Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 22:14

Phát hiện lao ở trẻ nhỏ rất khó khăn vì trẻ em ít khi có đủ đàm để làm xét nghiệm và mâu bệnh phẩm của chúng thường chứa ít vi khuẩn. Một nghiên cứu tại Tanzania cho thấy những con chuột khổng lồ được huấn luyện có thể làm tăng khả năng phát hiện Mycobacterium tuberculium lên 67.6% ở trẻ 1-5 tuổi và 62.8% ở trẻ 1-14 tuổi.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/pr201840.pdf

Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 22:08

Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cụm tại Uganda khảo sát hiệu quả của điều trị dự phòng gián đoạn trên học sinh bằng dihydroartemisinin-peperaquine (DP) trong dự phòng lây truyền sốt rét. So với khảo sát cộng đồng cắt ngang trước và sau điều trị DP, các nhà nghiên cứu phát hiện có sự chênh lệch tỷ lệ ký sinh trùng 4%.

Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/langlo/article/PIIS2214-109X(18)30197-9/fulltext

Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 21:48

Một xét nghiệm di truyền có thể tiên đoán tiến triển của bệnh Lao ở những người sống chung với người bệnh trong một thử nghiệm được thực hiện tại Nam Phi, Ethiopia và Gambia. Các nghiên cứu viên dùng chuỗi RNA và xét nghiệm PCR để xác định bốn gien marker (GAS6, SEPT4, BLK và CD1C) có liên quan với tiến triển bệnh trong 24 tháng sau khi phơi nhiễm. Kết qua nghiên cứu giúp điều trị dự phòng cho các cá nhân nhiễm Lao được xác định là có thể tiến triển thành bệnh.

Nguồn: https://www.atsjournals.org/doi/abs/10.1164/rccm.201711-2340OC

Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 21:43

Một nghiên cứu trên chuột sống trong các tòa chung cư tại New York xác định nhiều tác nhân gây bệnh đường ruột bao gồm Shigella, Salmonella, Leptospira, Clostridium difficile và Escherichia coli. Gien mã hóa kháng fluoroquinolones và β-lactam được tìm thấy phổ biến trên chuột.

Nguồn: https://www.scientificamerican.com/podcast/episode/nyc-mice-are-packed-with-pathogens/

Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 21:39

Tổ chức Hành động chung châu Âu về nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc sức khỏe và kháng kháng sinh (EU-JAMRAI) vừa tiến hành thu thập các thông tin các hướng dẫn, công cụ hoặc biện pháp hiệu quả giúp tăng việc sử dụng kháng sinh có kiểm soát và giảm sử dụng kháng sinh. Khảo sát này là một phần của Dự án Việc làm 7 của EU-JAMRAI, tập trung vào “sử dụng kháng sinh phù hợp trên người và động vật”.

Nguồn: https://eu-jamrai.eu/questionnaire-animal-health-wp7/

Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 21:12

Vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT – VGB – Hib) được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tháng 6/2010. Loại vắc xin DPT-VGB-Hib sử dụng trong TCMR này là vắc xin Quinvaxem do công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2017, Việt Nam đã sử dụng khoảng 41 triệu liều vắc xin tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi, hàng năm có khoảng 1,6 -1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc được tiêm đủ 3 mũi vắc xin với tỷ lệ tiêm chủng đủ 3 mũi đạt trên 90%. Việc triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em dưới 1 tuổi không bị mắc các bệnh bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Ngày 10/05/2017, tập đoàn vắc xin Jassen tại Hàn Quốc (nhà sản xuất vắc xin Quinvaxem, Berna Biotech) đã có thư thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem từ năm 2016 và ngừng cung ứng vắc xin Quinvaxem trên toàn cầu từ năm 2018. Số vắc xin Quinvaxem còn lại tại Việt Nam chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018 và một số tỉnh đến tháng 6/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin DPT-VGB-Hib tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.

Vắc xin DPT-VGB-Hib được lựa chọn để thay thế vắc xin vắc xin Quinvaxem trong TCMR là vắc xin có tên thương mại là vắc xin Combe Five do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới và đã được sử dụng ở 43 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 400 triệu liều. Vắc xin CombE Five đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ năm 2017. Vắc xin Combe Five có thành phần và lịch tiêm chủng tương tự với vắc xin Quinvaxem, do đó khi đưa vắc xin ComBE Five vào sử dụng trong TCMR thì cách thức triển khai sẽ thực hiện tương tự như triển khai sử dụng vắc xin Quinvaxem. Vắc xin này sẽ được triển khai trên quy mô tại 4 tỉnh/thành phố thuộc 4 khu vực là Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Định, Kon Tum trong tháng 6-7/2018 để rút kinh nghiệm về cách thức triển khai trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ sáu, 27 Tháng 4 2018 21:11

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh.

 

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh, tuy nhiên có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời cho người bị chó nghi dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người.

Hiện nay, Việt Nam có 2 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vắc xin Verorab do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất và vắc xin Abhayrab do Công ty  Human Biologigical Institute, Ấn Độ sản xuất. Vắc xin dại được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ do người dân tự chi trả. Trên cả nước có khoảng 700 điểm tiêm chủng vắc xin dại. Hàng năm trung bình có khoảng 400.000 - 500.000 người tiêm vắc xin phòng dại. 

Trong những tháng đầu năm 2018 tại một số địa phương xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ vắc xin phòng bệnh dại, từ thực tế đó Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên người đã khuyến cáo các điểm tiêm phòng dại cần tăng cường sử dụng phác đồ tiêm trong da thay thế phác đồ tiêm bắp khi sử dụng vắc xin dại để tiết kiệm sử dụng vắc xin, tăng số lượng người được tiêm. Bên cạnh đó Bộ Y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp như: ban hành kế hoạch dự trù vắc xin; phối hợp với cơ quan Thú y và chính quyền địa phương trong công tác giám sát, xử lý ổ dịch dại kịp thời; hướng dẫn các đia phương thực hiện đúng các quy định hiện hành trong công tác phòng, chống bệnh dại đồng thời chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương nhập khẩu, kiểm định, phân phối vắc xin này để đáp ứng nhu cầu phòng bệnh của người dân., đến nay vắc xin này đã được cung ứng kịp thời cho các cơ sở tiêm chủng vắc xin dại trên phạm vi toàn quốc để người dân có thể tiêm chủng phòng chống bệnh dại.  

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Trang