Điểm báo

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:28

Phân tích các mẫu phân của công dân Anh Quốc cho thấy vi khuẩn kháng thuốc phổ biến trên người Anh được sinh ra hoặc đã từng du lịch tới các quốc gia khác bao gồm Châu Phi, Trung Quốc, Mỹ La Tinh,  Đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương và Afghanistan.

Nguồn: https://academic.oup.com/jac/advance-article/doi/10.1093/jac/dky007/4885410?searchresult=1

Thứ hai, 12 Tháng 3 2018 13:23

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. 

Trong năm 2017, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tập trung nhiều nỗ lực để kiểm soát bệnh sởi. Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 1/2018, tại Thành phố Davao, Philippines đã ghi nhận sự gia tăng của các trường hợp mắc sởi. Trong vòng hơn 2 tháng, tại Thành phố Davao đã ghi nhận 222 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc được ghi nhận tại khu vực thành thị có mật độ dân cư cao và có sự di biến động dân cư từ các khu vực khác vào thành phố lớn. Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt đối với trẻ chưa có miễn dịch với vi rút sởi và ở những nơi có mật độ dân cư cao. Để kiểm soát ổ dịch sởi, Cơ quan y tế của thành phố Davao, Philippines đã tiến hành chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trên 15.000 trẻ em trong thành phố.

Philippines là nước thuộc khu vực Đông Nam Á, có sự giao lưu đi lại thuận tiện với Việt Nam do đó nguy cơ lây lan dịch bệnh sởi vào nước ta qua các hành khách xuất, nhập cảnh là rất lớn. Bộ Y tế tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch bệnh sởi tại Philippines để có những biện pháp phòng bệnh phù hợp. Hiện nay, việc phòng bệnh sởi theo biện pháp thông thường là rất khó khăn, tiêm vắc xin sởi là biện pháp hiệu quả nhất phòng bệnh sởi. 

Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 

1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện. 

3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Cơ quan đầu mối quốc gia Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng

Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:58

Trong những tuần đầu năm 2018, tình hình dịch cúm trên thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, bùng phát tại Mỹ và Hồng Kông, Triều Tiên. Dịch sởi xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, tý lệ nhiễm vi rút cúm nhập viện có xu hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời ghi nhận rải rác một số trường hợp mắc sởi tại một số bệnh viện. Để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất  và các tháng đầu xuân năm 2018 nhằm hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc bệnh và tử vong do sởi và cúm ở người, ngày 13/02/2018 Bộ trưởng Bộ Y tế đã có Chỉ thị số 153/CT-BYT gửi các đơn vị y tế để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh đường hô hấp. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Chỉ thị dưới đây:


 
 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử -  Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2316/chi-thi-cua-bo-y-te-ve-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-duong-ho-hap-trong-dip-tet-nguyen-dan-mau-tuat-va-mua-xuan-nam-2018
 
Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:57

Bệnh tiêu chảy là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, với các triệu chứng chính là tiêu chảy, nôn, mất nước, rối loạn điện giải… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 

Nguyên nhân của bệnh là do vi rút hoặc vi khuẩn như vi khuẩn E. Coli, phẩy khuẩn Tả gây ra, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh do phẩy khuẩn Tả (còn gọi là bệnh Tả).

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có thể lây lan nhanh thành dịch lớn, nhất là ở những khu vực dân cư đông người. Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường, nước, thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. 

Để chủ động phòng bệnh Tiêu chảy cấp trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. 

2. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.

3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

4. Mỗi gia đình nên có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ phân, rác thải xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.

5. Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/khuyen-cao-cong-dong/2315/khuyen-cao-phong-benh-tieu-chay-cap-tet-nguyen-dan-2018

Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:57

Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) (thường từ gia cầm) lây sang người. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp; qua tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, phân gia cầm, sản phẩm từ gia cầm, vật dụng, môi trường bị nhiễm mầm bệnh; qua ăn thịt, sản phẩm gia cầm chưa được nấu chín.

 
Biểu hiện của bệnh: sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau người, đau cơ... Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H7N9) trong dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội đầu năm 2018, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.

3. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng cho gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y. 

4. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, trạm y tế xã, phường.

5. Khi có biểu hiện như: sốt, ho, đau ngực, khó thở và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
 


Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
http://vncdc.gov.vn/vi/khuyen-cao-cong-dong/2311/khuyen-cao-phong-benh-cum-a-h5n1-va-a-h7n9
Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:55

Các nhà nghiên cứu Vương Quốc Anh cho rằng 64% các chế phẩm kết hợp cố định trên thị trường Ấn Độ là chưa được các cơ quan quản lý thông qua, dựa trên luật các kháng sinh không được phép bán. Ít hơn 4% các kháng sinh kết hợp được bán tại Ấn Độ đã được chấp thuận tại Anh hoặc Hoa Kỳ. Ramanan Laxminarayan, Giám đốc CDDEP, cho rằng việc bán các kháng sinh kết hợp mà chưa có chứng cứ lâm sàng sẽ không được chấp thuận tại Hoa Kỳ và câu hỏi đặt ra là tại sao các công ty đa quốc gia lại làm điều này tại Ấn Độ và các nước thu nhập trung bình và thấp”.

Nguồn: http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/bcp.13503/full?utm_source=STAT+Newsletters&utm_campaign=a4bbda126a-MR&utm_medium=email&utm_term=0_8cab1d7961-a4bbda126a-150536353

Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 14:49

Một nghiên cứu được Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NIH) phát hiện nơi lưu trữ các vi khuẩn kháng thuốc và chuyển plasmid trong các ống nước thải bên trong bệnh viên và các mẫu nước thải trong hệ thống cống rãnh bên ngoài khu phức hợp NIH. Ít hơn 2% các bề mặt tiếp xúc cao như tay cửa và tay vịn giường trong tầm với của các bệnh nhân NIHCC, được phát hiện dương tính với các tác nhân kháng carbapenem. Một chủ đề tương tự, các nghiên cứu nghiên cứu Vương Quốc Anh phát hiện sử dụng nắp đậy toilet và nắp bồn rửa thích hợp có thể dự phòng được sự lây nhiễm Klebsiella pneumoniae kháng carbapenem.

Nguồn: http://mbio.asm.org/content/9/1/e02011-17.full

Trang