WHO Save Lifes: Clean your hands
Các nhà nghiên cứu CDDEP dẫn đầu các cuộc phỏng vấn các bên liên quan tại Uganda, Ấn Độ và Đức và thực hiện tổng quan tài liệu để xác định các rào cản chính đối với các nước thu nhập cao, trung bình và thấp. Báo cáo đưa ra nhiều đề xuất và hành động dự kiến về nghiên cứu và phát triển (kháng sinh mới và test chẩn đoán nhanh), đẩy mạnh khả năng điều phối, thúc đẩy sự phát triển và đa dạng hóa các nhà sản xuất chất lượng tại địa phương, xem xét tài trợ sáng kiến làm giảm chi trả cá nhân, thực hiện các hướng dẫn điều trị cập nhật và gia tăng nhận thức.
Nguồn: https://cddep.org/publications/access-barriers-to-antibiotics/
Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, các nhà nghiên cứu so sánh tỷ suất kê toa kháng sinh ở trẻ em bị viêm phổi cấp tính ở ba hình thức: điều trị từ xa trực tiếp tới người khám dịch vụ, chăm sóc khẩn cấp và chăm sóc ban đầu. Kháng sinh được kê cho trẻ dùng dịch vụ từ xa thường xuyên hơn (52% bệnh nhi) so với chăm sóc khẩn cấp và ban đầu (42% và 31%). Điều trị từ xa liên quan tới ít tuân thủ hướng dẫn quản lý kháng sinh.
Tổng thư ký chương trình kháng thuốc của WHO dùng cách tiếp cận một sức khỏe để thực hiện các nghiên cứu trường hợp tại Ghana, Nepal và Nigeria để khảo sát các chương trình kháng thuốc đang thực hiện và đang được xây dựng. Các nghiên cứu trường hợp, “Đưa kháng thuốc vào kế hoạch và ngân sách chính phủ và các đối tác phát triển”, xem xét các phương án để tăng đầu tư vào các hoạt động kháng thuốc ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp và hướng tới lồng ghép chương trình kháng thuốc vào ngân sách và chính sách đang thực hiện. CDDEP làm việc với tổng thư ký chương trình kháng thuốc của WHO để xác định các nhà tài trợ tiềm năng hiện có để phỏng vấn, điều phối phỏng vấn các bên liên quan tại Nigeria và xem lại kế hoạch hành động quốc gia hiện có và chính sách kháng thuốc tại Nepal.
Một nhóm các nhà khoa học giám sát tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem dương tính với blaKPC-2 (CRKP) tại bệnh viện đại học Bắc Kinh trong suốt 14 tháng, sau khi theo dõi các trường hợp tử vong do nhiểm khuẩn huyết từ chủng CRKP này trong năm 2016. Sau giải trình tự gien 100 mẫu phân lập từ các bệnh nhân (gồm những người bị nhiễm CRKP có biểu hiện lâm sàng và mang bệnh được xác định bằng phết sàng lọc), và môi trường khoa/phòng (gồm trang thiết bị y tế và thanh chắn giường), một khóm chủng 11 (dòng kháng thuốc cao) được phân lập đã lưu hành trong bệnh viện ít nhất một năm trước các trường hợp tử vong này. Trong vài mẫu phân lập, số lượng plasmids kháng thuốc có liên quan tới mức độ kháng kháng sinh của chủng này.
Nguồn: https://mgen.microbiologyresearch.org/content/journal/mgen/10.1099/mgen.0.000263
Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) vừa công bố báo cáo toàn cầu toàn diện đầu tiên đánh giá tình trạng vệ sinh và nước (WASH) trong các cơ sở y tế. Mặc dù điều kiện vệ sinh trong các cơ sở y tế là thiết yếu đới với chất lượng chăm sóc, dự phòng nhiễm khuẩn và kiểm soát kháng kháng sinh, báo cáo phát hiện 20% các cơ sở y tế phục vụ cho khoảng 1,5 tỉ người thiếu điều kiện vệ sinh. Báo cáo đưa ra 8 khuyến cáo cho các quốc gia để cải thiện WASH trong các cơ sở y tế. Các khuyến cáo này gồm nâng cấp cơ sở vật chất, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, xã hội hóa để tăng thực hành vệ sinh.
Các nhà nghiên cứu tại Scotland thực hiện một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu để xem xét hiệu quả của vắc xin HPV hóa trị hai với kết quả tế bào học và bệnh cổ tử cung ở phụ nữ 20 tuổi. Phết tế bào ở phụ nữ được sinh ra trong năm 1995-1996 được so sánh với những phụ nữ không được tiêm vắc xin từ năm 1988. Tỷ lệ tân sinh trong biểu mô tử cung (CIN) đạt mức 3 hoặc tệ hơn ở những phụ nữ được tiêm vaccine thấp hơn 89% so với những phụ nữ không được tiêm. Vaccine được đề xuất tiêm ở độ tuổi 12-13 sẽ cho hiệu lực vaccine tốt hơn trong dự phòng bệnh cổ tử cung nặng so với nhóm tiêm trễ hơn ở tuổi 17, miễn dịch quần thể đối với bệnh cổ tử cung của nhóm phụ nữ sinh 1995-1996 không được tiêm cũng cao hơn nhóm sinh 1988.