Đối phó với vụ dịch cúm lợn Châu Phi đầu tiên tại Đông Á, Sở Thú y và Sản Xuất tỉnh Liêu Ninh, nơi báo cáo trường hợp nhiễm đầu tiên, thông báo bắt đầu chương trình điều tra tất cả các trang trại lợn, chợ, lò mổ và các cơ sở điều trị trong tỉnh. Lo sợ vụ dịch có thể lan rộng đã thu hút sự quan tâm khắp Trung Quốc, nơi có số lượng lợn lớn nhất thế giới và cũng nhắc nhở nước láng giềng Nhật Bản cấm nhật khẩu các sản phẩm lợn được xử lý nhiệt từ Trung Quốc.
Điểm báo
Các nghiên cứu trước đây cho thấy béo phì làm tăng nguy cơ các biến chứng và tử vong do cúm. Trong một nghiên cứu mới đây về thời gian tăng sinh của virus, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng người béo phì bị nhiễm virus cúm A biểu hiện triệu chứng có thời gian tăng sinh dài hơn 42% so với người không bị béo phì. Tuy nhiên, mối liên quan này chỉ có ý nghĩa ở người trưởng thành, các nghiên cứu viên đưa ra giả thuyết có thể do quá trình viêm mãn tính. Một nghiên cứu khác phát hiện người béo phì có sự gia tăng quá trình phát tán qua khí dung. Kết hợp những kết quả nghiên cứu nỳ cho thấy béo phì là yếu tố quan trọng trong việc lây nhiễm cúm.
Nguồn: https://www.eurekalert.org/pub_releases/2018-08/idso-sso073118.php
Một nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò của kháng thể Dengue đối với các dị tật bẩm sinh do Zika, các nhà nghiên cứu phát hiện tế bào T CD8+ đáp ứng mạnh hơn ở những con chuột mẹ có kháng thể Dengue so với những con không có kháng thể. Bởi vì tế bào T CD8+ chịu trách nhiệm sinh ra miễn dịch chống lại cả virus Dengue và Zika (hai dòng flavi virus gần), các nghiên cứu tin rằng các tế bào này đóng vai trong quan trọng trong việc trung hòa các dị tật do Zika qua hiệu quả bảo vệ của kháng thể Dengue trước đó. Phát hiện này giúp phát triển vắc xin thông qua tế bào T CD8+ chống flavi virus hiệu quả hơn.
Bài tổng quan về tiêu thụ kháng sinh trong các cơ sở chăm sóc dài hạn; nhu cầu và tác động của các chương trình quản lý kháng sinh cho thấy tiêu thụ kháng sinh rất thay đổi theo từng vùng trong quốc gia và các khu vực quốc tế. Sử dụng kháng sinh không phù hợp rất cao ở người cao tuổi bị nhiễm khuẩn không triệu chứng và triệu chứng giống cảm cúm. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng và bán thực nghiệm cho thấy chương trình quản lý sử dụng kháng sinh gồm giám dục sức khỏe hướng tới điều dưỡng và bác sĩ là không hiệu quả để giảm kê toa không phù hợp và điều trị kháng sinh không cần thiết.
Nguồn: https://www.clinicalmicrobiologyandinfection.com/article/S1198-743X(18)30559-7/pdf
Bài báo được công bố hôm tháng 03 2018 của các nghiên cứu viên CDDEP về tăng sử dụng kháng sinh toàn cầu đã tạo ra nhiều phản ứng gần nhất là từ các nhà nghiên cứu Pháp. Trong bức thư gởi biên tập viên PNAS, một trong những kết quả tích cực là các nước thu nhập thấp đã tăng khả năng tiếp cận kháng sinh và giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trong gần hai thập kỷ qua. Đáp lại, các nghiên cứu viên CDDEP lưu ý rằng có sự liên quan giữa tử vong do bệnh hô hấp và sự gia tăng sử dụng kháng sinh và đây là điều quan trọng để cải thiện chính sách và giảm sử dụng kháng sinh không cần thiết, đặc biệt là các loại kháng sinh phổ rộng.
Nguồn: http://www.pnas.org/content/early/2018/08/06/1811245115
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Số trường hợp ghi nhận mắc trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cao hơn số mắc trong 12 tháng của từng năm trong 10 năm qua. 7 quốc gia có số mắc cao nhất với trên 1.000 trường hợp mắc gồm: Ucraina, Grudia, Italia, Nga, Serbia, Pháp, Hy Lạp. Trong đó Ucraina có số trường hợp mắc cao nhất với 28.000 trường hợp mắc, Serbia có số trường hợp tử vong cao nhất với 14 trường hợp tử vong. Đặc biệt việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga), điều này dấy lên mối lo ngại dịch bệnh sởi có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỷ lệ bảo phủ vắc xin sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước. Năm 2017, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi toàn châu Âu đạt tỷ lệ trung bình là 90%, trong khi một số nước đạt trên 95% thì còn nhiều nước mới đạt tỷ lệ dưới 70%. Tỷ lệ này đặc biệt thấp tại Ucraina với tỷ lệ tiêm vắc xin sởi 31% vào năm 2016.
Theo WHO, để phòng xảy ra ổ dịch sởi, việc tiêm vắc xin sởi phải đạt tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc xin sởi hàng năm ở tất cả các cộng đồng. Tiến sĩ Nedret Emiroglu, Giám đốc Đơn vị Đáp ứng khẩn cấp về y tế và các bệnh truyền nhiễm của WHO khu vực châu Âu cho rằng “Tình trạng này chứng tỏ rằng tất cả mọi người chưa được tiêm phòng sởi đều có nguy cơ mắc sởi, bất kể họ sống ở đâu, mỗi nước đều phải tiếp tục thúc đẩy tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin sởi và không để trình trạng trống tiêm chủng, kể cả những nước đã đạt thành tựu loại trừ bệnh sởi”. Hiện nay, WHO đang yêu cầu tất cả các nước châu Âu rà soát lại tỷ lệ tiêm vắc xin sởi kể cả các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi để thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho các khu vực chưa đạt yêu cầu.
Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ nên có nguy cơ cao ghi nhận các trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Cơ quan Đầu mối quốc gia Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.
Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang cảnh báo sự gia tăng đáng kể dịch bệnh sởi tại các nước châu Âu trong nửa đầu năm 2018. Riêng trong 6 tháng đầu năm tại các nước châu Âu đã ghi nhận hơn 41.000 trường hợp mắc sởi, cao hơn 70% so với cả năm 2017, trong đó có ít nhất 37 trường hợp tử vong. Số trường hợp ghi nhận mắc trong 6 tháng đầu năm 2018 đã cao hơn số mắc trong 12 tháng của từng năm trong 10 năm qua. 7 quốc gia có số mắc cao nhất với trên 1.000 trường hợp mắc gồm: Ucraina, Grudia, Italia, Nga, Serbia, Pháp, Hy Lạp. Trong đó Ucraina có số trường hợp mắc cao nhất với 28.000 trường hợp mắc, Serbia có số trường hợp tử vong cao nhất với 14 trường hợp tử vong. Đặc biệt việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga), điều này dấy lên mối lo ngại dịch bệnh sởi có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.
Các chuyên gia y tế cho rằng, nguyên nhân dịch sởi gia tăng tại các nước châu Âu là do tỷ lệ bảo phủ vắc xin sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước. Năm 2017, tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi toàn châu Âu đạt tỷ lệ trung bình là 90%, trong khi một số nước đạt trên 95% thì còn nhiều nước mới đạt tỷ lệ dưới 70%. Tỷ lệ này đặc biệt thấp tại Ucraina với tỷ lệ tiêm vắc xin sởi 31% vào năm 2016.
Theo WHO, để phòng xảy ra ổ dịch sởi, việc tiêm vắc xin sởi phải đạt tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc xin sởi hàng năm ở tất cả các cộng đồng. Tiến sĩ Nedret Emiroglu, Giám đốc Đơn vị Đáp ứng khẩn cấp về y tế và các bệnh truyền nhiễm của WHO khu vực châu Âu cho rằng “Tình trạng này chứng tỏ rằng tất cả mọi người chưa được tiêm phòng sởi đều có nguy cơ mắc sởi, bất kể họ sống ở đâu, mỗi nước đều phải tiếp tục thúc đẩy tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin sởi và không để trình trạng trống tiêm chủng, kể cả những nước đã đạt thành tựu loại trừ bệnh sởi”. Hiện nay, WHO đang yêu cầu tất cả các nước châu Âu rà soát lại tỷ lệ tiêm vắc xin sởi kể cả các nước đã công bố loại trừ bệnh sởi để thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi cho các khu vực chưa đạt yêu cầu.
Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ nên có nguy cơ cao ghi nhận các trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
3. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Cơ quan Đầu mối quốc gia Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng