Bằng chứng thuyết phục nhất hiện nay cho thấy có mối liên quan giữa nhiễm virus Zika và tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, được đăng trên The New England Journal of Medicine. Virus Zika được xác nhận tồn tại trong não của thai nhi bị phá vì tật đầu nhỏ nghiêm trọng, không có nguyên nhân nào khác được xác định ngoài việc thai phụ bị nhiễm Zika. Virus tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Tổ chức sức khỏe thế giới ban hành các khuyến cáo về du lịch, khuyên những thai phụ nên hoãn các chuyến đi tới khu vực có virus Zika và cánh báo nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục.
Điểm báo
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học dự phòng Mỹ (American Journal of Preventive Medicine) cho thấy những người hút thuốc lá được chẩn đoán bị bệnh truyền nhiễm, thường được sử dụng kháng sinh điều trị cao hơn 20-30% so với người không hút thuốc lá (OR=1,2; 95%KTC: 1,02-1,42). Người kê toa nên hiểu rằng hút thuốc lá có liên quan tới việc kê toa kháng sinh nhiều hơn và điều này sẽ làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh trong cộng đồng.
Nguồn:
http://www.ajpmonline.org/article/S0749-3797(15)00749-7/abstract
Co-trimoxazole làm giảm nguy cơ nhiễm sốt rét ở người nhiễm HIV/AIDS. Co-trimoxazole dự phòng được tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng cho người nhiễm HIV ở vùng có tỷ suất bệnh truyền nhiễm cao, gồm cả sốt rét. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng ở Kenya cho thấy ngưng sử dụng Co-trimoxazole ở người nhiễm HIV type 1 đang được điều trị ART, làm tăng tỷ suất mới mắc sốt rét, nhưng không tăng tỷ suất mới mắc viêm phổi và tiêu chảy.
Nguồn:
http://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.1001934
Thời gian nghỉ giữa lần tham vấn nhiễm khuẩn hô hấp và sử dụng kháng sinh có thể làm giảm sử dụng kháng sinh. Một nghiên cứu đăng trên JAMA so sánh 4 chiến lược sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp không có biến chứng: (1) bệnh nhân được phát kháng sinh và được khuyên chỉ sử dụng kháng sinh nếu sau ba ngày họ không cảm thấy khỏe hơn; (2) bệnh nhân được khuyên đợi ba ngày nhưng họ phải tới trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu để lấy kháng sinh; (3) bệnh nhân được phát kháng sinh và uống ngay tại đó; (4) bệnh nhân không được phát kháng sinh. Chiến lược chậm sử dụng kháng sinh (1) và (2) giảm sử dụng kháng sinh so với chiến lược uống kháng sinh tại chỗ, tuy nhiên, chiến lược 2 là tốt nhất: 23% bệnh nhân tới cơ sở y tế để dùng kháng sinh so với 32% bệnh nhân dùng kháng sinh tại nhà. Bệnh nhân sử dụng chiến lược chậm dùng kháng sinh bị bệnh lâu hơn vài ngày so với nhóm dùng kháng sinh tại chỗ, nhưng độ nặng lâm sàng là như nhau.
Nguồn:
Sử dụng kháng sinh là vấn đề lớn cùa toàn cầu và mỗi quốc gia nên thiết lập mục tiêu sử dụng hạn chế và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu này. Báo cáo mới nhất của Vương Quốc Anh trên tạp chí kháng kháng sinh (The Review on Antimicrobial Resistance) tập trung vào sử dụng kháng sinh trên gia súc. Báo cáo tranh luận rằng giới hạn quốc gia về sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp nói chung như đặt mục tiêu số miligram kháng sinh cho mỗi kg động vật. Báo cáo cho rằng nên cấm sử dụng kháng sinh trên gia súc – mỗi quốc gia tự xác định chiến lược để đạt được những mục tiêu đó là giải pháp hiệu quả.
Nguồn:
Các bác sĩ thú y đến trang trại heo có nguy cơ bị nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin ở gia súc cao hơn, một nhóm nghiên cứu từ viện Robert Koch của Đức đã viết trên một bài báo được xuất bản tuần này trên tạp chí bệnh nhiễm lâm sàng (Clinical Infectious Diseases). Các tác giả tiến hành nghiên cứu trong năm 2008-2009 trên 700 bác sĩ thú y và tìm thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với heo và việc xâm thực của tụ cầu vàng kháng meth ở gia súc qua đường mũi.
Nguồn:
Chỉ 43% bệnh viện của Hoa Kỳ và 1,3% bệnh viện của cựu binh yêu cầu tất cả nhân viên phải tiêm vaccine cúm. Những lý do hàng đầu bệnh viện đưa ra khi không yêu cầu tất cả nhân viêm tiêm ngừa cúm là do nhân viên và công đoàn phản đối. Tác giả chính của một nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Dịch tễ học bệnh viện và kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng viết trên Tạp chí Wall Street rằng cần phải cứu các sinh mạng bằng cách đặt ra mục tiêu yêu cầu tiêm ngừa trước năm 2020. Đồng tác giả của nhóm nghiên cứu nói rằng “nói thẳng ra thì các bệnh viện của Mỹ có rất nhiều việc phải làm”.
Nguồn: