Điểm báo

Thứ bảy, 08 Tháng 12 2018 20:48

Lần đầu tiên, tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) công bố các dữ liệu về sử dụng kháng sinh toàn cầu được thu thập bằng phương pháp được chuẩn hóa. Tổng cộng 65 quốc gia, gồm 16 nước thu nhập trung bình và thấp, sử dụng kháng sinh dao động từ 4,4 tới 64,4 DDD/1.000 người/ngày. Trong khu vực Châu Âu của WHO, tỷ suất tiêu thụ kháng sinh trung vị là 17,9 DDD/1.000 người/ngày. Sự khác biệt sử dụng kháng sinh toàn cầu là do lạm dụng, thiếu tiếp cận hoặc tính sẵn có của dữ liệu ở các quốc gia khác nhau. WHO cũng báo cáo khunh hướng các loại kháng sinh được sử dụng trên thế giới và đưa ra các hướng dẫn cải tiến việc thu thập dữ liệu sử dụng kháng sinh.

Nguồn: http://www.who.int/medicines/areas/rational_use/AMU_Surveillance/en/

Thứ bảy, 08 Tháng 12 2018 20:37

Các nhà nghiên cứu từ dự án sống với kháng thuốc gồm các nhà nghiên cứu từ CDDEP, Eili Klein, đưa ra khung đánh giá tác động tiềm ẩn của kháng thuốc diệt khuẩn lên các chức năng chính trong xã hội. Bài báo bàn luận hiệu quả của sử dụng thuốc diệt khuẩn gồm thuốc trừ sâu và kháng sinh – lên hệ sinh thái và hậu quả trên sức khỏe con người và hệ sinh thái và nêu ra vai trò có lợi của các vi sinh vật nhạy cảm trong cộng đồng để ức chế các vi sinh vật kháng thuốc qua cơ chế cạnh tranh nguồn lực phổ biến. Kháng thuốc đang tăng trên toàn cầu, làm tăng nguy cơ khủng hoảng nông nghiệp và y tế trên quy mô lớn. Kháng kháng sinh ở các dòng vi khuẩn gram âm đã vượt qua ranh giới hệ sinh thái của nó, nguy cơ liên quan tới kháng các hệ thống biến đổi gien cũng rất cao.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/s41893-018-0164-3

Thứ bảy, 08 Tháng 12 2018 20:23

Tại Tanzania, sử dụng kháng sinh ở người và vật nuôi không liên quan tới tỷ lệ hiện mắc dòng Escheriachia coli kháng thuốc ở cấp độ hộ gia đình, theo dữ liệu điều tra và phân tích hàng trăm mẫu phân. Tuy nhiên, phơi nhiễm với vi khuẩn do sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc sữa chưa đun sôi tăng tỷ lệ hiện mắc các dòng kháng thuốc.

Nguồn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2542519618302250?via%3Dihub

Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 19:57

Theo nghiên cứu ước lượng bệnh tật, các nhà nghiên cứu ước tính có hơn 650.000 trường hợp nhiễm khuẩn do các tác nhân vi khuẩn kháng thuốc được chọn là vấn đề y tế công cộng quan trọng gây ra năm 2015 tại các nước thuộc Liên Minh Châu Âu. Ước tính này gồm nhiễm trùng huyết, hô hấp, phẫu thuật và các loại nhiễm trùng khác gây ra do Acinetobacter, Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Streptococcus pneumoniae. Nhìn chung, các trường hợp nhiễm khuẩn này gây ra 33.110 ca tử vong và 874.541 năm sống mất đi do tàn tật. Kết quả cho thấy tỷ suất mới mắc 131/100.000 người và tỷ suất tử vong là 6.44/100.000. Gánh nặng chung ngang bằng với cúm, lao và HIV kết hợp lại.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30605-4/fulltext

Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 17:36

Một thử nghiệm lâm sàng nhỏ giai đoạn 2, một loại kháng sinh mới đường uống một liều duy nhất, Zoliflodacine, trị được 96% (109/113) trường hợp nhiễm lậu cầu sinh dục không biến chứng và 100% (12/12) nhiễm trực tràng. Tuy nhiên, kháng sinh này có cơ chế hoạt hóa khác với các điều trị hiện có, ít thành công trong điều trị nhiễm trùng họng với tỷ suất điều trị hết bệnh là 50% (4/8) và 82% (9/11) trên người sử dụng 2 hoặc 3 gram Zoliflodacin. Lựa chọn điều trị lậu cầu mới này rất cần thiết trong tình hình lậu kháng azithromycin và ceftriaxone hiện nay. Thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia sẽ bắt đầu vào năm 2019.

Nguồn: https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa1706988

Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 17:11

Các dòng vi khuẩn Escherichia coli kháng kháng sinh ở hưu cao cổ hoang dã có thể xuất phát từ con người, báo cáo của các nghiên cứu viên thuộc đại học Minnesota và Đại học California tại Davis. Các nhà nghiên cứu đã phân tích gien và mạng xã hội của gần 200 hưu cao cổ hoang dã và phát hiện 5,1% hưu chứa các chuẩn E. coli kháng một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy các dòng vi khuẩn lây truyền giữa các con hươu với nhau qua tiếp xúc với con hươu bị bệnh.

Nguồn: https://aem.asm.org/content/early/2018/10/15/AEM.02136-18

Thứ hai, 26 Tháng 11 2018 16:06

Một năm sau khi thực hiện chương trình quản lý kháng sinh (ASP) tại các cơ sở chăm sóc y tế cấp 3 ở Kerala, Ấn độ, kháng sinh được kê cho 1.020/50.000 bệnh nhân; 56% toa thuốc được xác định là phù hợp với hướng dẫn lâm sàng và chương trình quản lý kháng sinh. Trong cùng thời gian, nhóm chương trình quản lý kháng sinh đã xác định và can thiệp 3.000 toa kháng sinh không phù hợp; và chi phí trung bình hàng tháng liên quan tới sử dụng các loại thuốc kháng sinh hạn chế đã giảm 14,4% sau khi thực hiện chương trình quản lý kháng sinh.

Nguồn: https://academic.oup.com/ofid/advance-article/doi/10.1093/ofid/ofy290/5166239

Trang