Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:35

Một báo cáo mới nhất của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), Khám phá về sự bất bình đẳng: Tiêm ngừa ở trẻ nhỏ, trình bày dữ kiện từ 2012 đến 2016 của 10 quốc gia khác nhau. Nói một cách đơn giản, trẻ em từ những hộ nghèo ít được tiêm ngừa hơn những trẻ của hộ giàu, WHO kết luận. Các yếu tố như học vấn của mẹ, tuổi của mẹ, nơi ở, thứ tự sinh ảnh hưởng lớn đến việc tiêm ngừa. Nơi cư trú cũng có vai trò đáng kể ở một số quốc gia, đặc biệt tại Afghanistan, nơi tỷ lệ bao phủ tiêm ngừa chênh lệch nhau tới 80% ở 34 tỉnh thành.

Nguồn: http://www.who.int/gho/health_equity/explorations-of-inequality-childhood-immunization

 

 

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:22

Hiện nay, các chủng cúm mùa lưu hành trên thế giới và Việt Nam chủ yếu bao gồm cúm A(H1N1), cúm A(H3N2) và cúm B. Người mắc bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hoặc tử vong nếu đang mắc các bệnh mạn tính khác như suy thận, đái tháo đường…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số liệu giám sát cúm mùa từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ từ 14/5 tới 27/5/2018, cho thấy trong hơn 67.928 mẫu xét nghiệm đã ghi nhận 2.328 mẫu dương tính với cúm, trong đó có 69.4% (1616) là cúm A, còn lại là cúm B. Trong các týp cúm A chiếm phần lớn là phân týp cúm A(H1N1) với 75.1% (888), còn lại là cúm A(H3N2) chiếm 24.9% (295). Tình hình dịch cúm tại khu vực bán cầu Nam, Nam Mỹ, châu Phi nhìn chung được ghi nhận ở mức thấp hơn so với năm trước. Song với  cúm A(H1N1) lại ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc của tại một số nước như Peru, Guatemala and Honduras, Brazil. Tại khu vực Đông Nam Á, dịch bệnh cúm được ghi nhận ở mức thấp. Tuy nhiên, cúm A(H1N1) có sự gia tăng tại Lào, Singapore; tại Lào tình trạng viêm đường hô hấp cấp tính nặng tăng cao nhất trong 5 năm gần đây. Tại Việt Nam, theo số liệu của hệ thống giám sát cúm quốc gia, trong những năm trước và những tháng đầu năm 2018, cúm A(H1N1) chiếm khoảng 20-50% trong số các chủng cúm mùa lưu hành tại Việt Nam, còn lại là cúm B và cúm A(H3N2).

Cúm A(H1N1) là một trong các hủng cúm mùa. Người mắc cúm A(H1N1) có biều hiện lâm sàng giống như khi mắc các chủng cúm mùa khác, như  sốt cao, chảy nước mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng. Bệnh cúm A(H1N1) lây truyền qua đường hô hấp, người lành có thể mắc bệnh trực tiếp khi hít phải giọt bắn nước mũi, nước bọt khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc gián tiếp qua bàn tay khi cầm nắm các vật dụng có nhiễm nước mũi, nước bọt của bệnh nhân (thành giường, tay nắm cửa, điện thoại…) hoặc do dùng chung dụng cụ với bệnh nhân (cốc chén, bát đũa, thau chậu…).

Bệnh thường khỏi sau 1 tuần điều trị thông thường. Một tỷ lệ nhỏ các trường hợp (thường ở những người có sức đề kháng kém, người có bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường…, người già, trẻ em và phụ nữ có thai) có thể có diễn biến nặng như viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Cúm A(H1N1) là một thành phần có trong vắc xin phòng bệnh cúm mùa. Người dân có thể phòng bệnh chủ động bằng cách đến các cơ sở y tế dự phòng để tiêm vắc xin và đồng thời thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh của ngành y tế.

Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Lưu ý phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám và chữa bệnh. Người nhà, người bệnh cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh. 

2. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo, hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm trách lây nhiễm sang vật dụng khác.

3. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

4. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.

5. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

6. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm. 

7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ sáu, 27 Tháng 7 2018 21:20

 

Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 25/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới và có hiệu lực từ ngày 10/8/2018.  

Nghị định số 89/2018/NĐ-CP tiếp tục bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tăng cường sự minh bạch hóa các thủ tục, tháo gỡ, giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển qua biên giới Việt Nam; đồng thời bảo đảm cơ chế, biện pháp quản lý phù hợp theo hướng quản lý rủi ro các đối tượng kiểm dịch y tế nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta. 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đăng tải toàn bộ nội dung Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ để các đơn vị liên quan biết, triển khai thực hiện. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ sáu, 29 Tháng 6 2018 15:54

Việc so sánh các bệnh viện về sử dụng kháng sinh và kháng thuốc từ lâu được xem như khó thực hiện do sự khác biệt về đặc tính bệnh viện và bệnh nhân. Để kết quả có tính giá trị bằng cách hiệu chỉnh các nguy cơ do sự khác biệt đặc tính là một thách thức. Các tác giả của nghiên cứu mới đây xây dựng tỷ số quản lý kháng sinh đơn giản lồng ghép gánh nặng bệnh tật và so sánh với tỷ số phức tập và tỷ số cơ sở. Họ phát hiện thấy các yếu tố tiên đoán chính việc sử dụng kháng sinh mong đợi, các nhiễm khuẫn lúc nhập viện, loại bệnh nhân và loại đơn vị.

Nguồn: https://academic.oup.com/cid/advance-article-abstract/doi/10.1093/cid/ciy354/4984477

Thứ sáu, 29 Tháng 6 2018 13:06

Chương trình ở 192 quốc gia bao gồm Haemophilius influenzae týp b (Hib), hầu hết là vắc xin kết hợp. Một nghiên cứu đánh giá các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng của Hà Lan không thấy bằng chứng về khác biệt đáp ứng huyết thanh hoặc duy trì kháng thể. Kết quả có tác động đến các quốc gia có thu nhập thấp, nơi mà không có đủ dữ kiện để đánh giá hiệu quả thông qua các nghiên cứu bệnh chứng mạnh.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30166-X/fulltext

Thứ sáu, 29 Tháng 6 2018 12:59

Hai nghiên cứu được các nhà nghiên cứu của Evolve Biosystems khảo sát hiệu quả khi cho trẻ sơ sinh Bifidobacterium longum phân nhóm infantis trong 7 tới 27 ngày sau sinh. Nghiên cứu đầu tiên cho thấy so với nhóm chứng, trẻ được uống B. infantis có lượng B. infantis trong phân cao hơn sau 3 tuần và 30 ngày sau khi uống. Nghiên cứu thứ hai được trình bày tại Hội nghị lần thứ 51 của Hiệp Hội Tiêu Hóa, Gan và Dinh dưỡng nhi khoa châu Âu, cho thấy trẻ được uống probiotics và bú sữa mẹ có gien kháng kháng sinh thấp hơn 87,5% trong hệ vi sinh.

Nguồn: https://spink.sharefile.com/share/view/s6dc1251a12d4406a

Thứ sáu, 29 Tháng 6 2018 12:45

Trong một bài báo dài đăng trên The Caravan, nhà báo tự do Menaka Rao đã chỉ ra mối đe dọa do vi khuẩn kháng thuốc đối với mục tiêu của chính phủ Ấn Độ loại trừ bệnh lao vào năm 2025. Rao trích nhiều phát biểu của những chuyên gia phi chính phủ như chương trình lao hiện tại không chẩn đoán nhiễm lao đa kháng thuôc đủ nhanh và sẽ cần các chẩn đoán tốt hơn, nhiều phòng khám khu vực hơn, tiếp cận dễ hơn với thuốc điều trị lao và nhiều hướng dẫn chẩn đoán và điều trị chuẩn hóa hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế tư.

Nguồn: http://www.caravanmagazine.in/vantage/anti-tb-drug-resistance-survey-reveals-shortcomings-control-programme

Trang