Điểm báo

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:16

Changchun Changsheng Biotechnology, công ty dược phẩm Trung Quốc, bị các tổ chức địa phương và quốc gia phạt 12 triệu nhân dân tương đương 1,7 triệu USD vì sử dụng thành phần đã quá hạn và các lô vắc xin dạikhông đạt hiệu lực khi được kiểm tra. Giấy phép cho phép công ty sản xuất vắc xin bại liệt bị thu hồi, và 14 giám đốc điều hành bị cấm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm.

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-018-07136-z

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 15:01

Tại nhiều nước thu nhập cao, hướng dẫn lâm sàng điều trị nhiễm lậu cầu Neisseria gonorrhoear hiện tại là kết hợp ceftriaxone và azithromycin. Phát đồ này đang giảm hiệu quả vì đã xuất hiện lậu cầu đa kháng thuốc. Năm 2017, dòng lậu cầu kháng ceftriaxone xuất hiện tại 5 quốc gia. Năm 2018, dòng lậu cầu kháng cả ceftriaxone và azithromycin được báo cáo tại Vương Quốc Anh và Úc. Tổ chức y tế thế giới đã kêu gọi tăng giám sát kháng kháng sinh và các nhà nghiên cứu đề xuất thêm các nghiên cứu đánh giá nguy cơ và tác động của lậu cầu đa kháng thuốc.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(18)30610-8/fulltext?dgcid=raven_jbs_etoc_email

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:56

Các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và Trung Quốc chọn ngẫu nhiên 300 trung tâm y tế và trạm y tế từ ba tỉnh của Trung Quốc để đánh giá kê toa kháng sinh hợp lý trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nhìn chung, kháng sinh được kê không hợp lý trên 42% bệnh nhân. Kê toa không hợp lý liên quan tới khả năng chẩn đoán của đơn vị chăm sóc y tế, nếu chẩn đoán chính xác sẽ ít kê toa kháng sinh so với những nơi chẩn đoán thiếu chính xác.

Nguồn: https://academic.oup.com/jac/advance-article-abstract/doi/10.1093/jac/dky390/5115416?redirectedFrom=fulltext

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:48

Ngày 09/11/2018, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức InSTEDD tổ chức Lễ kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 qua hệ thống nhận diện giọng nói. Tham dự có PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh; bà Wendy Schuzlt Henry, Giám đốc điều hành tổ chức InSTEDD Hoa Kỳ.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu tại Buổi lễ

PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, các bệnh truyền nhiễm hiện đang là mối quan tâm toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, những năm qua, bên cạnh nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A(H1N1), A(H7N9), Ebola, MERS-CoV... , thì các dịch bệnh sốt xuất huyết, sởi, tay chân miệng cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế nhận định, công  tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh nhằm đáp ứng kịp thời các tình huống để bảo vệ sức khỏe cộng đồng là hết sức quan trọng. Việc thí điểm đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 tại Quảng Ninh sẽ giúp các đơn vị y tế nhanh chóng, thuận tiện trong việc phát hiện, giám sát các ca bệnh mới nhanh và hiệu quả nhất.

Đại diện InSTEDD cho biết, đường dây nóng tự động 18009014 được tích hợp với phần mềm sàng lọc, phân tích và phiên giải dữ liệu. Khi người dân, cơ sở y tế gọi điện thông báo tình hình dịch bệnh, hệ thống sẽ tự động ghi nhận, sau đó, chuyển thông tin sang dang văn bản để lưu thành các thông tin theo mẫu, gồm: tên bệnh, dịch bệnh, thời gian, địa điểm xảy ra, số ca mắc, số điện thoại cung cấp thông tin, mức ảnh hưởng... Những thông tin này sẽ tiếp tục được phân loại, chuyển đến đúng “địa chỉ” của các đơn vị y tế hữu quan tiếp nhận, xử lý. Hệ thống cũng tự động phân tích, đánh giá diễn biến, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, gửi cảnh báo nguy cơ, truyền thông phương pháp phòng chống dịch bệnh đến người dân, các cơ quan liên quan dưới dạng tin nhắn điện thoại.

 

Trích nguồn: https://vtv.vn/suc-khoe/thi-diem-duong-day-nong-thong-bao-dich-benh-20181109175441419.htm?fbclid=IwAR17zS3EvOPxOPPQJsMI0TQiOQ4UxRoLA4rWJOpGpLMtqsohqVyb3dIzqg

Đánh giá hiệu quả khi triển khai đường dây nóng tự động 18009014, PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết, hệ thống sẽ giúp các cơ sở y tế dự phòng tiết kiệm được nguồn kinh phí, nhân lực trực điện thoại, nhanh chóng thu thập được thông tin dịch bệnh ngay tại cộng đồng.  PGS.TS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Trước đây, phần lớn các thông tin dịch bệnh có được là từ các cơ sở y tế, sau khi người dân đến khám và  phát hiện ra bệnh mới được thông báo đến trung tâm y tế dự phòng. Khi đường dây nóng 18009014 triển khai, thông tin dịch bệnh sẽ được thu thập ngay tại cộng đồng. Đó là nguồn thông tin sớm nhất, giúp ngành Y tế nhanh chóng triển khai phương án phòng chống dịch”. PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết thêm, sau khi được đánh giá hiệu quả hoạt động thử nghiệm ở Quảng Ninh, đường dây nóng sẽ tiếp tục được hoàn thiện nâng cấp, xem xét triển khai tại các địa phương khác trên cả nước.

 PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thực nghiệm, kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận
thông tin dịch bệnh 18009014

Tờ rơi truyền thông cho người dân về việc sử dụng đường dây nóng 18009014 để thông báo các dấu hiệu, nguy cơ gây dịch
bệnh truyền nhiễm và các sự kiện y tế công cộng

 

Ban Biên tập Cục Y tế dự phòng

Bài viết được trích nguồn từ website của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế:
http://t5g.org.vn/le-kich-hoat-duong-day-nong-tu-dong-ghi-nhan-thong-tin-dich-benh-18009014?fbclid=IwAR2Ru3JKnnX3-agZbEPMsC3ovcBfv9HxlvZdSDmmAjSaKM6bTG3IpaNDFJ0

Chủ nhật, 25 Tháng 11 2018 14:46

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão số 9 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gây ra mưa to trên diện rộng, nguy cơ ngập lụt, lũ quét tại các vùng bị ảnh hưởng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.Thực hiện Công điện số 1671/CĐ-TTg ngày 22/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ, ngày 23/11/2018 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn số 1312/DT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 9 với một số nội dung công tác sau:

1. Chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, lũ lụt.

2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng bão lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng http://www.vncdc.gov.vn.

3. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

4. Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.

5. Hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị mưa bão, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

6. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa bão, sạt lở đất và ngập lụt.

7. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và công tác đảm bảo y tế trên địa bàn.

8. Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:49

Trong cuộc họp đại hội đồng liên hiệp quốc tại New York tuần rồi, Alex Azar, bộ trưởng bộ sức khỏe và dịch vụ con người, công bố các thách thức khi chống lại kháng thuốc của chính phủ Hoa Kỳ, một sáng kiến nhằn mang các bên liên quan và các nhà lãnh đạo quốc tế tới gần nhai hơn trong cuộc chiến chống kháng thuốc. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ  lập kế hoạch lôi kéo chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các công ty bảo hiểm y tế và công ty dược, các lãnh đạo trong các khu vực công và tư khác để giảm sử dụng kháng sinh, tăng kiểm soát và dự phòng nhiễm khuẩn, tăng cường giám sát kháng thuốc và chia sẽ dữ liệu, phát triển kháng sinh, thuốc và test chẩn đoán. Các tổ chức có thể tham gia và sáng kiến này trên website thách thức chống kháng thuốc.

Nguồn: https://www.asm.org/index.php/newsroom/item/7502-amr-challenge-calls-on-world-to-intensify-global-fight-against-antibiotic-resistance

Thứ tư, 31 Tháng 10 2018 22:42

Tuần trước trong cuộc họp cấp cao về bệnh lao của Liên Hiệp Quốc, các thành viên đã ký tuyên bố chính trị khẳng định lại cam kết kết thúc bệnh lao vào năm 2030. Những người cam kết đã đồng ý chi 2 tỉ USD cho nghiên cứu bệnh lao và phát triển thuốc và 3 tỉ USD mỗi năm cho tới năm 2022 để thực hiện các chiến lược dự phòng và điều trị lao. Tuyên bố đưa ra mục tiêu điều trị 40 triệu bệnh nhân lao từ nay cho đến 2022. Trong cuộc họp. những người tham gia đã tranh luận về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới nghiên cứu lao và thảo luận khả năng tiếp cận thuốc điều trị lao và nhu cầu thúc đẩy quản lý kháng sinh vì các dòng vi khuẩn lao kháng thuốc đang tăng.

Nguồn: https://www.globalhealthnow.org/2018-09/high-level-hopes-end-tb

 

Trang