Tài liệu tham khảo

Thứ ba, 15 Tháng 12 2020 13:57

Nguồn: Báo Sức khỏe - Đời sống

Thứ bảy, 05 Tháng 12 2020 10:30

Các bước truy vết F1, F2 của người dương tính với SARS-CoV-2 là nội dung chính của Quyết định 5053/QĐ-BYT về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính”.

Theo đó, cách thức truy vết F1 được thực hiện như sau:

- Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ”.

- Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ” cho bộ phận điều phối truy vết.

- Bước 3: Triển khai truy vết F1 qua việc hỏi trực tiếp người bệnh, tại nơi bệnh nhân sinh sống, tại các “mốc dịch tễ”, phương tiện thông tin đại chúng, ứng dụng Bluezone, Viet Nam Health Declaration.

- Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1.

- Bước 5: Tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm.

 

Sau khi đã hoàn thành truy vết F1, tiến hành truy vết F2 theo các cách sau đây:

- Phát Biểu mẫu tự cung cấp thông tin về F2 cho người F1 tự khai báo (Biểu mẫu 4).

- Cơ sở cách ly tập trung, chính quyền địa phương và y tế cơ sở tiếp tục điều tra truy vết F2 tại cộng đồng cũng như hỏi khai thác F2 từ người F1 tại cơ sở cách ly tập trung.

- Chuyển danh sách F2 truy vết được cho địa phương để tổ chức cách ly y tế tại nhà theo quy định.

Xem chi tiết nội dung từng bước tại Quyết định 5053/QĐ-BYT (có hiệu lực từ ngày 3/12/2020).

 

Thứ sáu, 21 Tháng 8 2020 13:45

Hướng dẫn nhóm đối tượng cần được giám sát và quy định giám sát y tế theo 4 nhóm nguy cơ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (cập nhật ngày 20/8/2020)

 

 

Thứ năm, 20 Tháng 8 2020 05:14

enlightenedSỰ AN TOÀN


Việc một cuộc thử nghiệm lâm sàng tạm dừng có nghĩa là gì?

An toàn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phê duyệt vắc-xin. Việc một cuộc thử nghiệm lâm sàng tạm dừng là điều bình thường nếu có phát hiện về tác dụng phụ (được gọi là sự cố bất lợi). Các cuộc thử nghiệm lâm sàng được thiết kế cơ chế tạm dừng khi phát hiện xảy ra sự cố sức khỏe bất ngờ (gọi là dấu hiệu an toàn) để các nhà khoa học và bác sĩ có thể nghiên cứu về những vấn đề về an toàn có khả năng xảy ra. Quá trình phê duyệt vắc-xin phòng ngừa COVID-19 không có gì khác biệt - an toàn vẫn được đặt làm trọng tâm.


 

enlightenedTIÊM CHỦNG VẮC-XIN


Sẽ cần tiêm mấy liều vắc-xin COVID-19?

 

Tất cả vắc-xin cần được tiêm hai mũi để phát huy hiệu quả trừ một loại vắc- xin phòng ngừa COVID-19 hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ở Giai đoạn 3 tại Hoa Kỳ. Loại vắc-xin COVID-19 kia cần tiêm một lần.


Tôi có cần đeo khẩu trang khi được tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19 không?

Tất cả vắc-xin cần được tiêm hai mũi để phát huy hiệu quả trừ một loại vắc- xin phòng ngừa COVID-19 hiện đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng ở Giai đoạn 3 tại Hoa Kỳ. Loại vắc-xin COVID-19 kia cần tiêm một lần.


Nếu tôi đã bị nhiễm COVID-19 và đã khỏi bệnh, tôi có cần tiêm vắc-xin COVID-19 khi chúng ta có vắc-xin không?

Hiện chưa có đủ thông tin để khẳng định rằng liệu và trong bao nhiêu lâu sau khi nhiễm bệnh, một người nào đó sẽ được bảo vệ không bị tái nhiễm COVID-19; đây gọi là miễn dịch tự nhiên. Các bằng chứng sớm cho thấy khả năng miễn dịch tự nhiên đối với COVID-19 có thể không kéo dài lâu nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cho đến khi chúng ta có vắc-xin và Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Phòng Ngừa Miễn Dịch đưa ra các khuyến cáo cho CDC về cách tận dụng vắc-xin phòng chống COVID-19, CDC không thể có ý kiến về việc liệu những người đã nhiễm COVID-19 có nên tiêm vắc-xin COVID-19 hay không.


Tại sao lại cần đến vắc-xin nếu chúng ta có thể làm những điều khác khắc phục như cách ly giao tiếp xã hội và đeo khẩu trang nhằm phòng tránh lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19?

Ngăn chặn môt đại dịch đòi hỏi phải sử dụng tới mọi công cụ có sẵn. Vắc-xin kết hợp với hệ miễn dịch của quý vị để cơ thể của quý vị sẵn sàng chống lại vi-rút nếu quý vị bị phơi nhiễm. Các biện pháp khác, như che miệng và mũi bằng khẩu trang và duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet với người khác, sẽ giúp giảm khả năng phơi nhiễm hoặc làm lây lan vi-rút sang người khác. Thực hiện đồng thời việc tiêm chủng COVID-19 và tuân theo các khuyến cáo của CDC để bảo vệ bản thân và người khác sẽ mang đến sự bảo vệ tốt nhất khỏi COVID-19.


Tôi có cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc gần với người khác sau khi tiêm 02 liều vắc-xin không?

Có. Trong lúc các chuyên gia tìm hiểu thêm về cơ chế bảo vệ mà vắc-xin COVID-19 đem lại trong điều kiện thực tế, việc mọi người tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ sẵn có là rất quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch này, như che miệng và mũi bằng khẩu trang, rửa tay thường xuyên và duy trì khoảng cách tối thiểu 6 feet so với người khác. Vắc xin phòng ngừa COVID-19 cùng với các khuyến cáo sau đây của CDC về cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh sẽ đem lại sự bảo vệ tốt nhất trước bị nhiễm và lây lan COVID-19. Các chuyên gia cần hiểu rõ hơn về cơ chế bảo vệ mà vắc-xin COVID-19 đem lại mới có thể quyết định thay đổi khuyến cáo về các bước mà mọi người nên thực hiện để làm chậm sự lây lan của chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Các yếu tố khác như số lượng người được tiêm vắc-xin và cách vi-rút lây lan trong cộng đồng cũng ảnh hưởng đến quyết định này.


Có bất kỳ loại vắc-xin nào khác có thể giúp tôi tránh nhiễm COVID-19 không?

Hiện vẫn chưa có loại vắc-xin nào có thể ngăn ngừa COVID-19. Tuy nhiên, nhiều tổ chức và tập đoàn tại Hoa Kỳ đang hợp tác để đảm bảo rằng vắc-xin COVID-19 an toàn và hiệu quả sẽ sớm có mặt trên thị trường. Vắc-xin chống cúm sẽ không bảo vệ được quý vị khỏi lây nhiễm COVID-19, nhưng có thể giúp quý vị không bị nhiễm cúm cùng lúc với bệnh COVID-19. Điều này có thể giúp quý vị không bị mắc bệnh nghiêm trọng. Mặc dù việc đưa ra một nhận định chắc chắn về điều gì sẽ xảy ra vào mùa đông là không thể, CDC tin rằng vi-rút cúm và vi-rút gây ra dịch COVID-19 có khả năng lây lan thêm trong giai đoạn này. Điều đó có nghĩa là việc tiêm vắc-xin cúm là quan trọng hơn bao giờ hết.


Liệu sự miễn dịch sau khi bị nhiễm COVID-19 sẽ có thời gian lâu hơn so với tác dụng phòng ngừa của vắc xin chống lại COVID-19?

Khả năng bảo vệ một người có được sau khi đã bị nhiễm bệnh (sự miễn dịch tự nhiên) tùy thuộc vào căn bệnh và ở mỗi người là khác nhau. Do đây là một chủng vi-rút mới, chúng tôi không biết sự miễn dịch tự nhiên chống lại chủng này sẽ tồn tại bao lâu. Một số thử nghiệm dựa trên bằng chứng trước đó trên một số người dường như cho thấy miễn dịch tự nhiên có tác dụng không lâu dài. Về chủng ngừa, chúng tôi không biết sự miễn dịch sẽ có tác dụng trong bao lâu cho đến khi vắc-xin được sản xuất và có thêm dữ liệu về tác dụng của vắc-xin. Cả sự miễn dịch tự nhiên và miễn dịch do vắc-xin đều là những khía cạnh quan trọng đối với dịch COVID-19 mà các chuyên gia đang cố gắng nghiên cứu thêm, đồng thời CDC sẽ tiếp tục thông báo đến cộng đồng nếu có thêm bằng chứng mới.


Bao nhiêu phần trăm dân số sẽ cần tiêm vắc xin để miễn dịch cộng đồng tránh khỏi COVID-19?

Các chuyên gia chưa biết sẽ có bao nhiêu người cần tiêm vắc xin để đạt được miễn dịch cộng đồng đối với dịch COVID-19. Miễn dịch cộng đồng là một thuật ngữ sử dụng để miêu tả thời điểm mà tất cả mọi người đều đã được bảo vệ - dù là khỏi sự nhiễm bệnh trước đó hay để phòng ngừa. Lúc đó vi-rút hoặc vi khuẩn sẽ khó có thể lây lan và gây bệnh. Kết quả là mọi người trong cộng đồng được miễn dịch kể cả khi một số người bản thân họ không có khả năng miễn dịch. Số lượng người cần sử dụng biện pháp bảo vệ để đạt được miễn dịch cộng đồng tùy thuộc vào căn bệnh.


 

enlightenedPHÁT TRIỂN VẮC-XIN


Hiện có bao nhiêu loại vắc-xin COVID-19 đang được phát triển?

Hiện có nhiều loại vắc-xin COVID-19 đang được nghiên cứu phát triển. Từ ngày 24 tháng 11, 2020, các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn (Giai đoạn 3) đang được triển khai hoặc lên kế hoạch cho năm loại vắc-xin COVID-19 tại Hoa Kỳ.


Trước đây đã có loại vắc-xin vi-rút Corona nào được phát triển chưa? Những gì đã biết về nó và liệu thông tin đó có hữu ích hỗ trợ tìm ra vắc-xin COVID-19 không?

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) là hai loại bệnh do vi-rút Corona gây ra, đây là chủng vi-rút có mối liên quan chặt chẽ với vi-rút gây bệnh COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào phát triển vắc-xin cho những loại bệnh này sau khi chúng được phát hiện lần lượt vào năm 2003 và năm 2012. Không có vắc-xin SARS nào đã vượt qua giai đoạn phát triển và thử nghiệm đầu tiên, phần lớn là do không còn quan tâm vì vi-rút đã biến mất. Một vắc-xin MERS (MVA-MERS-S) đã hoàn tất thành công thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 vào năm 2019. Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu vắc-xin trước đó đã được sử dụng để cung cấp thông tin về các chiến lược phát triển vắc-xin phòng ngừa COVID-19.


Tại sao việc phát triển vắc-xin phòng ngừa COVID-19 lại mất nhiều thời gian? Quá trình phát triển vắcxin cúm H1N1 (cúm) chỉ mất có vài tháng.

Khi một chủng cúm mới được xác định, như H1N1 vào năm 2009, các nhà sản xuất vắc-xin đã có thể sử dụng các quy trình tương tự được sử dụng trước đó để sản xuất vắc-xin cúm mùa hàng năm, qua đó tiết kiệm được khoảng thời gian quý giá. Không giống như bệnh cúm, vi-rút Corona chưa có vắc xin hoặc quy trình được cấp phép để phát triển. Ngoài ra, vi-rút Corona gây ra COVID-19 là một chủng vi-rút mới, vì vậy các loại vắc-xin hoàn toàn mới phải được phát triển và thử nghiệm để đảm bảo vắc-xin hoạt động hiệu quả và an toàn. Quy trình thử nghiệm và phê chuẩn vắc-xin  gồm nhiều bước. Nhiều cơ quan và đội ngũ ở Hoa Kỳ đang làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng có thể cung cấp vắc-xin phòng ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả trong thời gian càng sớm càng tốt

 

Thứ tư, 05 Tháng 8 2020 13:31

 

 

Nguồn tham khảo: Đại học Y Dược TPHCM

Trang