hics hics hics
Thông tin
Ngày 27/12 năm nay là ngày đầu tiên trong chuỗi “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” hằng năm.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.
Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cá nhân và các thành phần liên quan khác kỷ niệm Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó, có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.
Trên tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27-12 đầu tiên, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này, trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung sau:
1 | Tăng cường phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế cũng như nỗ lực của các thể chế đa phương trong quản trị toàn cầu, với Liên Hiệp Quốc giữ vai trò trung tâm, nhằm đẩy lùi COVID-19, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh. |
2 | Lấy lợi ích của người dân làm trung tâm cho mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Trước mắt cần bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vắcxin và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý. |
3 |
Chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hòa các giải pháp bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế...
|
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm |
Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.
Sau đây là bảng tóm tắt cách phòng chống các loại dịch bệnh thường gặp:
STT |
LOẠI DỊCH BỆNH CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP |
CÁCH PHÒNG BỆNH |
---|---|---|
1. |
Bệnh lây qua đường tiêu hóa |
|
|
Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A
(Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm) |
- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân; - Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; - Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt; - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; - Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết; - Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin. |
2. |
Bệnh đường hô hấp |
|
|
Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp |
- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già. - Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp. - Đảm bảo đủ dinh dưỡng. - Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong. |
3. |
Bệnh về mắt |
|
|
Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ |
- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; - Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; - Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; - Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; - Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn; - Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành. |
4. |
Bệnh ngoài da |
|
|
Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt |
- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn; - Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát; - Không mặc áo quần ẩm ướt; - Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn; - Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân. |
5. |
Bệnh do muỗi truyền |
|
|
Sốt xuất huyết |
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; - Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; - Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết; - Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; Không tự ý điều trị tại nhà. |
Chiều 15-11 tại trụ sở Bộ Y tế diễn ra buổi lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế cho ông Nguyễn Thanh Long. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và trao quyết định bổ nhiệm cho tân Bộ trưởng Bộ Y tế.
PGS.TS Nguyễn Thanh Long, sinh năm 1966, có học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Y học được Quốc hội phê chuẩn vào chức danh Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 12-11 và sau đó được Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thanh Long: “Đồng chí tân Bộ trưởng Y tế – GS.TS. Nguyễn Thanh Long là một người lãnh đạo có trình độ. Đặc biệt khi dịch COVID-19 xảy ra và bùng phát, với rất nhiều kinh nghiệm trong công tác dự phòng và phòng, chống dịch, đồng chí đã nhanh chóng phát huy vai trò tham mưu cho Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia nhiều quyết sách quan trọng góp phần vào thành công trong cuộc chiến với COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định cho Bộ trưởng Bộ Y tế |
Thủ tướng nhấn mạnh, trong thời gian tới Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cần chỉ đạo ngành Y tế thực hiện tốt 10 nhiệm vụ:
1. Kiểm soát tốt dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, sốt xuất huyết và cúm mùa…
2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, cơ chế tài chính để nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh với yêu cầu dễ tiếp cận dịch vụ y tế hơn và giảm chi phí hơn nữa trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
3. Tập trung cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, kiểm soát tốt hơn nữa chi phí y tế, dược phẩm, thực phẩm, vật tư trang thiết bị y tế; công khai minh bạch trong quản lý cấp phép, đấu thầu, mua sắm thuốc; công khai giá thuốc, giá trang thiết bị, giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh.
4. Nâng cao chất lượng công tác an toàn thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn trường học, khu công nghiệp.
5. Mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế toàn dân và phạm vi thanh toán bằng bảo hiểm y tế, quan tâm các đối tượng chính sách như người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt, người có công, người già. Đảm bảo mọi người dân được chăm sóc sức khỏe bình đẳng. Ngành y tế phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân tốt hơn nữa.
6. Chấn chỉnh hoạt động xã hội hóa nguồn lực trong phát triển y tế tại các bệnh viện công lập. Xã hội hóa nguồn lực trong y tế là một chủ trương đúng đắn, Bộ Y tế cần tập trung cơ chế chính sách và công cụ quản lý không để tình trạng thương mại hóa quá mức.
7. Tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở, thúc đẩy hệ thống khám chữa bệnh từ xa cả về số lượng và chất lượng, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận y tế chất lượng tốt ngay tại y tế cơ sở. Ngành y tế cần đổi mới hình thức thông tin để nâng cao nhận thức của người dân trong việc tự bảo vệ tự chăm sóc sức khỏe bản thân, quản lý theo dõi sức khỏe từng người dân tầm soát phát hiện sớm bệnh.
8. Nâng cao nội lực y tế nước nhà phát triển hài hòa cả đông y và tây y trên nền tảng ứng dụng công nghệ mới.
9. Đổi mới toàn diện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế cả về chuyên môn nghiệp vụ và y đức.
10. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ mới trong y học, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế
Lớp tập huấn "HỒI SỨC TIM PHỔI & KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM SARS-CoV-2"
Thời gian: 14-15/10/2020
Địa điểm: Bệnh viện Quân Y 175