Thông tin

Thứ sáu, 19 Tháng 6 2015 12:45

Tại Hàn Quốc, kể từ khi ghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoV đầu tiên ngày 20/5/2015 đến ngày 15/6/2015 đã ghi nhận 150 trường hợp mắc (bao gồm cả một trường hợp mắc ghi nhận tại Trung Quốc), trong đó 16 trường hợp tử vong.

Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã ghi nhận 1.313 trường hợp mắc, 460 trường hợp tử vong, tại 26 quốc gia chủ yếu thuộc vùng Trung Đông, trong đó châu Á có: Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Trung Quốc. Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất vẫn ghi nhận các trường hợp mắc mới.

Bộ Y tế nhận định nguy cơ lây lan dịch bệnh vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do nước ta có giao lưu thương mại, du lịch rất lớn với Hàn Quốc và các quốc gia Trung Đông. Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh MERS-CoV.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Chủ nhật, 24 Tháng 5 2015 19:16

Kính mời quý hội viên xem video clip giới thiệu phần mềm giám sát vệ sinh tay

https://www.youtube.com/watch?v=hC-Y3TupbOk&feature=youtu.be

 

Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 14:33

Kính mời quý hội viên download tài liệu vệ sinh tay của WHO nhân ngày vệ sinh tay toàn cầu 05/05

http://www.who.int/gpsc/5may/EN_PSP_GPSC1_5May_2015/en/

Chủ nhật, 26 Tháng 4 2015 12:27

Kính mời quý hội viên xem video 5 thời điểm rửa tay của WHO:

http://www.cleanhandssavelives.org/safehands/

 

Thứ hai, 09 Tháng 3 2015 14:52

Hiệu quả của việc cải thiện tình trạng vệ sinh bàn tay trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện do MRSA

Tác giả: Marimuthu K, Pittet D, Harbarth S.

Marimuthu K, Pittet D, Harbarth S. The effect of improved hand hygiene on nosocomial MRSA control. Antimicrobial Resistance and Infection Control. 2014;3(34).

Mục đích của bài tổng quan này là xem lại các nghiên cứu xác định mối liên quan giữa việc tăng cường vệ sinh bàn tay với tỷ suất nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (methicillin-resistance Staphylococcus aureus (MRSA)) và xem xét những tranh cãi về mối quan hệ này. Rất nhiều nghiên cứu được xuất bản xác nhận mối liên quan giữa việc gia tăng sự tuân thủ vệ sinh bàn tay và giảm tỷ lệ mắc và nhiễm khuẩn MRSA, bao gồm cả nhiễm khuẩn huyết. Các nghiên cứu đó cũng cho thấy lợi ích kinh tế của các chương trình này. Mặc dù vậy, nhiều vấn đề vẫn chưa được giải đáp, bao gồm mối liên hệ trước sau giữa các chiến lược cải thiện tình trạng vệ sinh bàn tay với việc giảm tỷ suất nhiễm MRSA, liên quan giữa việc cải thiện tình trạng vệ sinh bàn tay với tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ do MRSA, giảm hiệu quả của việc tuân thủ vệ sinh bàn tay trên tỷ suất nhiễm MRSA sau khi đạt được ngưỡng giới hạn và vai trò của phòng ngừa tiếp xúc ở những nơi có tỷ suất nhiễm MRSA thấp và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh bàn tay phù hợp. Tóm lại, tăng cường tuân thủ vệ sinh bàn tay được chúng minh làm giảm tỷ suất nhiễm MRSA; tuy nhiên, nhiều vấn đề phát sinh cần được nghiên cứu kỹ hơn.

Thứ năm, 23 Tháng 10 2014 09:39

Các cơ sở y tế cần nâng cao mức độ cảnh giác và mức độ đáp ứng cao hơn nữa đối với dịch bệnh Ebola, đây là yêu cầu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế trong buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh Ebola, sáng ngày 19/10/2014, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Trong những ngày vừa qua dịch bệnh Ebola vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên việc 3 y tá đang làm việc trong các cơ sở y tế của Tây Ban Nha và Mỹ bị nhiễm virut Ebola khi chăm sóc người bệnh là một sự cố về y tế công cộng, buộc tất cả các quốc gia trên Thế giới phải xem xét, kiểm tra và rà soát lại các biện pháp phòng, chống lây nhiễm viruts Ebola để rút ra các bài học kinh nghiệm.

Thứ tư, 22 Tháng 10 2014 13:32

1. Bệnh do vi rút Ebola là gì?

Bệnh do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola (Ebola haemorrhagic fever), là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%. Dịch bệnh EVD được phát hiện lần đầu tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Vi rút Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô vào năm 1976. Tại Công Gô, vi rút được phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, vì vậy người ta đặt tên là vi rút Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của vi rút này.

2. Vi rút Ebola lây nhiễm sang người như thế nào?

Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người lành tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Trang