Thay vì chấp nhận ưu đãi của chính phủ để phát triển các loại kháng sinh mới, các công ty có thể tăng giá? Bài báo đăng trên tạp chí Wired, nhà báo Maryn McKenna báo cáo các bằng chứng đạo đức, thị trường và khoa học ủng hộ và chống lại việc tăng giá kháng sinh. Nghiên cứu trường hợp của McKenna là Phòng xét nghiệm Nostrum, vừa tăng giá nitrofurantoin lỏng lên 4 lần, một chất điều trị nhiễm khuẫn đường niệu được phát hiện cách đây 65 năm. Hai hiệp hội y khoa tố cáo việc tăng giá là cơ hội và giám đốc FDA, Scott Gottlieb dùng thuật ngữ “chặt chém”, trong khi CEO Nostrum gọi đó là “một yêu cầu đạo đức để kiếm tiền khi bạn có thể”. Những người biện hộ cho việc tăng giá chỉ ra rằng nhà sản xuất kháng sinh cần được bù đáp xứng đáng để cứu người, vì mọi người sẵn sàng tra hàng ngàn đô la cho các thuốc ung thư hoặc các phẫu thuật không cần thiết.
Điểm báo
Chỉ 6 tháng trước 2018 dịch virus Nipah xảy ra ở Kerala, đào tạo với trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), dưới sự bảo trợ của chương trình bảo vệ sức khỏe toàn cầu đặt nền tảng cho trung tâm nghiên cứu virus Manipal Ấn độ (MCVR) và viện virus học quốc gia (NIV) để xét nghiệm mẫu bệnh nhân với các loại virus nguy hiểm. Các kỹ thuật viên xét nghiệm Ấn Độ được đào tạo phương pháp giải trình tự thế hệ tiếp theo và nhận các thuốc thử cho phép họ chẩn đoán virus Nipah và xác định các dòng chính xác, dẫn tới các đề xuất kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp và thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh tật y tế công cộng.
Bốn ngày sau khi Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nam Phi Aaron Motsoaledi thông báo bệnh viện công ở Đông Johannesburg không an toàn cho trẻ do có dịch viêm phổi do Klebsiella, các điều tra viên phát hiện khoa sơ sinh vẫn còn 52 bệnh nhân nội trú. Quản lý bệnh viện đã rút lại quyết định chuyển bệnh nhi sang các bệnh viện khác. Một thành viên ủy ban nhân viên đe dọa sẽ cáo buộc hình sự đối với bệnh viện quá tải và thiếu nhân viên. 6 trẻ sơ sinh đã tử vong do nhiễm khuẩn.
Nguồn: https://m.medicalxpress.com/news/2018-09-south-africa-superbug-newborns.html
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường y khoa, đại học Washington xác định đột biến nucleotide đơn trong mã gien của Mycobacterium tuberculosis có thể tạo ra vi khuẩn kháng rifampicin. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trực khuẫn lao kháng rifampicin gây đáp ứng miễn dịch yếu hơn so với trực khuẩn nhạy rifampicin, giúp vi khuẩn kháng thuốc này sống được trong cơ thể người và gây nhiễm khuẩn kéo dài hơn. Cơ chế của quá trình này được các tác giả mô tả trên Nature Microbiology.
Mặc dù tổng gánh nặng bệnh tật do lao đã giảm trên toàn cầu, nhưng nó vẫn chưa giảm nhanh để đạt được mục tiêu 2020 trong chiến lược loại trừ bệnh lao. Để đáp ứng được mục tiêu này, tỳ suất mắc lao giảm 4-5%/năm, nhưng hiện tại nó chỉ giảm khoảng 2% mỗi năm. Ngoài ra, tỷ lệ người bị lao chết do bệnh phải đạt 10% nhưng trong năm 2017 nó là 16%. Hơn nữa, lao kháng thuốc tiếp tục tăng, năm 2017 khoảng 3-5% các ca mới và 18% các ca được điều trị trước đây kháng rifampicin, thuốc điều trị hàng 1 hiệu quả nhất, hoặc kháng với nhiều loại thuốc. Phần lớn các trường hợp lao kháng thuốc xảy ra ở các quốc gia thuộc Liên Bang Sô Viết trước đây.
Vào ngày 05/09, máy bay chở 550 hành khách từ Dubai tới New York được nhân viên Ban di trú và cách ly toàn cầu (DGMQ) gặp vì họ nhận được thông báo gần 100 hành khách bị bệnh đột ngột và bị sốt ngay khi máy bay hạ cánh. Ban di trú và cách li toàn cầu là một cơ quan thuộc trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và bức màn an toàn được xây dựng để ngăn các hành khách di chuyển mầm bệnh nguy hiểm vào Hoa Kỳ. Đội phản ứng nhanh CDC sợ hội chứng hô hấp trung đông có thể là thủ phạm, tuy nhiên, chỉ 19 người được phát hiện bị cúm mùa.
Nguồn: https://www.statnews.com/2018/09/07/a-hidden-safety-net-jfk-plane/
Theo thông tin từ Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) và các nguồn tin khác, dịch bệnh tả ở lợn đang được ghi nhận tại Trung Quốc và Nhật Bản kể từ đầu tháng 8/2018 đến nay:
Tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever) gây ra bởi loại vi rút có tên là African Swine Fever (ASF), lần đầu tiên ghi nhận tại châu Á vào năm 2017. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi nhưng xâm nhập vào châu Á do việc nhập khẩu thịt, sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh xuất phát từ khu vực có dịch. Dịch bệnh đã khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 20.000 con lợn và động vật nhiễm bệnh tại nước này, đồng thời dịch bệnh cũng gây quan ngại lớn cho ngành chăn nuôi tại Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Tại Nhật Bản, từ đầu tháng 9/2018 nước này ghi nhận trở lại dịch bệnh tả lợn (tên tiếng Anh là: Hog Cholera, Classical Swine Fever hoặc Swine Cholera) tại một nông trại tại miền Trung sau 26 năm (kể từ năm 1992). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn gây ra bởi một loại vi rút họ Flaviridae, có tốc độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ lợn chết cao (lên đến 90%) với các triệu chứng xuất huyết. Trước tình hình dịch bệnh, chính quyền Nhật Bản đã thực hiện nhiều biện pháp để phòng chống dịch như: tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập đội các phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.
Mặc dù 2 dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là vi rút) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra). Đến nay, bệnh tả ở lợn không có khả năng lây nhiễm sang người kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín.
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đang phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong và ngoài nước. Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục cập nhật kịp thời tình hình dịch.
Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng