Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:56

Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Trung Quốc chọn ngẫu nhiên 300 trung tâm y tế và trạm y tế từ ba tỉnh của Trung Quốc để đánh giá kê toa kháng sinh hợp lý trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhìn chung, kháng sinh được kê không hợp lý trên 42% bệnh nhân. Kê toa không hợp lý liên quan tới khả năng chẩn đoán của đơn vị chăm sóc y tế, nếu chẩn đoán chính xác sẽ ít kê toa kháng sinh so với những nơi chẩn đoán thiếu chính xác.

Nguồn: https://academic.oup.com/jac/advance-article-abstract/doi/10.1093/jac/dky390/5115416?redirectedFrom=fulltext

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:48

Ngày 09/11/2018, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức InSTEDD tổ chức Lễ kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 qua hệ thống nhận diện giọng nói. Tham dự có PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh; bà Wendy Schuzlt Henry, Giám đốc điều hành tổ chức InSTEDD Hoa Kỳ.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại Buổi lễ

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, các bệnh truyền nhiễm hiện đang là mối quan tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, những năm qua, bên cạnh nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A(H1N1), A(H7N9), Ebola, MERS-CoV... , thì các dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế nhận định, công  tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh nhằm đáp ứng kịp thời các tình huống để bảo vệ sức khỏe cộng đồng là hết sức quan trọng. Việc thí điểm đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 tại Quảng Ninh sẽ giúp các đơn vị y tế nhanh chóng, thuận tiện trong việc phát hiện, giám sát các ca bệnh mới nhanh và hiệu quả nhất.

Đại diện InSTEDD cho biết, đường dây nóng tự động 18009014 được tích hợp với phần mềm sàng lọc, phân tích và phiên giải dữ liệu. Khi người dân, cơ sở y tế gọi điện thông báo tình hình dịch bệnh, hệ thống sẽ tự động ghi nhận, sau đó, chuyển thông tin sang dang văn bản để lưu thành các thông tin theo mẫu, gồm: tên bệnh, dịch bệnh, thời gian, địa điểm xảy ra, số ca mắc, số điện thoại cung cấp thông tin, mức ảnh hưởng... Những thông tin này sẽ tiếp tục được phân loại, chuyển đến đúng “địa chỉ” của các đơn vị y tế hữu quan tiếp nhận, xử lý. Hệ thống cũng tự động phân tích, đánh giá diễn biến, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, gửi cảnh báo nguy cơ, truyền thông phương pháp phòng chống dịch bệnh đến người dân, các cơ quan liên quan dưới dạng tin nhắn điện thoại.

 

Trích nguồn: https://vtv.vn/suc-khoe/thi-diem-duong-day-nong-thong-bao-dich-benh-20181109175441419.htm?fbclid=IwAR17zS3EvOPxOPPQJsMI0TQiOQ4UxRoLA4rWJOpGpLMtqsohqVyb3dIzqg

Đánh giá hiệu quả khi triển khai đường dây nóng tự động 18009014, PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết, hệ thống sẽ giúp các cơ sở y tế dự phòng tiết kiệm được nguồn kinh phí, nhân lực trực điện thoại, nhanh chóng thu thập được thông tin dịch bệnh ngay tại cộng đồng.  PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Trước đây, phần lớn các thông tin dịch bệnh có được là từ các cơ sở y tế, sau khi người dân đến khám và  phát hiện ra bệnh mới được thông báo đến trung tâm y tế dự phòng. Khi đường dây nóng 18009014 triển khai, thông tin dịch bệnh sẽ được thu thập ngay tại cộng đồng. Đó là nguồn thông tin sớm nhất, giúp ngành Y tế nhanh chóng triển khai phương án phòng chống dịch”. PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết thêm, sau khi được đánh giá hiệu quả hoạt động thử nghiệm ở Quảng Ninh, đường dây nóng sẽ tiếp tục được hoàn thiện nâng cấp, xem xét triển khai tại các địa phương khác trên cả nước.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thực nghiệm, kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận
thông tin dịch bệnh 18009014

Tờ rơi truyền thông cho người dân về việc sử dụng đường dây nóng 18009014 để thông báo các dấu hiệu, nguy cơ gây dịch
bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng

 

Ban Biên tập Cục Y tế dự phòng

Bài viết được trích nguồn từ website của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế:
http://t5g.org.vn/le-kich-hoat-duong-day-nong-tu-dong-ghi-nhan-thong-tin-dich-benh-18009014?fbclid=IwAR2Ru3JKnnX3-agZbEPMsC3ovcBfv9HxlvZdSDmmAjSaKM6bTG3IpaNDFJ0

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:46

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão số 9 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gây ra mưa to trên diện rộng, nguy cơ ngập lụt, lũ quét tại các vùng bị ảnh hưởng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.Thực hiện Công điện số 1671/CĐ-TTg ngày 22/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ, ngày 23/11/2018 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn số 1312/DT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 9 với một số nội dung công tác sau:

1. Chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, lũ lụt.

2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng bão lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng http://www.vncdc.gov.vn.

3. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

4. Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.

5. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị mưa bão, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

6. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa bão, sạt lở đất và ngập lụt.

7. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn.

8. Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:49

Trong cuộc họp đại hội đồng liên hiệp quốc tại New York tuần rồi, Alex Azar, bộ trưởng bộ sức khỏe và dịch vụ con người, công bố các thách thức khi chống lại kháng thuốc của chính phủ Hoa Kỳ, một sáng kiến nhằn mang các bên liên quan và các nhà lãnh đạo quốc tế tới gần nhai hơn trong cuộc chiến chống kháng thuốc. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ  lập kế hoạch lôi kéo chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các công ty bảo hiểm y tế và công ty dược, các lãnh đạo trong các khu vực công và tư khác để giảm sử dụng kháng sinh, tăng kiểm soát và dự phòng nhiễm khuẩn, tăng cường giám sát kháng thuốc và chia sẽ dữ liệu, phát triển kháng sinh, thuốc và test chẩn đoán. Các tổ chức có thể tham gia và sáng kiến này trên website thách thức chống kháng thuốc.

Nguồn: https://www.asm.org/index.php/newsroom/item/7502-amr-challenge-calls-on-world-to-intensify-global-fight-against-antibiotic-resistance

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:42

Tuần trước trong cuộc họp cấp cao về bệnh lao của Liên Hiệp Quốc, các thành viên đã ký tuyên bố chính trị khẳng định lại cam kết kết thúc bệnh lao vào năm 2030. Những người cam kết đã đồng ý chi 2 tỉ USD cho nghiên cứu bệnh lao và phát triển thuốc và 3 tỉ USD mỗi năm cho tới năm 2022 để thực hiện các chiến lược dự phòng và điều trị lao. Tuyên bố đưa ra mục tiêu điều trị 40 triệu bệnh nhân lao từ nay cho đến 2022. Trong cuộc họp. những người tham gia đã tranh luận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới nghiên cứu lao và thảo luận khả năng tiếp cận thuốc điều trị lao và nhu cầu thúc đẩy quản lý kháng sinh vì các dòng vi khuẩn lao kháng thuốc đang tăng.

Nguồn: https://www.globalhealthnow.org/2018-09/high-level-hopes-end-tb

 

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:35

Cúm gây ra khoảng 80.000 ca tử vong và 900.000 trường hợp nhập viện trong mùa cúm 2017-2018, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Các yếu tố góp phần là tỷ suất tiêm vaccine thấp, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ và vaccine chỉ có 25% hiệu quả chống lại cúm A H3N2, dòng cúm phổ biến nhất trong năm vừa qua. Trong 3 thập kỷ gần đây, số ca tử vong cao nhất trong mùa cúm là 56.000. Cúm có thể làm người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi suy yếu miễn dịch. Vaccine cúm có thể làm giảm độ nặng hoặc biến chứng của nhiễm trùng. Các chuyên gia khuyên mọi người nên tiêm vaccine hàng năm và người cao tuỗi tiêm mỗi 6 tháng (ngoại trừ những người có chống chỉ định), nên tiêm trước tháng 11.

Nguồn: https://www.cdc.gov/flu/index.htm

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:26

Bệnh tay chân miệng gây ra do các loại vi rút thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các vi rút đường ruột khác, trong đó hay gặp là vi rút đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Vi rút EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. 

Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quang năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tay chân miệng gặp ở các quốc gia khu vực Tây Thái Bình Dương như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ma Cao (Trung Quốc) và phổ biến tại nhiều nước châu Á. Đặc biệt tại Malaysia: Ngày 23/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia thông báo từ đầu năm 2018 đến ngày 14/8/2018, Malaysia đã ghi nhận 51.147 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 02 trường hợp tử vong. Trong số các trường hợp mắc, có 90% số mắc ở trẻ dưới 6 tuổi. Đã có 701 cơ sở bao gồm trường học, trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non đã bị đóng cửa do căn bệnh này và một số trường trong số đó cũng đã được mở trở lại theo từng giai đoạn. Bộ Y tế Malaysia đã thực hiện các biện pháp y tế công cộng, bao gồm tăng cường giám sát, tổ chức các chiến dịch truyền thông và tăng cường các biện pháp khử trùng, đặc biệt là đồ chơi, bề mặt sàn, bàn tại các trường học… để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. 

Tại Việt Nam, bệnh lưu hành và gặp tại hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận cao vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, đặc biệt là mùa đầu năm học mới.   Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 25,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%, tuy nhiên một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội. Số mắc tay chân miệng chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 41.218 trường hợp (chiếm 77%), miền Bắc 5.984 trường hợp (chiếm 11,2%), miền Trung 5.392 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 935 trường hợp (chiếm 1,7%). Số mắc tay chân miệng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%), trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, tuổi trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, trẻ tập trung vào năm học mới, điều kiện thời tiết thuận lợi, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo là yếu tố thuận lợi cho sự lây lan và phát triển của dịch bệnh. Ngày 27/8/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 4962/BYT-DP chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè - thu, trong đó có bệnh tay chân miệng. Ngày 01/10/2018, Cục Y tế dự phòng đã ban hành Công văn số 1030/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trọng điểm về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Bộ Y tế đã chỉ đạo cơ quan y tế địa phương tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu xét nghiệm để sớm phát hiện các trường hợp bệnh tại cộng đồng; tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm; tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông sâu rộng phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học; đồng thời chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng trên phạm vi toàn quốc.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng chống, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần chủ động thực hiện các biện pháp sau: 

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Trang