Thông tin

Thứ tư, 27 Tháng 6 2018 22:07

Cả 3 bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, cùng 4 người khác.

Trong số 7 bệnh nhân cúm A/H1N1 này thì đến 5 ca bệnh nặng. Họ vốn đang mắc các bệnh nền nghiêm trọng, khiến cúm diễn tiến nặng hơn. Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết 7 bệnh nhân nằm trong 12 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 từ ngày 11/6. Những người bệnh khác hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định. 

Đây là chùm ca bệnh H1N1 đầu tiên xuất hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, xảy ra trong thời gian ngắn. 5 tháng đầu năm bệnh viện ghi nhận rải rác khoảng 10 ca. 

Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi ngày khám chữa bệnh cho khoảng 20.000 người kể cả thân nhân bệnh nhân và nhân viên y tế. Do đó cúm H1N1 nguy cơ dễ dàng lây lan rộng tại viện. Từ khi phát hiện những bệnh nhân cúm A/H1N1 đầu tiên, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thành lập ban chỉ đạo chống cúm để ngăn chặn dịch bùng phát.

"Ngày 11/6 xuất hiện chùm ca bệnh đầu tiên, đến ngày 20/6 không còn bệnh nhân mắc mới, bệnh viện hy vọng khống chế được dịch trong thời gian ngắn, không cho lây lan", bác sĩ Hùng cho biết. 

Khu vực cách ly bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: L.P

Khu vực cách ly bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: L.P.

Cúm A/H1N1 hiện được xem là cúm mùa thông thường. Đối với người khỏe mạnh, độc lực của virus H1N1 không cao. Với bệnh nhân mạn tính, người suy giảm miễn dịch nhiễm virus sẽ làm thúc đẩy bệnh nền, gây tổn thương phổi, tổn thương đa tạng, khả năng biến chứng nặng nề.

Bác sĩ Hùng khuyến cáo những người có yếu tố nguy cơ như trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch... nên chích ngừa cúm định kỳ hàng năm.

Để phòng cúm, nên hạn chế tập trung chỗ đông người, đặc biệt nơi có người mắc cúm, nghi ngờ cúm. Trong trường hợp tiếp xúc người bệnh, phải giữ khoảng cách an toàn khoảng 1,3 m. Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân phải đeo khẩu trang. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, thuốc sát khuẩn nhanh. Nên súc họng, vệ sinh hầu họng thường xuyên. 

Đây là bệnh viện thứ hai tại TP HCM xuất hiện chùm ca cúm A/H1N1 trong 6 tháng đầu năm. Vào đầu tháng 6, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP HCM) cũng phát hiện hàng chục trường hợp dương tính với cúm H1N1. Nguồn lây bệnh chính là nữ bệnh nhân hoãn mổ sáng 1/6 tại Khoa Nội soi. Có 83 bệnh nhân khám và điều trị tại khu nội soi, cùng nhân viên y tế nghi ngờ có tiếp xúc với các bệnh nhân được cách ly. Bệnh viện phải tạm đóng cửa khoa nội soi 3 ngày, tiến hành khử khuẩn toàn viện. 

Lê Phương

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/3-nguoi-benh-cum-a-h1n1-tai-benh-vien-cho-ray-phai-tho-may-3768735.html?vn_source=rcm_detail&vn_medium=thoisu&vn_campaign=rcm&ctr=rcm_detail_env_4_click_thoisu

Thứ tư, 27 Tháng 6 2018 22:05

Sau 1 ngày có bệnh nhân tử vong do cúm A/H1N1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa xác định thêm 3 trường hợp nhiễm virus nguy hiểm này.

Nữ bệnh nhân 28 tuổi này nhập viện đêm 10/2 trong tình trạng sốt, ho, suy hô hấp, được chẩn đoán viêm phổi nặng, nghi nhiễm cúm A/H1N1. Sau 4 ngày điều trị cách ly theo phác đồ trị cúm, sức khỏe chị Xuất cải thiện hơn nhưng vẫn còn nguy kịch.

Hai bệnh nhân còn lại sức khỏe tiến triển tốt, không suy hô hấp.

Trước đó, ngày 5/2, Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa tiếp nhận bệnh nhân Huỳnh Thanh Tuấn (30 tuổi, ngụ TP Nha Trang) trong tình trạng mệt, ho, suy hô hấp nặng, suy đa tạng. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm dương tính với virus cúm A/H1N1.

Hơn một tuần điều trị, bệnh nhân vẫn nguy kịch và tử vong vào chiều 13/2.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Khánh Hòa đang giám sát những người tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 và điều tra dịch tễ, xử lý môi trường quanh gia đình người bệnh.

Hoàng Văn

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nhieu-benh-nhan-o-khanh-hoa-nhiem-cum-a-h1n1-2951743.html

Thứ tư, 27 Tháng 6 2018 22:03

Vi rút T-lumphotropic týp 1 ở người (HTLV-1) đã lan rộng trên cộng đồng bản địa gần trung và bắc Úc, các chuyên gia bệnh truyền nhiễm Úc chưa từng biết tới loại vi rút gây suy giảm này, lây lan qua đường tình dục, bú mẹ và truyền máu. Các nhà Y tế công cộng ủng hộ chiến dịch xét nghiệm và nâng cao nhận thức để ngăn ngừa phụ nữ trong các cộng đồng bị nhiễm bệnh từ bỏ việc nuôi con bằng sữa mẹ, ngăn gia tăng sự phân biệt chống lại người bản địa và cung cấp các dữ liệu cần thiết một cấp kịp thời hơn. Hiện tại, mất 6 tháng để có kết quả xét nghiệm.

Nguồn: http://www.contagionlive.com/news/hivs-ancient-cousin-htlv-1-surging-through-indigenous-australian-communities

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:38

Trong số các tác nhân gây bệnh quan trọng đe dọa bệnh nhân nội trú và suy giảm miễn dịch, Klebsiella pneumoniea tạo ra 410 loại gien kháng kháng sinh (AMR) từ gien nguyên thủy ở vi khuẩn trong môi trường tới khi nhiễm cho người, gây khó khăn cho điều trị. Gien K. Pneumoniae thay đổi và các plasmid-permissive, nơi mà phần lớn các gien kháng kháng sinh được tìm thấy, sinh ra plasmid.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1369527418300225

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:30

91 người chết do dịch hạch và hơn 1.700 ca được báo cáo tại Yemen từ 10/2017. Dịch hạch trở thành dịch khi chương trình tiêm ngừa thường xuyên bị gián đoạn do chiến tranh, thảm họa tự nhiên và các khủng hoảng nhân đạo khác.

Nguồn: http://www.worldbulletin.net/news/201974/diphtheria-outbreak-kills-91-in-yemen

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:23

Quỹ dự trữ vắc xin dịch tả đường uống toàn cầu đã phải mở kho để sử dụng tại Bangladesh, nơi mà hàng triệu người Rohingya đã đến tị nạn sau khi thoát khỏi Myanma. Theo báo cáo của WHO trên Lancet, trung tâm nghiên cứu bệnh dịch tả quốc tế - Bangladesh và nhân viên y tế của chính phủ Bangladesh, triển khai vắc xin tả được Liên Minh vắc xin quốc tế triển khai từ tháng 10/2017. Mùa gió mùa 2018, Devex News báo cáo lũ lụt và đường xá bị xuống cấp do mưa nhỏ làm tăng các vấn đề liên quan tới vệ sinh và thoát nước kém làm tình hình trong các trại tị nạn trầm trọng hơn.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(18)30993-0/fulltext

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:14

Các nhà nghiên cứu của CDDEP gồm Eili Klein và Katie Tseng cùng với sự phối hợp của Đại học Johns Hopkins và Trung tâm y khoa Đại học Tây Nam Texas vừa công bố một nghiên cứu mô tả các nhiễm khuẩn gây ra do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) không đắt hơn chi phí điều trị tụ cầu vàng nhạy methicillin (MSSA). Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu trước đây cho thấy điều trị MRSA tốn kém nhiều hơn là MSSA.

Nguồn: https://academic.oup.com/cid/advance-article/doi/10.1093/cid/ciy399/4995458

Trang