Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:38

Giai đoạn 2014-2017, tổng số lượng kháng sinh tiêu thụ tại anh giảm 6,1%, Y tế công cộng Anh công bố trong báo cáo hàng năm về sử dụng kháng sinh, kháng thuốc và chương trình quản lý. Giai đoạn 2013-2017, kê toa kháng sinh giảm 13,2% tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe bản đầu, những nơi mà phần lớn thuốc kháng sinh được tiêu thụ. Cùng thời kỳ, tỷ lệ cấy máu phân lập Escheriachia coli, Klebsiella pneumonia và các dòng vi khuẩn đường ruột kháng các loại kháng sinh chính vẫn ổn định có thể do chương trình quản lý kháng sinh được cải thiện. Tuy nhiên, số lượng nhiễm khuẩn huyết do các tác nhân kháng một hoặc nhiều loại kháng sinh vẫn tăng 35% từ 12.250 năm 2013 lên 16.504 năm 2017.

Nguồn: https://www.gov.uk/government/publications/english-surveillance-programme-antimicrobial-utilisation-and-resistance-espaur-report

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:29

Trong một nghiên cứu ở Nam Phi, 36 trong số 249 (15%) mẫu vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis có gien đột biến rpoB gây kháng thuốc chống lao hàng 1 gồm isoniazid, pyrazinamide và ethambutol. Hai xét nghiệm phân tử được WHO khuyến cáo dùng để chẩn đoán nhanh lao không thể phát hiện được gien đột biến rpoB này. Thiếu sót chẩn đoán này và thiếu giám sát làm các thuốc điều trị hàng 1 không phù hợp và lây lan dòng vi khuẩn đột biến này.
Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30496-1/fulltext

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:20

Dịch rubella đang diễn ra tại Nhật Bản đã lây nhiễm trên 1.000 bệnh nhân vào năm 2018 và buộc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra cảnh báo về du lịch. Hầu hết các ca mới mắc được báo cáo tại khu vực Kanto, có thủ đo Tokyo. CDC khuyến du khách tới Nhật, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phải tiêm vắc xin hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ khác chống lại rubella.

Nguồn: https://www.japantimes.co.jp/tag/rubella/

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:16

Changchun Changsheng Biotechnology, công ty dược phẩm Trung Quốc, bị các tổ chức địa phương và quốc gia phạt 12 triệu nhân dân tương đương 1,7 triệu USD vì sử dụng thành phần đã quá hạn và các lô vắc xin dạikhông đạt hiệu lực khi được kiểm tra. Giấy phép cho phép công ty sản xuất vắc xin bại liệt bị thu hồi, và 14 giám đốc điều hành bị cấm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-018-07136-z

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:01

Tại nhiều nước thu nhập cao, hướng dẫn lâm sàng điều trị nhiễm lậu cầu Neisseria gonorrhoear hiện tại là kết hợp ceftriaxone và azithromycin. Phát đồ này đang giảm hiệu quả vì đã xuất hiện lậu cầu đa kháng thuốc. Năm 2017, dòng lậu cầu kháng ceftriaxone xuất hiện tại 5 quốc gia. Năm 2018, dòng lậu cầu kháng cả ceftriaxone và azithromycin được báo cáo tại Vương Quốc Anh và Úc. Tổ chức y tế thế giới đã kêu gọi tăng giám sát kháng kháng sinh và các nhà nghiên cứu đề xuất thêm các nghiên cứu đánh giá nguy cơ và tác động của lậu cầu đa kháng thuốc.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30610-8/fulltext?dgcid=raven_jbs_etoc_email

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:56

Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Trung Quốc chọn ngẫu nhiên 300 trung tâm y tế và trạm y tế từ ba tỉnh của Trung Quốc để đánh giá kê toa kháng sinh hợp lý trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhìn chung, kháng sinh được kê không hợp lý trên 42% bệnh nhân. Kê toa không hợp lý liên quan tới khả năng chẩn đoán của đơn vị chăm sóc y tế, nếu chẩn đoán chính xác sẽ ít kê toa kháng sinh so với những nơi chẩn đoán thiếu chính xác.

Nguồn: https://academic.oup.com/jac/advance-article-abstract/doi/10.1093/jac/dky390/5115416?redirectedFrom=fulltext

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:48

Ngày 09/11/2018, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức InSTEDD tổ chức Lễ kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 qua hệ thống nhận diện giọng nói. Tham dự có PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh; bà Wendy Schuzlt Henry, Giám đốc điều hành tổ chức InSTEDD Hoa Kỳ.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại Buổi lễ

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, các bệnh truyền nhiễm hiện đang là mối quan tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, những năm qua, bên cạnh nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A(H1N1), A(H7N9), Ebola, MERS-CoV... , thì các dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế nhận định, công  tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh nhằm đáp ứng kịp thời các tình huống để bảo vệ sức khỏe cộng đồng là hết sức quan trọng. Việc thí điểm đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 tại Quảng Ninh sẽ giúp các đơn vị y tế nhanh chóng, thuận tiện trong việc phát hiện, giám sát các ca bệnh mới nhanh và hiệu quả nhất.

Đại diện InSTEDD cho biết, đường dây nóng tự động 18009014 được tích hợp với phần mềm sàng lọc, phân tích và phiên giải dữ liệu. Khi người dân, cơ sở y tế gọi điện thông báo tình hình dịch bệnh, hệ thống sẽ tự động ghi nhận, sau đó, chuyển thông tin sang dang văn bản để lưu thành các thông tin theo mẫu, gồm: tên bệnh, dịch bệnh, thời gian, địa điểm xảy ra, số ca mắc, số điện thoại cung cấp thông tin, mức ảnh hưởng... Những thông tin này sẽ tiếp tục được phân loại, chuyển đến đúng “địa chỉ” của các đơn vị y tế hữu quan tiếp nhận, xử lý. Hệ thống cũng tự động phân tích, đánh giá diễn biến, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, gửi cảnh báo nguy cơ, truyền thông phương pháp phòng chống dịch bệnh đến người dân, các cơ quan liên quan dưới dạng tin nhắn điện thoại.

 

Trích nguồn: https://vtv.vn/suc-khoe/thi-diem-duong-day-nong-thong-bao-dich-benh-20181109175441419.htm?fbclid=IwAR17zS3EvOPxOPPQJsMI0TQiOQ4UxRoLA4rWJOpGpLMtqsohqVyb3dIzqg

Đánh giá hiệu quả khi triển khai đường dây nóng tự động 18009014, PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết, hệ thống sẽ giúp các cơ sở y tế dự phòng tiết kiệm được nguồn kinh phí, nhân lực trực điện thoại, nhanh chóng thu thập được thông tin dịch bệnh ngay tại cộng đồng.  PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Trước đây, phần lớn các thông tin dịch bệnh có được là từ các cơ sở y tế, sau khi người dân đến khám và  phát hiện ra bệnh mới được thông báo đến trung tâm y tế dự phòng. Khi đường dây nóng 18009014 triển khai, thông tin dịch bệnh sẽ được thu thập ngay tại cộng đồng. Đó là nguồn thông tin sớm nhất, giúp ngành Y tế nhanh chóng triển khai phương án phòng chống dịch”. PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết thêm, sau khi được đánh giá hiệu quả hoạt động thử nghiệm ở Quảng Ninh, đường dây nóng sẽ tiếp tục được hoàn thiện nâng cấp, xem xét triển khai tại các địa phương khác trên cả nước.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thực nghiệm, kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận
thông tin dịch bệnh 18009014

Tờ rơi truyền thông cho người dân về việc sử dụng đường dây nóng 18009014 để thông báo các dấu hiệu, nguy cơ gây dịch
bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng

 

Ban Biên tập Cục Y tế dự phòng

Bài viết được trích nguồn từ website của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế:
http://t5g.org.vn/le-kich-hoat-duong-day-nong-tu-dong-ghi-nhan-thong-tin-dich-benh-18009014?fbclid=IwAR2Ru3JKnnX3-agZbEPMsC3ovcBfv9HxlvZdSDmmAjSaKM6bTG3IpaNDFJ0

Trang