Dịch bệnh

Thứ tư, 08 Tháng 1 2025 07:44

Human metapneumovirus (hMPV) là một loại virus thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. hMPV có liên quan đến virus hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Virus này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm virus, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng. Hiện nay, hMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Ngành Y tế là điều quan trọng.

Thứ ba, 31 Tháng 5 2022 14:50
Pox viruses are oval shaped and have double-strand DNA. There are many types of Pox virus including Chickenpox, Monkeypox and Smallpox. Smallpox was eradicated in the 1970's. Infection occurs because of contact with contaminated animals or people and results in a rash or small bumps on the skin.

Virus đậu mùa khỉ là một loại virus DNA sợi đôi.

Thuộc giống Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae.

Nguồn tham khảo: WHO Việt Nam, CDC Hoa Kỳ

Thứ năm, 19 Tháng 11 2020 13:52

Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.

heartSau đây là bảng tóm tắt cách phòng chống các loại dịch bệnh thường gặpheart:

 

STT

LOẠI DỊCH BỆNH

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

CÁCH PHÒNG BỆNH

1.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa

 

Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A

 

(Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm)

- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân;

- Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt;

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;

- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết;

- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

2.

Bệnh đường hô hấp

 

Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp

- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già.

- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

3.

Bệnh về mắt

 

Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ

- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn;

- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn;

- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch;

- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ;

- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn;

- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

4.

Bệnh ngoài da

 

Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn;

- Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát;

- Không mặc áo quần ẩm ướt;

- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn;

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

5.

Bệnh do muỗi truyền

 

Sốt xuất huyết

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày;

- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng;

- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết;

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; Không tự ý điều trị tại nhà.

 

Thứ bảy, 27 Tháng 2 2016 09:53

Trong khi có các báo cáo về tật đầu nhỏ xảy ra ở những đứa trẻ có mẹ bị nhiễm virus Zika trong thai kỳ, mối quan hệ nhân quả giữa nhiễm virus và các dị tật bẩm sinh vẫn chưa đủ thuyết phục.

Tuy nhiên, các cuộc điều tra gần đây của CDC trên hai trẻ sơ sinh xác nhận virus Zika gây ra tật đầu nhỏ.

TS Tom Frieden, Giám đốc CDC, phát biểu “Cộng tác với các đồng nghiệp Bazil, phòng thí nghiệm của CDC xác nhận có chất liệu di truyền của virus Zika trong mô não của hai trẻ tử vong vì tật đầu nhỏ. Đây là bằng chứng có giá trị nhất cho đến nay xác nhận Zika là nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ nhưng vẫn chưa thể kết luận được. Chúng ta vẫn cần tìm hiểu các mô hình lâm sàng và dịch tễ học để xác định mối quan hệ này”.

“Có nhiều điều chúng ta chưa biết, nếu có quan hệ nhưng quả, chúng ta vẫn chưa biết tam cá nguyệt nào có nguy cơ cao nhất, và tất cả các thai phụ sẽ bị nhiễm hay chỉ một số ít bị nhiễm và những yếu tố nào là yếu tố nguy cơ hay bảo vệ”.

TS Anthiny Fauci, Giám đốc viện quốc gia về truyền nhiễm và dị ứng Hòa Kỳ (NIAID) cho rằng cách dự phòng virus Zika lây từ mẹ sang con tốt nhất là có một vaccine hiệu quả để tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở những nơi có dịch Zika.

“Mặc dù một vaccine an toàn và hiệu quả được kiểm định đầy đủ sẽ không thể có được trong vài năm tới, chúng tôi hy vọng rằng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng sớm các loại vaccines với sự hỗ trợ của viện NIAID trong năm 2016”.

Nhiều loại vaccines thử nghiệm hiện đang được phát triển bởi NIAID bao gồm vaccine từ DNA, vaccine sống và giảm độc lực.

Trong cuộc hợp báo ngắn độc lập của CDC, Frieden nói rằng virus Zika thỉnh thoảng có thể lây qua đường tình dục và hiếm khi lây qua đường máu. Trong trường hợp lây qua đường tình dục, nam sống hoặc đi tới vùng dịch thì nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với bạn tình mang thai hoặc tránh quan hệ trong suốt thời gian bạn tình mang thai.

http://news.mims.com/Vietnam/topic/Infectious-Diseases/Evidence-linking-Zika-virus-and-microcephaly-strong-but-not-conclusive?elq_mid=3758&elq_cid=19677

 

Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 13:36

TTO – Mt nhóm bác sĩ Argentina cho rng, nguyên nhân gây chng teo não không phi virút Zika mà do hóa cht dit u trùng mui có trong ngun nước sinh hot ti Brazil.

Không phải Zika mà hóa chất của Monsanto gây teo não?

Một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng dịch teo não bất thường ở trẻ sơ sinh tại Brazil không phải do virút Zika mà do một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt - Ảnh: Techtimes

 

Theo Techtimes, các bác sĩ thuộc Physicians in Crop-Sprayed Towns (PCST) của Argentina cho biết, năm 2014, một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi (có khả năng gây dị tật ở loại côn trùng gây hại này) đã được bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil để chặn đà sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.

Loại hóa chất này có tên Pyriproxyfen này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn do chính phủ Brazil triển khai. Pyriproxyfen là hóa chất diệt ấu trùng do công ty Sumimoto, một công ty con của tập đoàn Monsanto (Mỹ) đóng tại Nhật Bản sản xuất.

Báo cáo của PCST cho biết: “Việc các trường hợp bị teo não xảy ra ở hàng ngàn trẻ sơ sinh là con của những thai phụ đang sống tại các khu vực chính quyền đã đưa chất Pyriproxyfen vào xử lý nguồn nước là chuyện không hề ngẫu nhiên”.

Chẳng hạn Bộ y tế Brazil đã phát hiện thấy chất Pyriproxyfen trong các khu chứa nước ở bang Pernambuco. Trong khu vực này loài muỗi Aedes mang virút Zika cũng tăng trưởng với số lượng cực lớn.

Pernambuco cũng là bang đầu tiên ở Brazil phát hiện ra sự cố dị tật não ở trẻ sơ sinh. Số ca bệnh của bang này chiếm tới 35% tổng số ca trẻ sơ sinh bị teo não tại Brazil.

Nhóm bác sĩ Argentina cũng chỉ ra trong các dịch lây lan virút Zika trước đó, không ghi nhận bất cứ trường hợp bị teo não nào. Trên thực tế, khoảng 75% người dân sống tại những nước có dịch virút Zika hoành hành đều đã từng bị nhiễm loại virút do muỗi vằn truyền này.

Tại các nước như Colombia, nơi có tới hàng trăm ngàn người nhiễm virút Zika, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị teo não liên quan tới Zika.

Khi tổng thống Colombia công bố việc có rất nhiều công dân trong nước bị nhiễm virút Zika nhưng chưa xác định trường hợp nào bị teo não, những kết luận của nhóm bác sĩ có vẻ như đã dần sáng tỏ hơn.

Khoảng 3.177 thai phụ ở Colombia bị nhiễm virút Zika, nhưng báo cáo của PCST cho biết những phụ nữ này đều đang mang thai nhi khỏe mạnh hoặc đã sinh ra những đứa trẻ bình thường.

Trên trang web công ty, hãng Sumitomo nói hóa chất Pyriproxyfen của họ chỉ gây nguy cơ rất nhỏ với các loài chim, cá và động vật có vú.

Tuy nhiên những dữ kiện liên quan thì có vẻ không như vậy. Tháng 1 năm nay, báo Washington Post cho biết sau khi các chuyên gia kiểm tra 732 trường hợp trong số 4.180 ca teo não được cho có liên quan tới virút Zika, họ kết luận hơn một nửa trong đó không hề liên quan virút Zika. Chỉ 270 trường hợp được khẳng định đã bị teo não vì loại virút này.

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160215/khong-phai-zika-ma-hoa-chat-cua-monsanto-gay-teo-nao/1051648.html

Thứ hai, 15 Tháng 2 2016 13:32

TTO - Giới khoa học quốc tế cảnh báo virút Zika gây teo não ẩn nấp sâu trong các bộ phận cơ thể mà hệ miễn dịch không thể quét tới, do đó càng nguy hiểm và khó đối phó hơn.

Virút Zika ẩn nấp sâu trong cơ thể, khó bị diệt
 
Theo Reuters, các nhà nghiên cứu cho biết virút Zika có thể tồn tại trong tinh trùng tới 62 ngày sau khi một bệnh nhân 68 bị lây nhiễm hồi năm 2014. Trước đó cũng đã có đủ bằng chứng cho thấy virút Zika trú ngụ trong mô não phôi thai, nhau và nước ối.

Hồi đầu tuần, một nhóm chuyên gia Slovakia công bố nghiên cứu cho thấy virút Zika tập trung trong não một bào thai và tiếp tục nhân bản.

“Đến nay chúng ta mới chỉ biết virút Zika tồn tại trong máu ở khoảng thời gian rất ngắn, từ một tuần đến 10 ngày. Giờ chúng ta biết thêm nó tồn tại trong tinh dịch. Sau khi bệnh nhân được chữa trị, chúng ta không biết nó có thể trốn ở đâu” - bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) thừa nhận.

Bác sĩ Fauci nhận định việc virút Zika tồn tại dai dẳng trong cơ thể bệnh nhân cũng tương tự như virút thử thần Ebola. Trong nhiều trường hợp, virút Ebola tồn tại trong tinh dịch và dịch mắt của bệnh nhân đã khỏi qua nhiều tháng.

Một số cơ quan trong cơ thể như não, mắt, nhau… là nơi hệ miễn dịch không thể đụng đến. Chúng được bảo vệ khỏi các kháng thể để ngăn chặn nguy cơ hệ miễn dịch tấn công các mô trọng yếu. Nhưng khi một virút xâm nhập các cơ quan này thì sẽ rất khó quét sạch chúng.

“Ở các cơ quan này, virút sẽ tiếp tục tồn tại, thậm chí sinh sản” - bác sĩ William Schaffner thuộc Trung tâm Y tế ĐH Vanderbilt cảnh báo.

Virút Zika chỉ gây một số triệu chứng nhẹ, nhưng là nguyên nhân dẫn tới bệnh teo não ở trẻ sơ sinh. Hôm 1-2 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố Zika là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu. 

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20160213/virut-zika-an-nap-sau-trong-co-the-kho-bi-diet/1051012.html

Trang