Điểm báo

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:23

Quỹ dự trữ vắc xin dịch tả đường uống toàn cầu đã phải mở kho để sử dụng tại Bangladesh, nơi mà hàng triệu người Rohingya đã đến tị nạn sau khi thoát khỏi Myanma. Theo báo cáo của WHO trên Lancet, trung tâm nghiên cứu bệnh dịch tả quốc tế - Bangladesh và nhân viên y tế của chính phủ Bangladesh, triển khai vắc xin tả được Liên Minh vắc xin quốc tế triển khai từ tháng 10/2017. Mùa gió mùa 2018, Devex News báo cáo lũ lụt và đường xá bị xuống cấp do mưa nhỏ làm tăng các vấn đề liên quan tới vệ sinh và thoát nước kém làm tình hình trong các trại tị nạn trầm trọng hơn.

Nguồn: https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(18)30993-0/fulltext

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:14

Các nhà nghiên cứu của CDDEP gồm Eili Klein và Katie Tseng cùng với sự phối hợp của Đại học Johns Hopkins và Trung tâm y khoa Đại học Tây Nam Texas vừa công bố một nghiên cứu mô tả các nhiễm khuẩn gây ra do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) không đắt hơn chi phí điều trị tụ cầu vàng nhạy methicillin (MSSA). Kết quả nghiên cứu này trái ngược với các nghiên cứu trước đây cho thấy điều trị MRSA tốn kém nhiều hơn là MSSA.

Nguồn: https://academic.oup.com/cid/advance-article/doi/10.1093/cid/ciy399/4995458

Thứ ba, 26 Tháng 6 2018 11:08

Các nhà nghiên cứu của CDDEP gồm Itamar Megiddo, Eili Klein và Ramanan Laxminarayan vừa công bố trên tạp chí The British Medical Journal một nghiên cứu đánh giá hiệu quả và chi phí hiệu quả của vắc xin phế cầu khuẩn liên hợp, PCV-13, trong chương trình tiêm chủng toàn cầu của Ấn Độ (UIP). Kết quả cho thấy khoảng 38.400 trường hợp tử vong hàng năm có thể được ngăn ngừa nếu PCV-13 được sử dụng trên toàn Ấn Độ để dự phòng nhiễm khuẫn Streptococcus pneumonieae. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ tổn thất tài chính cho các gia đình nghèo, những người phải tự trả chi phí điều trị hoặc nhập viện do người nhà bị nhiễm S. pneumoniae.

Nguồn: http://gh.bmj.com/content/3/3/e000636

Thứ hai, 04 Tháng 6 2018 22:09

(VOH) - Chiều 2/6, thông tin từ phòng Nghiệp vụ Y – Sở Y tế TP cho biết, ngày 01/06/2018, tại bệnh viện Từ Dũ 23 trường hợp có triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp tại khoa Nội soi.

Bệnh nhân đầu tiên khởi phát ngày 30/05, các bệnh nhân còn lại khởi phát trong ngày 01/06/2018.

Ngay sau khi phát hiện, bệnh viện Từ Dũ đã khẩn trương hội chẩn với bệnh viện  Nhiệt Đới, đồng thời báo cáo Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố để tiến hành các biện pháp dự phòng như cách ly, vệ sinh khử khuẩn, truyền thông, lấy mẫu xét nghiệm.

Ảnh: VNN

Đến sáng 2/6/2018, sau khi có kết quả xét nghiệm là cúm A H1N1, công tác hội chẩn với các chuyên gia được tiến hành, Bệnh viện Từ Dũ đã tiến hành điều trị Tamiflu cho các bệnh nhân sốt, các trường hợp sốt có chỉ định xuất viện sẽ được theo dõi cách ly tại địa phương. Các trường hợp không sốt và có chỉ định xuất viện trong thời gian 2–3/6/2018.

Ghi nhận đến sáng 2/6/2018, tại khoa Nội soi - bệnh viện Từ Dũ không phát hiện thêm ca bệnh sốt mới.

Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố sẽ tiến hành phối hợp với bệnh viện trong việc kiểm soát lây nhiễm và hạn chế phát sinh những trường hợp mắc mới, tổ chức hướng dẫn và triển khai phòng ngừa phát khẩu trang và tăng cường rửa tay cho bệnh nhân và thân nhân khoa Nội soi.

Nhất Hương

http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/xuat-hien-chum-benh-cum-a-h1n1-trong-benh-vien-tu-du-271916.html

Thứ ba, 22 Tháng 5 2018 21:04

Nipah virus (NiV) là một loại virus mới nổi gây bệnh nghiêm trọng cho cả con người và động vật. Ký chủ tự nhiên của virus là dơi ăn quả thuộc gia đình Pteropodidae, chi Pteropus.

NiV được xác định lần đầu trong vụ dịch tại Kampung Sungai Nipah, Malaysia năm 1998. Trong vụ dịch đó, lợn là túc chủ trung gian. Tuy nhiên, trong các vụ dịch tiếp theo, không có ký chủ trung gian nào. Tại Bangladesh năm 2004, con người bị nhiễm NiV do sử dụng sáp cọ bị nhiễm khuẩn từ dơi ăn quả. Lây truyền từ người sang người cũng đã được ghi nhận, gồm cả trường hợp nhiễm trong bệnh viện tại Ấn Độ.

Nhiễm NiV trên người có biểu hiện lâm sàng thay đổi từ nhiễm khuẩn không triệu chứng tới hội chứng viêm phổi cấp và viêm não tử vong. NIV cũng có khả năng gây bệnh trên lợn và các vật nuôi trong nhà khác. Chưa có vắc xin cho cả người và động vật. Điều trị ban đầu cho người nhiễm là chăm sóc hỗ trợ tích cực.

Nguồn: http://www.who.int/csr/disease/nipah/en/

Thứ ba, 22 Tháng 5 2018 20:27

Ngoài Zika và Ebola, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các hội chứng hô hấp sẽ đe dọa sức khỏe toàn cầu trong năm 2018.

Mỗi năm một lần, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố danh sách những mầm bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát thành dịch hoặc chưa có biện pháp đối phó.

Năm 2018, danh sách này gồm có 10 bệnh sau:

Sốt xuất huyết Crimean–Congo (CCHF)

Ebola

Virus Marburg

Sốt Lassa

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS-CoV)

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)

Bệnh do virus Nipah và Henipavirus

Sốt thung lũng Rift 

Zika

Bệnh X (dùng để chỉ một loại vi khuẩn chưa biết có khả năng phát triển mạnh mẽ giống như dịch cúm Tây Ban Nha từng khiến 50 triệu người tử vong)

Bên cạnh 10 mầm bệnh trên, WHO khuyến cáo cộng đồng cẩn trọng trước bệnh đậu mùa, leptospirosis, Chikungunya, virus West Nile, dịch hạch và hội chứng sốt giảm tiểu cầu (SFTS). Ngoài ra, tổ chức này kêu gọi các nhà khoa học tích cực nghiên cứu, phát triển các loại văcxin đồng thời nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình trạng kháng kháng sinh. 

Minh Nguyên

Thứ ba, 22 Tháng 5 2018 20:24

Virus lây lan thành dịch tại Ấn Độ, tỷ lệ tử vong lên 40-75%, giới chức y tế lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch.

Theo giới chức y tế Ấn Độ, 18 mẫu bệnh phẩm được gửi đi xét nghiệm thì có 12 mẫu dương tính virus Nipah, trong đó có 10 bệnh nhân đã tử vong. Trường hợp tử vong mới nhất là một nữ y tá 31 tuổi, có thể phơi nhiễm với virus chết người này khi chăm sóc các bệnh nhân. Thi thể của nữ y tá được hỏa táng để tránh phát tán virus.

Dịch bệnh bùng phát ở phía nam Ấn Độ. Hàng chục người đang được điều trị tại bệnh viện, hơn 90 người bị cách ly. Chuyên gia y tế Ấn Độ cho biết virus này khó phát hiện, thời gian ủ bệnh từ 4 đến 18 ngày.

Theo AFP, Nipah được coi là virus mới nổi nguy hiểm. Các nhà khoa học phát hiện virus này có thể lây truyền từ dơi sang các loài khác trong đó có con người trong 20 năm qua. Bệnh hiện chưa có phương pháp chữa trị đặc hiệu và có thể lây truyền từ người sang người. Tỷ lệ tử vong cao lên đến 40-75%.

Giới chức y tế Ấn Độ đang làm mọi biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan.

Giới chức y tế Ấn Độ đang làm mọi biện pháp để ngăn ngừa dịch lây lan.

Nhiều chuyên gia lo ngại virus Nipah tiềm ẩn nguy cơ bùng phát một đại dịch chết người. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới xếp virus này trong nhóm cần được ưu tiên nghiên cứu khẩn, cùng với các bệnh khác như Ebola và SARS.

Virus này được phát hiện lần đầu tại Malaysia vào năm 1998, khi 265 người bị lây nhiễm một căn bệnh kỳ lạ dẫn đến viêm não, sau khi họ tiếp xúc với lợn hoặc người ốm. Trong đại dịch năm ấy, 105 người đã chết, tỷ lệ tử vong 40%. Từ đó, thi thoảng vẫn phát hiện những vụ dịch nhỏ tại Ấn Độ và Bangladesh, với 280 bệnh nhân, trong đó 211 người tử vong, tức tỷ lệ tử vong trung bình 75%. Virus lây truyền từ loài dơi ăn quả (đặc biệt tại những nước trồng cọ lấy dầu như Malaysia), có thể từ lợn sang người. 

Trong lần đầu được phát hiện, virus này lây truyền từ lợn sang người. Nhà chức trách đã phải tiêu hủy hơn một triệu con lợn để ngăn chặn dịch lây lan. Kể từ đó, các nhà khoa học phát hiện một số loài dơi ăn quả được coi là vật chủ tự nhiên của virus này.

Biểu hiện của bệnh cũng rất đa dạng. Một số bệnh nhân bị sốt, đau đầu, sau đó buồn ngủ, lơ mơ. Một số khác lại có biểu hiện giống như bị cúm; có trường hợp tiến triển đến hôn mê trong 1-2 ngày.

Việt Nam nằm trong vùng có thể lưu hành virus này, tuy nhiên hiện chưa có ca bệnh nào. 

Phương Trang

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/10-nguoi-an-do-chet-hon-90-nguoi-bi-cach-ly-vi-virus-moi-noi-nipah-3753166.html

Trang