Dịch Elizabethkingia, một loại nhiễm khuẩn hiếm khi xuất hiện ở người đã được báo cáo tại ban Wisconsin, Hoa Kỳ. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, khó thở, ớn lạnh hoặc viêm mô tế bào. Cần xét nghiệm để xác định bệnh. Đã có 48 người được xác nhận bị nhiễm vi khuẩn trong ngày 10/03, trong đó có 18 người đã tử vong. Hầu hết những người bị nhiễm khuẩn đều >65 tuổi và có những bệnh nghiêm trọng khác. Elizabethkingia hiện không phải là bệnh truyền nhiễm cần báo cáo với CDC. Mặc dù nó rất phổ biến trong môi trường, nhưng người bị nhiễm bệnh này rất hiếm và thường xuất hiện ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng. CDC đã gởi một đội điều tra tới Wisconsin để tìm hiểu nguyên nhân gây dịch này.
Điểm báo
Vac xin Zika còn nhiều năm nữa theo báo cáo của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO). Các chuyên gia sức khỏe toàn cầu đã hợp tại Geneva đưa ra 3 chiến lược đối phó với Zika: Vac xin, công cụ chẩn đoán và công cụ kiểm soát vector. 18 nhóm nghiên cứu đang làm việc để phát triển vac xin, nhóm thành công nhất cũng cần nhiều tháng trước khi bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng sớm ở người. Jorge Kalil, trưởng trung tâm nghiên cứu Brazil, cho rằng có được vac xin trong vòng 3 năm là “quá lạc quan”. Trong giai đoạn dịch này, công cụ chẩn đoán là quan trọng, đặc biệt là để phân biệt nhiễm Zika với Dengue và Chikungunya – hai bệnh tương tự và cũng lây truyền qua cùng loại muỗi.
Sử dụng kháng sinh thường xuyên ở trẻ sinh non có thể giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn nhưng có tác dụng không mong muốn là làm suy giảm hệ vi sinh đường ruột và tăng vi khuẩn kháng thuốc. Nghiên cứu đăng trên tạp chí vi sinh học của Nature báo cáo các nhóm vi khuẩn đường ruột đa kháng thuốc (Enterobacteriaceae) gồm Escherichia, Klebsiella và Enterobacter ở những trẻ sinh non dùng kháng sinh thường xuyên. Ba loại kháng sinh liên quan tới giảm sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột là meropenem, cefotaxime và ticarcillin-clavulanate. Barbara B Warner, đồng tác giả của nghiên cứu, phát biểu “thông thường sử dụng kháng sinh không gây hại và có lợi. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sử dụng kháng sinh phổ rộng ở trẻ sinh non có tác dụng phụ”.
TS Bruno de Paula Freitas, Khoa Mắt, Bệnh viện Geral Roberto Santos ở Salvador, Brazil, tuyên bố “một tỷ lệ lớn trẻ bị tật đầu nhỏ có tổn thương thị lực”. “Ở những vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao, Bác sĩ nhãn khoa cần chú ý tới nguy cơ để lại di chứng thị lực liên quan tới virus Zika bẩm sinh”.
Freitas và đồng nghiệp thuộc Đại học liên bang Sao Paulo, Brazil đã phân tích 29 trẻ bị tật đầu nhỏ (chu vi≤ 32cm) được chẩn đoán nhiễm Zika bẩm sinh trong tháng 12/2015 và phát hiện hầu hết những đứa trẻ này bị tổn thương hoàng điểm và khu vực quanh hoàng điểm ở cả hai mắt và có bất thường thần kinh thị giác.
Trong số 29 bà mẹ, 23 bà có triệu chứng và dấu hiệu nghi do nhiễm Zika (đau khớp, nhức đầu, sốt, ngứa và phát ban) trong suốt thai kỳ. 18 người có triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ nhất.
Bất thường ở mắt được xác định ở 10 đứa trẻ có tật đầu nhỏ. Trong số 20 mắt của 10 đứa trẻ này, 17 mắt có bất thường khi soi đáy mắt. Bất thường hai mắt được xác định ở 7 trong số 10 trẻ có tổn thương mắt, nhiều nhất là sắc tố võng mạc và teo võng mạc ở 11 trong số 17 mắt có bất thường. Bất thường thần kinh thị giác cũng được xác định trong 8 mắt.
Nhóm nghiên cứu tuyên bố “Kết quả nghiên cứu giúp ban hành các hướng dẫn quản lý và thực hành lâm sàng.…. Những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ nên được khám mắt định kỳ để xác định tổn thương”.
Bình luận về nghiên cứu này TS Lee M Jampol và Debra A Goldstein thuộc đại học Northwestern, trường Y Feinberg, Chicago, Hoa Kỳ cho rằng nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm virus Zika là nguyên nhân của sẹo giác mạc và có thể gây ra các bất thường nhãn khoa khác ở trẻ có tật đầu nhỏ tại Brazil.
Sáu tháng sau khi dịch Zika xảy ra tại Brazil, số trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ đã tăng tới 3.174 trẻ trong tháng 01 năm nay. Hiện tại số ca tật đầu nhỏ được báo cáo tăng 20 lần tại khắp đất nước Brazil mà tạm thời được xác nhận là do virus Zika.
TS Jampol và Goldstein phát biểu “tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn là giả thuyết vì xét nghiệm huyết thanh xác định Zika chưa được thực hiện tại Brazil vào thời điểm dịch xảy ra và có thể nhầm lẫn với các nguyên nhân gây tật đầu nhỏ khác như di truyền, chuyển hóa, liên quan tới ma túy, các vấn đề sản khoa như thiếu oxy máu, suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng”. Tương tự vậy, các tổn thương thị lực được mô tả có liên quan tới Zika cũng chỉ là giả thuyết”.
Tuy nhiên, nếu giả thuyết này là đúng, các bác sĩ lâm sàng trong khu vực nhiễm Zika cần thực hiện khám nhãn khoa cho những đứa trẻ bị tật đầu nhỏ. Còn quá sớm để khuyến cáo khám nhãn khoa cho tất cả trẻ bị tật đẩu nhỏ được sinh ra trong vùng nhiễm Zika.
Chính sách kháng sinh toàn cầu có thể đảm bảo sử dụng kháng an toàn, hiệu quả để chống lại các nhiễm khuẩn bằng cách tăng tiếp cận kháng sinh và làm giảm tối đa việc sử dụng kháng sinh quá mức. Ramanan Laxminarayan, giám đốc trung tâm các bệnh năng động, kinh tế và chính sách (the centers for Disease dynamics, economics and policy), viết trên trang blog của CDC (Our Global Voices). Báo cáo cho thầy sử dụng kháng sinh ở trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi ở 101 quốc gia có thể dự phòng được 455.000 ca tử vong hàng năm. Nghiên cứu của Lancet cho thấy tiêm ngừa vaccine liên hợp phế cầu khuẩn cho trẻ em dưới 5 tuổi sẽ làm giảm 50% số ngày sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi.
Sử dụng faropenem, thế hệ cuối của carbapenem chưa được cho phép sử dụng tại Hoa Kỳ, nhưng đăng tỷ lệ sử dụng tăng rất nhanh tại Ấn Độ. Hầu hết cá thuốc carbapenems được tiêm tĩnh mạch, giúp giữ cho chúng vẫn còn hiệu lực chống lại các vi khuẩn đa kháng thuốc nặng, nhưng faropenem được sử dụng qua đường uống. Tỷ lệ sử dụng faropenem tăng 154% trong giai đoạn 2010-2014 vượt quá tỷ lệ sử dụng kết hợp của tất cả các thuốc carbapenem trong cùng thời điểm. Các nhà nghiên cứu cảnh báo nguy cơ gia tăng tiềm ẩn chủng vi khuẩn đường ruột kháng carbapenem (Carbapenem-resistant Enterobacteriaceae) do sự gia tăng sử dụng carbapenem trong khu vực.
Những khu nghèo ở Mỹ có số ca nhập viện do những bệnh giống cúm cao hơn trong mùa cúm, theo báo cáo tuần của trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Trong mùa cúm 2010-2011 và 2011-2012, tỷ suất nhập viện do cúm hiệu chỉnh theo tuổi trong những khu vực có từ 20% hộ nghèo trở lên cao hơn hai lần những khu vực có số hộ nghèo ít hơn 5%. Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn ở những khu vực nghèo. Báo cáo cho thấy ngoài miễn dịch quần thể rất thấp do tỷ lệ tiêm chủng thấp, người dân ở các khu nghèo còn có chịu nhiều vấn đề sức khỏe hơn, bệnh dễ lây lan hơn dẫn tới tỷ suất nhập viện cao hơn.