Thứ hai, 06 Tháng 2 2023 14:45

Trong năm 2023, Liên chi hội KSNK TPHCM (HICS) sẽ tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028 và Hội nghị khoa học KSNK năm 2023, với nội dung chi tiết như sau:

 

Anh/ Chị đăng ký tham gia bằng 1 trong 2 hình thức sau:

- Hình thức 1: Phiếu đăng ký

- Hình thức 2: Link đăng ký

 

Thứ hai, 06 Tháng 2 2023 08:46

Sau đây là toàn văn "Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, bổ sung năm 2023"  đã được Quốc hội thông qua ngày 09/01/2023 tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XV.

Download tại đây

 

Thứ ba, 10 Tháng 1 2023 16:08

 

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 12 Chương, 121 Điều, được Quốc hội thông qua ngày 09/01/2023 với tỷ lệ đại biểu tán thành là 78%, 51 người không tán thành và 36 người không biểu quyết.

Luật sửa đổi có một số điểm mới như sau:

Luật hóa Hội đồng Y khoa quốc gia (Hội đồng Y khoa Quốc gia là tổ chức do Chính phủ thành lập, có chức năng đánh giá độc lập năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh)
Tự chủ bệnh viện: cơ sở y tế được tự chủ trong quyết định về tổ chức và nhân sự, phát triển các hoạt động chuyên môn và phục vụ khám bệnh, chữa bệnh. Bệnh viện được quyết định mức thu dịch vụ, hàng hóa liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, trừ trường hợp do Nhà nước định giá.Viện cũng được quyết định sử dụng nguồn thu hợp pháp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động khám chữa bệnh; được quyết định giá dịch vụ khám chữa bệnh nhưng không vượt quá giá do Bộ trưởng Y tế quy định, trừ giá dịch vụ theo yêu cầu và giá hình thành từ hoạt động hợp tác công tư.
Giá dịch vụ khám bệnh: Bộ trưởng Y tế phối hợp Bộ trưởng Tài chính quy định phương pháp định giá với dịch vụ khám, chữa bệnh
Xã hội hóa trong hoạt động khám, chữa bệnh: Luật cho phép thu hút nguồn lực xã hội bao gồm đầu tư và đầu tư theo hình thức công tư để thành lập cơ sở y tế tư nhân; được vay vốn, thuê mượn thiết bị...
 

 

Chủ nhật, 01 Tháng 1 2023 00:36

hics hics hics

Thứ bảy, 19 Tháng 11 2022 14:36

HICS HICS HICS

Thứ bảy, 15 Tháng 10 2022 08:58
multiple people washing their hands for Global Handwashing Day: October 15

Ngày 15 tháng 10 hằng năm là Ngày Rửa tay Toàn cầu (Global Handwashing Day).

Đây là một ngày vận động toàn cầu dành riêng cho việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của việc rửa tay với nước và xà phòng như một cách hiệu quả và hợp lý để ngăn ngừa bệnh tật và cứu sống.

Global Handwashing Day - WikipediaGlobal Handwashing Day - WikipediaGlobal Handwashing Day - WikipediaGlobal Handwashing Day - WikipediaGlobal Handwashing Day - WikipediaGlobal Handwashing Day - Wikipedia

 

Thứ sáu, 09 Tháng 9 2022 08:25
Ngày 8-9-2022, Bộ Y tế có thông điệp phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, thông điệp 5K giảm còn 2K+, cụ thể như sau:
 
1. Biện pháp khuyến cáo đầu tiên là khẩu trang. Bộ Y tế khuyến khích người dân đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.
 
Theo quyết định, các đối tượng và địa điểm bắt buộc đeo khẩu trang gồm:
 
* Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế. Áp dụng với tất cả các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi).
 
Đối với nhân viên y tế thực hiện theo hướng dẫn về lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19.
 
* Địa điểm và đối tượng bắt buộc đeo khẩu trang khác:
 
- Khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi...).
 
Áp dụng với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách.
 
- Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối. Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 
- Tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay).
 
Áp dụng với nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
 
- Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ).
 
Áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự.
 
- Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch. Áp dụng với nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

 

2. Biện pháp thứ 2 là khử khuẩn. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.

3. Biện pháp thứ 3 (2K+) là vắc xin. Thực hiện tiêm phòng COVID-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
 
Bên cạnh đó cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác gồm:
 
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
 
- Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19.
 
- Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
 
- Ý thức người dân: chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, không phát tán tuyên truyền thông tin xấu - độc, tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
 
- Các biện pháp khác: theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền tại trung ương và địa phương.
 

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

Trang