Thứ bảy, 27 Tháng 3 2021 11:53

Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là  sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.

BTCM phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5.

BTCM thường gặp nhất vào mùa xuân và mùa thu (từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12).

Thời gian ủ bệnh (là giữa thời gian bị nhiễm và khởi phát triệu chứng) thường từ 3 đến 7 ngày.

BTCM thường nhẹ và chỉ gây sốt trong vài ngày, các dấu hiệu và triệu chứng cũng tương đối nhẹ.

Bệnh lây lan bằng đường tiếp xúc với người nhiễm bệnh qua: (1) Dịch tiết mũi họng, (2) Nước bọt, (3) Dịch từ mụn nước, (4) Phân, (5) Giọt bắn từ đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi.

 

Hình: Các dạng mụn nước điền hình

 

Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh TPHCM thì tính đến hết tuần 11 của năm 2021, toàn thành phố có 2.564 ca tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020 (1.044 ca). Riêng tuần 11 có 346 ca, tăng gấp 2,2 lần so với trung bình 4 tuần trước (152 ca). 21/24 quận huyện đều gia tăng ở mức báo động.

Biểu đồ: Số ca mắc bệnh tay chân miệng theo tuần năm 2020 (màu cam) 2021 (màu xanh lá cây)

Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vắc xin dự phòng. Việc phòng bệnh chủ yếu thông qua việc giữ gìn vệ sinh của trẻ và của người chăm sóc trẻ như: rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần vật dụng, đồ chơi của trẻ. Một vấn đề hết sức quan trọng cần lưu ý đó là theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở điều trị sớm, tránh xảy ra những biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 

Nguồn tham khảo: HCDC, TTXVN, Bệnh viện FV

Thứ bảy, 27 Tháng 3 2021 10:00
Cập nhật đến 10g00, ngày 26/03/2021.
 
Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
 

 

Thứ hai, 22 Tháng 3 2021 13:15
Cập nhật đến 13g00, ngày 22/03/2021.
 
Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
 

 

Thứ bảy, 20 Tháng 3 2021 13:37

HICS HICS HICS

Thứ hai, 15 Tháng 3 2021 13:30

01 - Chloroquine và hydroxychloroquine không hữu ích để điều trị

Khi bắt đầu đại dịch, chloroquine, một loại thuốc truyền thống được sử dụng để chống lại bệnh sốt rét, và dẫn xuất của nó, hydroxychloroquine, được coi là hy vọng điều trị căn bệnh do chủng virus corona mới gây ra và được sử dụng ngay cả khi kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh.

Mặc dù hiệu quả của chúng đối với COVID-19 lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và sau đó là một nhóm nghiên cứu của Pháp tìm thấy, song nhiều nghiên cứu sau đó đã cho thấy những loại thuốc này không có lợi và thậm chí còn có thể gây ra tác dụng có hại.     
 

Vào tháng 7/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định đình chỉ thử nghiệm hydroxychloroquine sau khi phát hiện ra rằng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 không giảm. Nói cách khác, cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả nào được chứng minh trong việc sử dụng các loại thuốc này để điều trị COVID-19.

02 - Việc sử dụng khẩu trang là cần thiết để ngăn chặn coronavirus

Theo một số nghiên cứu về chủ đề này, việc đeo khẩu trang không tự ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, nhưng nó sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của nó một cách lâu dài.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)  cho biết, việc đeo hai khẩu trang đúng cách có thể giảm hơn 90% sự lây lan của virus.

Theo các chuyên gia, khẩu trang có ít nhất hai ưu điểm: bảo vệ người đeo, đồng thời bảo vệ những người xung quanh khỏi người mắc bệnh.

Kể từ tháng 6/2020, WHO đã ủng hộ việc sử dụng khẩu trang vải cho tất cả những người phải ra khỏi nhà. Vào tháng 12, cơ quan Liên Hợp Quốc đã cập nhật các khuyến nghị của mình và kêu gọi tăng cường sử dụng khẩu trang, đặc biệt tại các cơ sở y tế.

Gần đây, một số quốc gia châu Âu đã không khuyến khích hoặc thậm chí cấm sử dụng khẩu trang vải tự chế, yêu cầu sử dụng N95 và PFF2, mang lại mức độ bảo vệ cao hơn.

03 - COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến người lớn tuổi

Nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 tăng lên theo tuổi và người lớn tuổi có nhiều nguy cơ hơn. Tuy nhiên lý do không liên quan gì đến virus corona, mà đơn giản hơn rất nhiều: khi chúng ta già đi, hệ thống miễn dịch, chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể cũng “già đi”.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người trẻ tuổi miễn nhiễm với COVID-19, ngay cả những người không mắc bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp và béo phì. Họ vẫn có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, phải nhập viện và thậm chí tử vong.

Nguy cơ tử vong do COVID-19 ở những người dưới 50 tuổi, đặc biệt là ở những người dưới 30 tuổi, được coi là khá thấp. Nhưng xác suất tử vong thấp hơn không có nghĩa là họ miễn nhiễm với bệnh tật nghiêm trọng.

04 - Coronavirus không phải là cúm theo mùa

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây đã nhiều lần hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch COVID-19 khi coi đây chỉ như một dạng cúm theo mùa. Tuy nhiên, tại Brazil, COVID-19 hiện là nguyên nhân gây tử vong cao nhất, vượt qua các bệnh gây tử vong cao khác như đột quỵ, đau tim hay viêm phổi.

Tương tự tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ trong những tháng gần đây thừa nhận COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

05 - Coronavirus có nguồn gốc động vật (và không được sản xuất trong phòng thí nghiệm)

Khi COVID-19 bắt đầu phổ biến khắp thế giới, người ta chỉ biết rằng nguồn gốc của nó là từ một chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Đầu tháng này, một nhóm các nhà điều tra của WHO đã kết luận, tất cả các yếu tố đều chỉ ra COVID-19 có “nguồn gốc từ động vật”. Theo Trưởng nhóm điều tra của WHO Peter Ben Embarek, dữ liệu cho thấy chủng virus corona mới đã xuất hiện ở loài dơi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể xác định được con vật trung gian".

06 - Nguy cơ lây truyền qua bao bì và thực phẩm là rất thấp

Khi đại dịch bùng phát, hàng nghìn người đã phàn nàn trên mạng xã hội về những bất tiện khi phải thường xuyên làm sạch bao bì và thực phẩm, do lo ngại virus SARS-CoV-2. 

Tháng 8/2020, WHO cho biết "không có trường hợp xác nhận nào về COVID-19 lây truyền qua thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm." Tuy nhiên, cơ quan này cũng liệt kê một số biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm chéo như rửa tay thật sạch sau khi cầm đồ đựng thức ăn và trước khi ăn.

07 - Một người có thể mắc COVID-19 hai lần

Nghiên cứu của cơ quan y tế công cộng của chính phủ Anh đã chỉ ra rằng hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 (83%) đều được miễn dịch trong ít nhất 5 tháng. Tuy nhiên, các trường hợp tái nhiễm COVID-19, mặc dù rất hiếm, đã được xác nhận ở một số quốc gia. Và điều các bác sĩ chuyên khoa lo ngại nhất là nguy cơ tái nhiễm với các biến thể mới có khả năng thoát khỏi các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra sau lần nhiễm đầu tiên. Đây được xem là lý do gỉai thích cho sự xuất hiện trở lại của các ca nhập viện và tử vong vào tháng Giêng ở Manaus, thuộc Amazon, nơi phát hiện ra biến thể Brazil.

Thành phố đã phải chịu đựng rất nhiều từ đợt dịch bệnh đầu tiên. Một cuộc khảo sát được công bố trên tạp chí Science vào ngày 9/12/2020 ước tính rằng 76% dân số Manaus đã mắc bệnh COVID-19. Về lý thuyết, con số này (nếu chính xác) sẽ là một tỷ lệ phần trăm đủ để tạo ra cái được gọi là miễn dịch tập thể. Nhưng vào tháng Giêng, các bệnh viện ở thủ phủ Amazon bắt đầu lấp đầy nhanh chóng, đến mức cấu trúc y tế công cộng sụp đổ và hàng chục người chết vì thiếu máy thở.

Các biến thể mới đã đặt ra giả thuyết về nguy cơ tái nhiễm, vì vậy các biện pháp phòng ngừa vẫn là điều cần thiết./.

Nguồn tham khảo: Báo điện tử VOV

Thứ hai, 15 Tháng 3 2021 13:10
Cập nhật đến 13g00, ngày 15/03/2021.
 
Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
 

 

Thứ năm, 11 Tháng 3 2021 13:28

From clinic trials and emergency use listing to production, transportation, storage and final administration by local health workers – follow the journey of a vaccine.

 

Trang