Điểm báo

Thứ bảy, 23 Tháng 3 2019 16:19

Từ 01/01 đến 28/2/2019, đã có 206 trường hợp mắc bệnh sởi được xác nhận tại 11 tiểu bang ở Mỹ, Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Chống Bệnh (CDC) đã công bố. Các tiểu bang có các trường hợp mắc bệnh được xác nhận gồm có California, Colorado, Connecticut, Georgia, Illionois, Kentucky, New Jersey, Oregon, Texas, và Washington. Trong năm 2019, sáu vụ dịch sởi được báo cáo tại bang Washington, Texas, Illinois và một số vụ dịch xảy ra khắp Tiểu Bang New York. Đa số bệnh nhân mắc bệnh sởi đều không được tiêm chủng và nhiều trường hợp có liên quan đến việc đi du lịch ở nước ngoài.

Nguồn: https://www.cdc.gov/measles/cases-outbreaks.html

Thứ bảy, 23 Tháng 3 2019 16:16

Tổng Giám đốc của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO), TS. Tedros Adhanom, đã thông báo việc bổ nhiệm nhóm lãnh đạo cấp cao mới, những người sẽ làm việc trực tiếp dưới quyền của ông để thực hiện Chương Trình Làm Việc Chung Lần Thứ Mười Ba từ 2019 đến 2023. Với sự tái tổ chức này, vai trò Phòng Chống Tình Trạng Kháng Thuốc Kháng Sinh đã được nâng lên thành một trụ cột riêng dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Hanan Balky, ADG.

Nguồn: https://www.who.int/news-room/detail/06-03-2019-who-unveils-sweeping-reforms-in-drive-towards-triple-billion-targets

Thứ bảy, 23 Tháng 3 2019 16:10

Cộng Hòa Uganda đã công bố Kế hoạch Hành Động Quốc Gia Phòng Chống Tình Trạng Kháng Thuốc Kháng Sinh (AMR NAP) từ 2018 đến 2023. Kế hoạch hành động này được xây dựng với sự hỗ trợ từ Tổ Chức Hợp Tác Chống Kháng Thuốc Kháng Sinh Toàn Cầu của CDDEP (GARP) và Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Uganda, bao gồm năm can thiệp chiến lược tăng sự nhận thức của công chúng về Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn, nâng cao dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, tăng khả năng tiếp cận và sử dụng đúng đắn các loại thuốc kháng sinh, thực hiện giám sát tình trạng kháng thuốc, và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới. NAP cũng bao gồm các kế hoạch thực hiện, thoe dõi, giám sát và đánh giá.

Nguồn: https://cddep.org/blog/posts/uganda-amr-nap/

Chủ nhật, 24 Tháng 2 2019 21:46

Sau Tết là thời điểm chu kỳ cuối của mùa dịch nhưng số bệnh nhân sốt xuất huyết và sởi hiện tại không những chưa giảm mà còn tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2018.

BSCKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết thông thường thì sau Tết nguyên đán là thời điểm chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết nhưng hiện tại số ca mắc nhập viện ở mức cao hơn cùng kỳ năm ngoái.

Dich soi chua ha nhiet, benh sot xuat huyet tang dot bien tai Sai Gon hinh anh 1
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong đang thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: BH

Chỉ tính riêng tại Khoa Nhiễm D, mỗi ngày, các bác sĩ tiếp nhận trung bình 50- 60 bệnh nhân. So với cùng kỳ năm 2018, số bệnh nhân khoa này tiếp nhận chỉ ở mức 10-20 bệnh nhân. Thời điểm cuối mùa dịch, nhưng số bệnh nhân lại tăng gấp 3 lần khiến khoa luôn trong tình trạng quá tải.

Trưa 15/2, tại Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, rất nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết phải kê giường nằm ngoài hành lang. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng chủ quan không nhập viện sớm, khi vào viện đã có dấu hiệu chuyển nặng.

Nhập viện cách đây vài ngày, anh Đ.L.H., 18 tuổi, cho biết thấy trong người nóng sốt khó chịu, nghĩ là do sốt thông thường nên đã ra tiệm thuốc tây gần nhà mua thuốc về uống. Tuy nhiên, sau 2 ngày không thấy thuyên giảm nên đến bệnh viện khám thì phát hiện bị sốt xuất huyết.

Dich soi chua ha nhiet, benh sot xuat huyet tang dot bien tai Sai Gon hinh anh 2
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết thường là các vết đỏ ửng trên bề mặt da. Ảnh: BH

Nằm cạnh bên giường anh H., một bệnh nhân nam sốt cao, nằm li bì, trên da xuất hiện nhiều vết chấm đỏ, bầm. Bác sĩ cho biết người này nhập viện trễ nên tình trạng nặng hơn, vùng niêm mạc trên mắt ửng đỏ.

Số liệu từ Phòng Kế hoạch Tổng hợp của bệnh viện, trong tháng 1/2018 bệnh viện chỉ tiếp nhận điều trị cho 600 ca bệnh sốt xuất huyết thì trong tháng đầu năm nay, số bệnh nhân nhập viện là hơn 1.600 ca. Cũng theo số liệu thống kê, từ đầu năm 2019 đến nay, tại Bệnh viện Nhiệt đới, một trường hợp bệnh nhân tử vong so sốt xuất huyết.

Bác sĩ Phong cho biết thêm trong những năm gần đây, số bệnh nhân người lớn mắc sốt xuất huyết gia tăng hơn rất nhiều lần so với trẻ em. Trong khi đó, nhiều người lại khá chủ quan nên không đến khám và nhập viện điều trị.

“Nhiều người bị sốt lại nhầm tưởng là sốt thông thường nên tự ý mua thuốc bên ngoài để uống, một vài ngày không khỏi mới đến bệnh viện điều trị”, bác sĩ Phong nói.

Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, số bệnh nhi sởi từ đầu năm đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Trang, khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, trung bình mỗi ngày các bác sĩ tiếp nhận khoảng 20 ca bệnh nhi đến nhập viện điều trị sởi.

Dich soi chua ha nhiet, benh sot xuat huyet tang dot bien tai Sai Gon hinh anh 3
Số trẻ nhập viện vì bệnh sởi vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Ảnh: BH

“Vì số bệnh nhi nhập viện chưa có dấu hiệu giảm nên khoa đã chủ động kê thêm giường ngoài hành lang cho các bệnh nhi. Hiện tại, một trường hợp bệnh nhi sởi nặng, phải thở máy vì có biến chứng viêm phổi”, bác sĩ Trang nói.

Theo số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, tính từ đầu tháng 1 đến ngày 10/2, toàn thành phố có 6.067 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 978 ca sởi và 386 ca tay chân miệng.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, sốt xuất huyết đang trong giai đoạn cuối của mùa dịch 2018-2019, số ca mắc đang có xu hướng giảm hàng tuần, tuy nhiên vẫn cao hơn so với cùng kỳ 2018. Số ca sởi tăng trong bối cảnh dịch sởi đang tăng cao của cả nước và thế giới, đặc biệt đáng lưu ý, 95% bệnh nhân sởi đều chưa được tiêm phòng.

Nguồn: https://news.zing.vn/dich-soi-chua-ha-nhiet-benh-sot-xuat-huyet-tang-dot-bien-tai-sai-gon-post916857.html

 

Thứ ba, 19 Tháng 2 2019 16:51

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) báo cáo 10 mối đe dọa sức khỏe ảnh hưởng đến thế giới trong năm 2019. Ô nhiểm không khí được xem như mối nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe con người với >90% người thở không khí ô nhiễm mỗi ngày. Các bệnh không truyền nhiễm như đái tháo đường, ung thư, tim mạch gây ra 70% ca tử vong trên toàn cầu. Các mối đe dọa khá gồm kháng kháng sinh, không tiêm vắc xin, dịch cúm, ebola và các tác nhân nguy cơ cao khác và hệ thống y tế yếu kém do di dân và tại các quốc gia bị tác động bởi hạn hán, nạn đói và xung đột.

Nguồn: https://www.who.int/emergencies/ten-threats-to-global-health-in-2019

Thứ ba, 19 Tháng 2 2019 16:50

Gien metallo-beta-lactamase-1 New Delhi sinh ra đa kháng thuốc cả nhóm kháng sinh thế hệ cuối như carbaoenems, được phát hiện trong mẫu đất tại Bắc Cực, các nhà nghiên cứu báo cáo. Gien được phát hiện đầu tiên năm 2008 tại Ấn Độ và đã được xác định trên 100 quốc gia. Mẫu đất tại Bắc Cực được xét nghiệm dương tính với các gien kháng kháng sinh bao gồm aminiglycosides, macrolide-lincosamide-streptogramins và hệ thống phòng vệ đa kháng thuốc. Gien kháng kháng sinh toan cầu lây lan gồm những nơi vùng xa trái đất cho thấy nhu cầu khẩn cấp trong việc phát triển giải pháp toàn cầu đối phó với tình huấn khẩn cấp toàn cầu mới.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S016041201832587X

Thứ ba, 19 Tháng 2 2019 16:49

Tỷ lệ kháng kháng sinh cao được phát hiện trên những tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất tại Bangladesh, theo kết quả từ một tổng quan 46 nghiên cứu công bố từ 2004-2018. Chỉ có 6/64 tỉnh công bố dữ liệu kháng thuốc và >80% nghiên cứu được thực hiện tại thủ đô Dhaka. Escheriachia coli là tác nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn đường niệu; 94,6% mẫu phân lập kháng với ampicillin, 67,1% kháng với amoxicillin/clavulanic acid, 65,2% kháng với ciprofloxacin và 72% kháng với cotrimoxazole. Đối Klepsiella sp, mẫu kháng với ampicillin, amoxicillin/clavulanic acid, ciprofloxacin và cotrimoxazole là 100%, 58%, 67,4% và 72,7%. Tương tự, tỷ suất kháng cao được báo cáo ở Pseudomonas spp, Enterococcus spp và Streptococcus pneumoniae.

Nguồn: https://www.ijidonline.com/article/S1201-9712%2819%2930008-6/fulltext

Trang