Thông tin

Thứ bảy, 27 Tháng 2 2021 09:31

HICS HICS HICS

Thứ năm, 11 Tháng 2 2021 15:29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HICS HICSNguồn: VnExpress.net

Thứ năm, 11 Tháng 2 2021 10:00

hics hics hics

Thứ sáu, 01 Tháng 1 2021 00:44

HICS HICS

Thứ hai, 28 Tháng 12 2020 13:32

Ngày 27/12 năm nay là ngày đầu tiên trong chuỗi “Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh” hằng năm.

Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ĐHĐ LHQ) trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại ĐHĐ LHQ.

Nghị quyết kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ, các tổ chức trong hệ thống của LHQ, các tổ chức quốc tế và khu vực khác, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, các cá nhân và các thành phần liên quan khác kỷ niệm Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh hàng năm nhằm tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh dịch, từ đó, có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.  

 

Trên tinh thần kỷ niệm Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27-12 đầu tiên, Thủ tướng kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân nhiệt liệt hưởng ứng và triển khai thực hiện hiệu quả nghị quyết này, trong đó đặc biệt quan tâm những nội dung sau:

1 Tăng cường phối hợp chính sách, đoàn kết hành động và đề cao hợp tác quốc tế cũng như nỗ lực của các thể chế đa phương trong quản trị toàn cầu, với Liên Hiệp Quốc giữ vai trò trung tâm, nhằm đẩy lùi COVID-19, phòng chống hiệu quả các dịch bệnh.
2 Lấy lợi ích của người dân làm trung tâm cho mọi chính sách và hành động, ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người. Trước mắt cần bảo đảm người dân ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ đều có thể tiếp cận vắcxin và thuốc điều trị COVID-19 với giá cả hợp lý.
3
Chủ động thích ứng trong giai đoạn "bình thường mới", triển khai đồng bộ và hài hòa các giải pháp bảo đảm phòng chống dịch đi đôi với phục hồi kinh tế, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư xuyên biên giới, duy trì các chuỗi cung ứng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm, trang thiết bị y tế...

 

 
 

 

 

 

Thứ sáu, 27 Tháng 11 2020 13:07
Thông tin chung về bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore (hay tên gọi khác là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomalle gây ra. Vi khuẩn B.pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B.pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người. 
 
Bệnh Whitmore là bệnh ít gặp, không lây lan thành dịch. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương và gần đây được ghi nhận gia tăng tại một số địa phương.
 
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...
 
Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B.pseudomallei và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
 
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn và thực hiện ăn chín uống chín… 
 
Trong thời gian gần đây, tại các tỉnh Miền Trung sau các mưa lũ liên tiếp làm cho vệ sinh môi trường tại các vùng dân cư bị ô nhiễm là tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có ghi nhận gia tăng các trường hợp mắc bệnh Whitmore và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận them các trường hợp mắc trong thời gian tới ở nhiều địa phương trong khu vực.
 
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm

 

 
Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp như sau:
 
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
 
- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
 
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
 
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
 
- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.
 
- Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễm dịch ... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
 
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
 
Nguồn: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế
Thứ năm, 19 Tháng 11 2020 13:52

Theo Bộ Y tế, trong và sau mưa lũ sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.

Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết, đặc biệt là nguy cơ của dịch bệnh COVID-19 trong điều kiện bão lũ, thiên tai.

heartSau đây là bảng tóm tắt cách phòng chống các loại dịch bệnh thường gặpheart:

 

STT

LOẠI DỊCH BỆNH

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP

CÁCH PHÒNG BỆNH

1.

Bệnh lây qua đường tiêu hóa

 

Tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A

 

(Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm)

- Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân;

- Thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Đảm bảo đủ nuớc sạch cho ăn uống, sinh hoạt;

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh;

- Xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết;

- Uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

2.

Bệnh đường hô hấp

 

Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp

- Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già.

- Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng.

- Chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

3.

Bệnh về mắt

 

Đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ

- Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn;

- Không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn;

- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch;

- Không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ;

- Tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%) cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn;

- Chú ý diệt ruồi vì ruồi truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.

4.

Bệnh ngoài da

 

Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt

- Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn;

- Nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải đánh phèn hoặc lọc nước bằng cát;

- Không mặc áo quần ẩm ướt;

- Không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn;

- Hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

5.

Bệnh do muỗi truyền

 

Sốt xuất huyết

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày;

- Diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng;

- Phun hoá chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết;

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; Không tự ý điều trị tại nhà.

 

Trang