Tài liệu tham khảo

Thứ bảy, 28 Tháng 8 2021 16:11

Thay thế nội dung “Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân” tại “Hướng dẫn Phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế và nội dung “Hướng dẫn về lựa chọn việc sử dụng bộ trang phục phòng chống dịch COVID-19” tại “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật, phân loại và lựa chọn bộ trang phục phòng, chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-BYT ngày 08/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Download tài liệu tại đây.

 

 

Thứ bảy, 28 Tháng 8 2021 15:54

Thay thế nội dung “Phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở nhân viên y tế” tại “Hướng dẫn Phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Download Hướng dẫn tại đây.

 

 

Thứ năm, 19 Tháng 8 2021 15:40

GIỚI THIỆU VỀ VACCINE COVID-19

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2020 đã có hơn 200 vaccine cho COVID-19 đang được phát triển. Trước khi được thử nghiệm trên người, các vaccine này đều cần phải được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên mô hình động vật; chỉ khoảng 7/100 vaccine được xem là đảm bảo điều kiện, sau đó mới được tiếp tục thử nghiệm lâm sàng trên người. Sau thử nghiệm lâm sàng, khoảng 1/5 loại vaccine được xem là thành công.

Tính đến ngày 19/7/2021, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch đối với 06 loại vaccine: [1] Vaxzevria (AstraZeneca), [2] Comirnaty (Pfizer-BioNTech), [3] Spikevax (Moderna), [4] Vero Cell (Sinopharm), [5] Sputnik V, [6] COVID-19 Vaccine Janssen (Johnson & Johnson).

Một vaccine tiềm năng được nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam là Nanocovax (Nanogen) mặc dù chưa được cấp phép khẩn cấp bởi Bộ Y tế (tính đến 2/8/2021) vì cần có thêm những chứng cứ khoa học về tính an toàn và hiệu quả. Mặc dù vậy, nghiên cứu pha 1 và pha 2 đối với loại vaccine này đã cho thấy những kết quả khả quan. Việc tiêm thử nghiệm mũi 2 ở pha 3 cho tất cả các tình nguyện viên (khoảng 13.000 người) ước tính đã hoàn tất vào khoảng giữa tháng 08/2021.

 

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VACCINE COVID-19

Các vaccine COVID-19 hiện tại được sản xuất chủ yếu theo 4 cơ chế sau:

 

Vaccine chứa toàn bộ virus

Vero Cell (Sinopharm)

Virus được làm suy yếu (bằng cách luân chuyển qua động vật hay tế bào người tới khi chúng thu nhận nhiều đột biến làm cho không thể gây bệnh được) hoặc bất hoạt hoàn toàn (dùng hoá chất như formaldehyde hoặc nhiệt độ) nên không có khả năng gây bệnh.

Vaccine dựa vào protein

Nanocovax (Nanogen)

Protein sau khi được chiết lấy từ virus (sống hoặc bất hoạt) được tinh chế và tạo thành vaccine. Đối với virus Corona, loại protein này thường là protein spike. Hạt giống virus (virus-like-particles) là những lớp vỏ virus rỗng bắt chước cấu trúc của virus SARS-CoV-2 nhưng không lây nhiễm bởi chúng không có vật liệu di truyền. Các hạt giống virus này cũng hoạt động theo cơ chế tương tự.

Vaccine chứa vector virus

- Vaxzevria (AstraZeneca)
- Sputnik V
- COVID-19 Vaccine Janssen (JnJ)

Đoạn gen tạo protein kháng nguyên được chèn vào một loại virus khác (gây nhiễm ở người nhưng không gây bệnh). Loại virus an toàn này có thể nhân bản (ví dụ virus sởi đã làm suy yếu) hoặc không thể nhân bản (ví dụ adenovirus) trong cơ thể người và hoạt động như một nền tảng hoặc một vector - cung cấp loại protein của virus Corona. Protein này kích hoạt đáp ứng miễn dịch cho cơ thể.

Vaccine acid nucleic

- Spikevax (Moderna)
- Comirnaty (Pfizer-BioNTech)

Sử dụng vật liệu di truyền (DNA hay RNA) của protein của virus Corona để tạo phản ứng miễn dịch. Vật liệu di truyền được đưa vào trong tế bào người sẽ tạo ra những protein của virus. Hầu hết các Vaccine này sử dụng protein spike của SARS-CoV-2.

 

TÓM TẮT

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Thứ bảy, 31 Tháng 7 2021 16:55
Quyết định 3638/QĐ-BYT (ban hành ngày 30/07/2021), thay thế cho QĐ 3468/QĐ-BYT về "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19".
 
- Phân này cập nhật cụ thể ở các nội dung như F1, F2 hướng dẫn điều tra, truy vết và theo dõi cách ly, xét nghiệm:
 
**Xác định F1 chia làm 2 trường hợp
 (1) F1 tiếp xúc với F0 có triệu chứng thì truy vết trước 3 ngày khi F0 có triệu chứng
 (2) F1 tiếp xúc F0 không có triệu chứng
      - Nếu F0 xác định được nguồn lây thì sẽ tính thời gian truy vết F1 từ ngày F0 tiếp xúc với nguồn lây đến khi xác đinh F0  được xác định/cách ly
      - Nếu F0 không xác định được nguồn lây thì thời gian truy vết F1 là 14 ngày trước kể từ khi F0 được xác định/cách ly
 
** Xác định F2 như cũ
 
** Theo dõi cách ly, xét nghiệm F1, F2
(1) F1
    - Cách ly tập trung 14 ngày hoặc nếu không có chỗ cách ly tập trung thì sẽ cách ly tại nơi ở nếu đủ điều kiện. 
    - Thực hiện xét nghiệm RT-PCR 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 14.
    - Nếu kết quả 2 lần âm tính thì sẽ chuyển sang tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày tiếp theo.
    - Nếu dương tính thì xử lý như F0.
 
(2) F2
   - Cách ly tại nhà chờ kết quả lần 1 của F1.
     + Nếu F1 dương thì chuyển F2 thành F1. 
     + Nếu F1 âm và F2 âm (nếu F2 có XN) thì F2 giải cách ly tại nhà và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày tiếp theo.
 

 

 

Thứ sáu, 30 Tháng 7 2021 11:00

Download tài liệu tại đây.

 

     

 

Thứ sáu, 16 Tháng 7 2021 16:47

Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)” thay thế “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)” ban hành kèm theo Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Download Hướng dẫn tại đây.

 

Thứ tư, 16 Tháng 12 2020 09:19

Bộ Y tế vừa có Quyết định 5188/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” thay thế “Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019 (COVID-19) trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tải nội dung tài liệu tại đây.

 

Trang