Trang