Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế đã phê duyệt vaccine phòng COVID-19 của Astra Zeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống dịch. Đây là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Astra Zeneca đã cam kết cung cấp cho Việt Nam khoảng 30 triệu liều trong năm 2021, đồng thời Bộ Y tế vẫn tiếp tục làm việc với các đối tác để có thể tăng thêm số lượng vaccine cho Việt Nam.
Dự kiến trong quý I năm nay, vaccine của Astra Zeneca sẽ có mặt Việt Nam và được tiêm cho người dân. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng chủ động, tích cực đàm phán với Pfizer, Moderna và một số nhà sản xuất vaccine khác để có thêm vaccine cho Việt Nam.
Đối với vaccine trong nước, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ, sát sao và yêu cầu các đơn vị chủ động, khẩn trương triển khai việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và tiến hành sản xuất để sớm có vaccine phục vụ người dân.
- Vaccine Nanocovax do công ty Nanogen sản xuất đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 ngay trong đầu tháng 02/2021.
- Vaccine Covivax của Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) đã được khởi động thử nghiệm giai đoạn 1 ngày 21/01/2021 và dự kiến kết thúc vào cuối tháng 02/2021 để tiếp tục triển khai giai đoạn 2 trong tháng 3/2021.
Dịch COVID-19 vẫn còn đang tiếp diễn trùng với thời điểm bùng phát các bệnh giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm thông thường và viêm mũi dị ứng... Cùng là những bệnh tác động tới hệ hô hấp của con người nên dễ xảy ra nhầm lẫn về các triệu chứng giữa COVID-19 với dị ứng, cúm và cảm lạnh thông thường. Vì vậy, mọi người cần có kiến thức để phân biệt dấu hiệu khi nhiễm cảm lạnh, cảm cúm và virus SARS-CoV-2 để biết cách phòng bệnh và tránh hoang mang. Bệnh do virus SARS-CoV-2, cúm A và cảm lạnh đều có biểu hiện chung của sốt và các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, sổ mũi. Tuy nhiên, dựa vào yếu tố dịch tễ và diễn tiến của bệnh các bác sĩ sẽ có căn cứ để phân biệt ba bệnh này. Người đi lại từ vùng dịch, người tiếp xúc gần với người bệnh đã được chẩn đoán hoặc nghi ngờ trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng là yếu tố dịch tễ của bệnh do COVID-19. Đặc biệt, đối với người có tiền sử viêm xoang, viêm mũi dị ứng và mắc các bệnh về đường hô hấp, sức đề kháng kém nên dễ bị lây nhiễm bệnh do virus và khả năng bội nhiễm tăng. Trong khi các triệu chứng của bệnh viêm xoang như nhức đầu, chảy mũi, khó thở… cũng dễ giống với cúm nên mọi người thường chủ quan. Bỗng dưng bị sốt kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp giữa dịch COVID-19 sẽ khiến nhiều người trở nên hoang mang lo lắng. Vậy người dân nên xử trí ca bệnh giữa mùa dịch như thế nào? Đâu là cách bảo vệ cũng như phòng ngừa các tai mũi họng cho cả gia đình? |
|
Nguồn: Báo Sức khỏe Đời sống