Điểm báo

Thứ năm, 28 Tháng 9 2017 21:48

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.

Nỗ lực của cả hệ thống y tế
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, PGS. TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã rất chủ động và quyết liệt triển khai các giải pháp để ngăn chặn dịch SXH, nhất là ở địa bàn Hà Nội. Khi tình hình dịch bắt đầu gia tăng ở các thành phố lớn, như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... cùng với các biện pháp nghiệp vụ, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã có sự chỉ đạo quyết liệt, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả ngay từ cơ sở, như: Tổ chức các đội diệt lăng quăng, bọ gậy; phun thuốc diệt muỗi... Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn cũng tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch SXH. Các bệnh viện trong quân đội không những thu dung, điều trị những người mắc SHX mà còn tăng cường lực lượng phối hợp với ngành y tế địa phương tổ chức dập dịch; tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống bệnh SXH một cách hiệu quả...

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, dịch SXH năm nay diễn biến bất thường và đến sớm. Cao điểm, có những ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân SXH đến khám. Để chống dịch, các bác sĩ đã phải làm ngoài giờ, làm việc cả ngày nghỉ, hủy bỏ nghỉ phép, tuân thủ mọi lệnh điều động đáp ứng cho nhu cầu khám, chữa của người bệnh. Có thời điểm, bệnh nhân quá tải nên bệnh viện phải mượn gần 400 giường của một số công ty thiết bị y tế để tránh tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép. Thậm chí, bệnh viện tận dụng nhiều nơi, như: Hội trường, hành lang, phòng làm việc của nhân viên y tế... để làm nơi điều trị cho bệnh nhân. Cùng với chủ động phân tuyến và ứng dụng tốt phác đồ điều trị SXH của Bộ Y tế nên việc điều trị cho người bệnh bảo đảm an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bệnh viện cũng tổ chức 6 lớp tập huấn cho các bệnh viện tuyến dưới trong tiếp nhận và điều trị bệnh nhân SXH để giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Không chủ quan
Mặc dù chúng ta mới tạm thời khống chế được dịch SXH, nhưng trước diễn biến thời tiết như hiện nay, nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển thì nguy cơ dịch SXH vẫn có thể diễn biến phức tạp với số mắc gia tăng nếu chủ quan trong công tác phòng, chống dịch. PGS, TS Trần Đắc Phu cho biết, dự báo tình hình SXH sẽ còn gia tăng trong các tháng cuối năm, người dân phải biết tự bảo vệ chính bản thân mình.

Bệnh SXH đến nay chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế đã có khuyến cáo mạnh mẽ người dân đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hằng tuần, thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Đồng thời loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng, như: Chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà. Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan để phun hóa chất vì mầm bệnh vẫn ở trong cộng đồng. Song song với khuyến cáo, ngành y tế vẫn tổ chức phun hóa chất để bảo đảm không phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch SXH và các loại dịch bệnh khác...

 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: 
http://www.qdnd.vn/xa-hoi/y-te/no-luc-cua-nganh-y-te-la-yeu-to-tien-quyet-518947)

Thứ năm, 28 Tháng 9 2017 21:38

Một nghiên cứu tại Ghana về tác động bền vững của chương trình hỗ trợ thuốc sốt rét giá rẻ, cho thấy tác độn kéo dài đến hai năm sau khi chương trình kết thúc. Vào năm 2010, Ghana bắt đầu nhận liệu pháp điều trị kết hợp dựa trên artemisinin được đảm bảo chất lượng chất lượng và trợ giá in logo lá xanh trên bao bì. Các nhà nghiên cứu cho thấy các loại thuốc này vẫn còn phổ biến rộng rãi, gần 90% các địa điểm ở thành thị và nông thôn và rẻ hơn so với các thuốc không được đảm bảo chất lượng và không được trợ giá. Các tác giả kết luận rằng chương trình trợ giá thuốc điều trị sốt rét giá rẻ làm tăng tính sẵn có và khả năng chi trả của các loại thuốc kháng sốt rét và có ảnh hưởng bền vững ở những nơi dịch lưu hành. Kết quả được báo cáo trên Journal of Pharmaceutical Policy and Practice.

Nguồn: https://joppp.biomedcentral.com/track/pdf/10.1186/s40545-017-0103-0?site=joppp.biomedcentral.com

Thứ năm, 28 Tháng 9 2017 21:23

Một cuốn sách mới vừa được giải Maryn McKenna theo dõi việc gia tăng sử dụng kháng sinh ở ngành công nghiệp gia cầm ngày càng tăng dẫn tới khủng hoảng hiện đại của kháng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh như chất kích thích tăng trưởng là một trở ngại lớn trong nỗ lực làm chậm lại đại dịch kháng thuốc. Quyển sách so sánh vấn đề sử dụng kháng sinh trong động vật nuôi làm thực phẩm với mối đe dọa thay đổi khí hậu toàn cầu và sẽ được công bố vào tuần tới.

Nguồn: https://www.pri.org/stories/2017-09-24/journalist-maryn-mckenna-rise-big-chicken-and-our-current-antibiotic-crisis

Chủ nhật, 24 Tháng 9 2017 21:48

Thời gian sử dụng kháng sinh ngắn hơn là tốt hơn trong điều trị nhiễm khuẫn đường ruột phức tạp. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Clinical Infectious Diseases cho thấy điều trị các nhiễm khuẫn đường ruột phức tạp, thời gian điều trị kháng sinh ngắn hơn (4 ngày) có kết quả tốt hơn so với thời gian điều trị kéo dài (8 ngày). Phân tích vừa công bố trên BMJ đã gây ra tranh cãi thời gian thích hợp điều trị kháng sinh ngăn ngừa kháng thuốc. Sumanth Gandra, nghiên cứu viên của CDDEP, cho rằng nên có đánh giá hệ thống độ dài các phát đồ cho các nhiễm trùng khác nhau.

Nguồn: http://cddep.us9.list-manage.com/track/click?u=92694f5141b01b84fbf5493c4&id=f978ffb1b1&e=49e751707c

Thứ ba, 12 Tháng 9 2017 04:36

Báo cáo mới đây nhấn mạnh mối đe dọa của một bệnh dịch mới lây lan nhanh tại Brazil: virus Oropouche. Mặc dù dịch thỉnh thoảng xảy ra kể từ khi loại virus này được xác nhận lần đầu vào năm 1955, phạm vi xảy ra chỉ giới hạn trong khu vực nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới Amazon. Nhưng hiện tại, các chuyên gia y tế công cộng cảnh báo rằng virus có thể đáp ứng nhanh và lan truyền tại các khu vực nội thành của Brazil. Virus này bắt chước các virus lây lan qua trùng gian truyền bệnh trước đây như Dengue, Chikungunya và Zika, cả về cách lấy truyền và triệu chứng, gây khó khăn trong chẩn đoán. Lây qua vết cắn nhỏ, virus này có thể gây sốt cấp tính, viêm não, viêm màng não. Hiện tại chưa có vaccine.

Nguồn: http://cddep.us9.list-manage.com/track/click?u=92694f5141b01b84fbf5493c4&id=d54aab245e&e=49e751707c

Thứ ba, 12 Tháng 9 2017 04:26

Một nghiên cứu công bố trên Lancet Infectious Diseases báo cáo một dòng Klebsiella pneumonia nguy hiểm mới trong khoa chăm sóc tích cực của bệnh viện tại thành phố Hàng Châu, Các nhà nghiên cứu Trung Quốc xem xét 21 mẫu kháng carbapenem từ 5 bệnh nhân viêm phổi nặng tử vong từ tháng 02 đến tháng 04/2016. Tất cả họ được đều bị nhiễm dòng K. pneumonia kháng carbapenem thường gặp, ST11, nhưng đáp ứng rất kém với kháng sinh, bị suy đa cơ quan và shock nhiễm trùng. Các xét nghiệm chuyên sâu cho thấy ST11 có các plasmid độc lực làm cho nó trở nên nguy hiểm hơn. Phân tích ngược cho thấy dòng mới này cũng có ở những nơi khác thuộc Trung Quốc, 3 trường hợp xảy ra tại 25 khu vực khắp đất nước. Các nhà nghiên cứu cảnh báo dòng mới có khả năng lây nhiễm và độc lực cao, cần phải được giám sát toàn cầu.

Nguồn: http://cddep.us9.list-manage.com/track/click?u=92694f5141b01b84fbf5493c4&id=f604b86740&e=49e751707c

Thứ ba, 12 Tháng 9 2017 04:14

Tỷ suất mới mắc Clostridium difficile đang tăng tại Hồng Kông, Trung Quốc, với trên 15.000 trường hợp được xác định trong vòng 9 năm. Một nghiên cứu công bố trên Emerging Infectious Diseases cho thấy tỷ suất mới mắc C. diff tăng 26% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2014, tăng ba lần số ca ở người lớn. C. diff là gánh nặng chính trọng hệ tống chăm sóc sức khỏe toàn cầu, tăng gấp đôi tại Hoa Kỳ từ 2001 tới 2010. Tác giả nhấn mạnh nhu cầu cấp bách cần giám sát xa hơn.

Nguồn: http://cddep.us9.list-manage1.com/track/click?u=92694f5141b01b84fbf5493c4&id=a1965040be&e=49e751707c

Trang