Điểm báo

Thứ bảy, 20 Tháng 3 2021 13:37

HICS HICS HICS

Thứ năm, 11 Tháng 2 2021 15:29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HICS HICSNguồn: VnExpress.net

Thứ sáu, 01 Tháng 1 2021 00:44

HICS HICS

Thứ hai, 28 Tháng 12 2020 13:32

Ngày 27/12 năm nay là ngày đầu tiên trong chuỗi “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” hằng năm.

Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.

Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cá nhân và các thành phần liên quan khác kỷ niệm Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó, có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.  

 

Trên tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27-12 đầu tiên, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này, trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung sau:

1 Tăng cường phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế cũng như nỗ lực của các thể chế đa phương trong quản trị toàn cầu, với Liên Hiệp Quốc giữ vai trò trung tâm, nhằm đẩy lùi COVID-19, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh.
2 Lấy lợi ích của người dân làm trung tâm cho mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Trước mắt cần bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vắcxin và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý.
3
Chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hòa các giải pháp bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế...

 

 
 

 

 

 

Thứ sáu, 27 Tháng 11 2020 13:07
Thông tin chung về bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B.pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B.pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. 
 
Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.
 
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...
 
Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B.pseudomallei và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
 
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín… 
 
Trong thời gian gần đây, tại các tỉnh Miền Trung sau các mưa lũ liên tiếp làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh Whitmore và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận them các trường hợp mắc trong thời gian tới ở nhiều địa phương trong khu vực.
 
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm

 

 
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
 
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
 
- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
 
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
 
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
 
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
 
- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch ... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
 
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
 
Nguồn: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế
Thứ ba, 17 Tháng 11 2020 13:25

Chiều 15-11 tại trụ sở Bộ Y tế diễn ra buổi lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và trao quyết định bổ nhiệm cho tân Bộ trưởng Bộ Y tế.

PGS.TS Nguyễn Thanh Long, sinh năm 1966, có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Y học được Quốc hội phê chuẩn vào chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 12-11 và sau đó được Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thanh Long: “Đồng chí tân Bộ trưởng Y tế – GS.TS. Nguyễn Thanh Long là một người lãnh đạo có trình độ. Đặc biệt khi dịch COVID-19 xảy ra và bùng phát, với rất nhiều kinh nghiệm trong công tác dự phòng và phòng, chống dịch, đồng chí đã nhanh chóng phát huy vai trò tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia nhiều quyết sách quan trọng góp phần vào thành công trong cuộc chiến với COVID-19.

10 điều Thủ tướng gửi gắm đến tân Bộ trưởng Bộ Y tế - ảnh 1
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Y tế

 

Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cần chỉ đạo ngành Y tế thực hiện tốt 10 nhiệm vụ:

1. Kiểm soát tốt dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, sốt xuất huyết và cúm mùa…

2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế tài chính để nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh với yêu cầu dễ tiếp cận dịch vụ y tế hơn và giảm chi phí hơn nữa trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Tập trung cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, kiểm soát tốt hơn nữa chi phí y tế, dược phẩm, thực phẩm, vật tư trang thiết bị y tế; công khai minh bạch trong quản lý cấp phép, đấu thầu, mua sắm thuốc; công khai giá thuốc, giá trang thiết bị, giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.

4. Nâng cao chất lượng công tác an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp.

5. Mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế toàn dân và phạm vi thanh toán bằng bảo hiểm y tế, quan tâm các đối tượng chính sách như người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, người có công, người già. Đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe bình đẳng. Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tốt hơn nữa.

6. Chấn chỉnh hoạt động xã hội hóa nguồn lực trong phát triển y tế tại các bệnh viện công lập. Xã hội hóa nguồn lực trong y tế là một chủ trương đúng đắn, Bộ Y tế cần tập trung cơ chế chính sách và công cụ quản lý không để tình trạng thương mại hóa quá mức.

7. Tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở, thúc đẩy hệ thống khám chữa bệnh từ xa cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận y tế chất lượng tốt ngay tại y tế cơ sở. Ngành y tế cần đổi mới hình thức thông tin để nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự bảo vệ tự chăm sóc sức khỏe bản thân, quản lý theo dõi sức khỏe từng người dân tầm soát phát hiện sớm bệnh.

8. Nâng cao nội lực y tế nước nhà phát triển hài hòa cả đông y và tây y trên nền tảng ứng dụng công nghệ mới.

9. Đổi mới toàn diện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế cả về chuyên môn nghiệp vụ và y đức.

10. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ mới trong y học, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế

Thứ sáu, 20 Tháng 3 2020 10:29

Sáng ngày 14/3/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp TS. Kidong Park - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam. Trong cuộc họp TS. Kidong Park ấn tượng với hai chiến lược Việt Nam áp dụng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

CHIẾN LƯỢC 1 - "PHƯƠNG CHÂM 04 TẠI CHỖ"

Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay chống dịch COVID-19 bằng phương châm 4 tại chỗ. Và đó cũng là bí quyết đã từng vận dụng trong cuộc chiến tranh nhân dân.

Bốn nguồn lực đó là:
  (1) Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ,
  (2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ,
  (3) Kinh phí tại chỗ, 
  (4) Nhân lực tại chỗ.
  

Ví dụ: Thay vì vận chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên thì điều trị ngay tại cơ sở, hạn chế tối đa vận chuyển, tránh lây chéo và có đội phản ứng tại chỗ. Hay trong xét nghiệm thì từ 4 cơ sở ban đầu, nay Việt Nam mở rộng với 30 cơ sở xét nghiệm, từ đó, giảm gánh nặng cho tuyến trên và năng lực cho tuyến dưới được nâng cao.

CHIẾN LƯỢC 2 - HỆ THỐNG CÁCH LY 04 VÒNG

- Vòng 1: Cách ly tại cơ sở y tế với các trường hợp nhiễm bệnh và người nhà đã tiếp xúc gần với người bệnh (cũng coi như là người bệnh).

- Vòng 2: Cách ly tại cơ sở cách ly tập trung dành cho người tiếp xúc gần với người nhà người bệnh hoặc người bệnh.

- Vòng 3: Cách ly tại cộng đồng (tại nhà) đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền, y tế.

- Vòng 4: Cách ly cả một cộng đồng nếu có nhiều ca bệnh.

 

Hệ thống cách ly 4 vòng chống COVID-19 của Việt Nam

 

 

 

 

 

dfdfd

Nguồn tham khảo: Bộ Y tề, Thông tấn xã Việt Nam.

 

Trang