Thứ hai, 17 Tháng 6 2019 13:21

Ngay trong những tuần đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh sởi có xu hướng tăng cao tại nhiều nước trên thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong 4 tháng đầu năm 2019, 170 nước trên thế giới đã ghi nhận các ổ dịch sởi với ít nhất 112.163 trường hợp mắc, trong đó có nhiều nước có số trường hợp mắc cao như: Công hòa dân chủ Congo, Madagascar, Sudan, Ethiopia, Yemen, Ukraine, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Myanmar, Philippines, Thailand and India, Pakistan, và Brazil.

         Số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, đặc biệt tại châu Phi cao nhất tới 700%, so với cùng kỳ năm 2018. Sự gia tăng số mắc sởi đã thành xu hướng rõ ràng trên phạm vi toàn cầu với các ổ dịch sởi tại nhiều quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra việc e ngại sử dụng vắc xin phòng sởi là mối đe dọa lớn toàn cầu. 

         Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại 22/50 bang với 695 trường hợp mắc; đây là số trường hợp mắc cao nhất trong vòng 25 năm qua kể từ năm 1994, trong khi đó Hoa Kỳ đã công bố loại trừ bệnh sởi từ năm 2000. Nguyên nhân bệnh sởi gia tăng mạnh ở Hoa Kỳ là do tỷ lệ tiêm phòng sởi thấp, mới đạt khoảng 91,9% so với yêu cầu đạt tối thiểu 95% để ngăn ngừa sự lây lan của vi rút sởi.

Tại Madagascar đã ghi nhận hơn 69.000 trường hợp mắc sởi với 1.200 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, đây là vụ dịch sởi lớn nhất tại Madagascar từ trước đến nay; tại Ukraine đã ghi nhận hơn 72.000 trường hợp mắc, trong khi đó cả năm 2018 tại Ucraina ghi nhận 53.218 trường hợp mắc và năm 2017 ghi nhận 4.782 trường hợp mắc; Philippines ghi nhận 28.362 trường hợp mắc, trong đó có 389 trường hợp tử vong.

        Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có 9 quốc gia đã công bố loại trừ bệnh sởi, tuy nhiên trong năm 2019 đều đã ghi nhận các trường hợp mắc sởi như: Australia, Brunei Darussalam, Cambodia, Hong Kong SAR (China), Macao SAR (China), Japan, New Zealand, Hàn Quốc và Singapore.

        Ở nước ta, đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi. Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có dân số di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch. 

 

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 

 

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

 

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.

 

3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể và đến những nơi tập trung đông người ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.   

 

4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

 

5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.  

Nguồn Cục Y tế dự phòng: http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/6400/%E2%80%8Bbenh-soi-tang-cao-tren-the-gioi-nhung-thang-dau-nam-2019

Thứ tư, 22 Tháng 5 2019 09:57

Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật báo cáo tuần rồi có 695 ca sởi, là số ca lớn nhất tại Hoa Kỳ từ khi sởi bị loại trừ vào năm 2000. Trung tâm kiểm soát bệnh tật lưu ý tiêm vaccine giảm là yếu tố quan trọng dịch sởi xảy ra.

Nguồn: https://www.cdc.gov/media/releases/2019/s0424-highest-measles-cases-since-elimination.html

 

Thứ tư, 22 Tháng 5 2019 09:40

Khi các nước trung bình và thấp tăng trường kinh tế, họ sẽ mất hỗ trợ quốc tế cho các chương trình y tế công cộng và phải quyết định tự hỗ trợ tài chính cho chương trình hoặc không tiếp tục nó. Các nhà nghiên cứu mô hình tác động của sức khỏe và kinh tế của việc tiếp tục sử dụng kháng sinh liên hợp phế cầu khuẩn phải chi trả hoàn toàn tại Kenya so với ngưng chương trình vắc xin hoàn toàn sau khi chuyển giao hỗ trợ từ Gavi năm 2022. Mặc dù tiếp tục sử dụng vắc xin liên hợp phế cầu sẽ tốn của Kenya 15,8 triều USD hơn là ngưng chương trình, tuy nhiên, vắc xin rất cần thiết để ngăn 4.329 trường hợp tử vong và 101.513 ca bệnh do nhiễm phế cầu năm 2032. Tiếp tục chương trình tiêm chủng có chi phí hiệu quả và cần thiết để đạt được tình trạng sức khỏe tốt tại Kenya.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2214109X1830562X

 

Thứ tư, 22 Tháng 5 2019 09:31

Điều tra cắt ngang các hộ gia đình trên 643 trẻ tại Vellore, Nam Ấn Độ về các yếu tố liên quan tới việc tiêm vaccin cho thấy không có sự khác biệt về dân số xã hội với tình trạng tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nắm lịch tiêm chủng và được khuyên tiêm vắc xin của phụ nữ mang thai trong quá trình khám thai liên quan tới tình trạng tiêm vắc xin ở trẻ (aPOR = 2,06 và 2,16).

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0264410X19305341

Thứ ba, 21 Tháng 5 2019 07:07

Một nghiên cứu quan sát virus Zika tại Thái Lan cho thấy bệnh đang lan truyền trong nước từ năm 2002 với lan truyền tiềm ẩn qua các nước lân bang. Kết quả này làm tăng mối quan tâm tại Ấn Độ, nơi xảy ra dịch Zika với 159 trường hợp tại Rajasthan và 127 tại Madhya Pradesh. Khí hậu Ấn Độ, phân bố các giống muỗi, dân số đông, mức độ nghèo đối cao tương tự Thái Lan và các nước có Zika tại Nam Mỹ, tạo ra môi trường thuận lợi để Zika lây truyền không kiểm soát được. Các nghiên cứu là cần thiết để giải quyết các nguy cơ tiềm năng của dịch Zika tại Ấn Độ.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(19)30169-0/fulltext

Thứ ba, 21 Tháng 5 2019 07:02

C. auris là một nhiễm khuẩn nấm kháng thuốc gây ra mối đe dọa chết người ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nhiễm bệnh. Loại nấm này có thể tồn tại bất thường trong thời gian dài trên các bề mặt trong bệnh viện, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh nhân có thời gian nằm viện dài. Để ngăn chặn dịch C. auris chết người này, cần giải quyết các thất bại trong kiểm soát nhiễm khuẩn và quy trình vệ sinh, giảm sử dụng kháng sinh và giám sát sự xuất hiện các ca bệnh. Thiếu nhân lực ở các bệnh viện tại các nước đang phát triển cũng góp phần gián tiếp vào vấn đề kháng thuốc của C. auris và các vi khuẩn gây bệnh khác. Tại Ấn Độ, thiếu khoảng 600.000 bác sĩ theo ước tính của CDDEP trong báo cáo các rào cản khi tiếp cận kháng sinh, đang cản trở cuộc chiến chống lại tình trạng kháng kháng sinh. Các nhà nghiên cứu CDDEP đề xuất chính phủ Ấn Độ tăng lương cho bác sĩ và cải thiện môi trường làm việc trong nỗ lực duy trì tốt hơn các nhân viên y tế có trình độ.

Nguồn: https://www.hindustantimes.com/analysis/drug-resistant-fungi-are-a-threat-to-modern-medicine/story-XTw0809tCI9yqtZDAqtHKO.html

 

Trang