Điểm báo

Chủ nhật, 30 Tháng 7 2017 17:51

CARB-X (the Combating Antibiotic Resistant Bacteria Biopharmaceutical Accelerator – tổ chức Dược sinh học thúc đẩy chống vi khuẩn kháng kháng sinh) thông báo 7 dự án tại vòng 2 của ngân sách, tổng cộng 17,6 triệu USD, để thúc đẩy phát triển kháng sinh mới. Các dự án gồm 5 nhóm kháng sinh mới chống vi khuẩn gram âm, có thể là phương pháp điều trị mới lậu cầu kháng thuốc, chất điều trị siêu khuẩn gây xơ nang, là kháng sinh phổ rộng đường uống. CARB-X là tổ chức phối hợp công – tư lớn nhất thế giới tập trung vào nghiên cứu và phát triển kháng khuẩn tiền lâm sàng, vả nỗ lực sửa chữa những lỗ hổng của kháng sinh.

Nguồn: http://www.carb-x.org/press

Chủ nhật, 30 Tháng 7 2017 16:44

Báo cáo thứ hai từ JIACRA (Joint Interagency Antimicrobial Consumption and Resistance Analysis – Phân tích kháng thuốc và tiêu thụ kháng sinh liên cơ quan) cho thấy mối liên hệ giữa tăng sử dụng kháng sinh trong động vật làm thực phẩm và con người làm tăng tỷ lệ hiện mắc vi khuẩn kháng kháng sinh. Sử dụng dữ liệu từ mạng lưới giám sát Châu Âu từ 2013-2015, báo cáo chỉ ra mạng lưới một sức khỏe liên quan giữa tiêu thụ kháng sinh ở động vật và người và kháng kháng sinh từ cả hai phía, tách biệt bởi các giống vi khuẩn và loại kháng sinh quan trong. JIACRA là nỗ lực hợp tác giữa cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu, cơ quan dược phẩm châu Âu và trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu.

Nguồn: https://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/4872

Chủ nhật, 30 Tháng 7 2017 16:33

Sử dụng kháng sinh tại Hoa Kỳ 2017: Tiến trình và cơ hội, trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng kháng sinh được kê toa cho bệnh nhân ngoại trú đã giảm 5% trong giai đoạn 2011 và 2014, thay đổi tùy vào khu vực. Tại bệnh viện, sử dụng những kháng sinh mạnh nhất gia tăng đáng kể: 40% đối với carbapenems và 30% với vancomycin. Khoảng 30% kháng sinh được kê cho bệnh nhân ngoại trú trong bệnh viện là không cần thiết hoặc không đúng. Không đủ thông tin giúp hiểu được đầy đủ việc sử dụng kháng sinh trong các nhà an dưỡng – một trong những ưu tiên kế tiếp của CSC – nhưng trong một cỡ mẫu nhỏ hơn, 11% bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong một ngày nào đó, 40% những người kê toa thiếu thông tin quan trọng. Báo cáo tiến độ cũng nêu các nguồn lực của CDC hỗ trợ chương trình quản lý kháng sinh và thúc đẩy sử dụng có trách nhiệm.

Nguồn: https://www.cdc.gov/getsmart/stewardship-report/

Thứ năm, 20 Tháng 7 2017 17:52

Trong hội nghị thượng đỉnh G20 tuần này tại Đức, lãnh đạo từ các nền kinh tế phát triển và đang phát triển chủ chốt được yêu cầu thảo luận các thách thức toàn cầu. Trong tuyên bố chung của các lãnh đạo G20 được công bố, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện kế hoạch hành động quốc gia chống lại vi khuẩn kháng thuốc vào cuối năm 2018, đẩy mạnh việc sử dụng có trách nhiệm kháng sinh trong tất cả các lĩnh vực, gia tăng sự hiểu biết của cộng đồng và đẩy mạnh các nổ lực kiểm soát và dự phòng nhiễm khuẩn. Các lãnh đạo G20 thông báo một tổ chức điều hành mới toàn cầu, Trung tâm hợp tác chống kháng khuẩn toàn cầu, nhằm thúc đẩy đầu tư toàn cầu và giám sát nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh mới, vaccine mới, các liệu pháp điều trị thay thế và công cụ chẩn đoán mới.

Nguồn: https://www.g20.org/gipfeldokumente/G20-leaders-declaration.pdf

Thứ năm, 20 Tháng 7 2017 17:35
Sau 2 tháng triển khai, mô hình chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do ri rút Zika và Sốt xuất huyết” do Bộ Y tế phát động đã diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt tại 55 tỉnh, thành phố trên cả nước

Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh do vi rút Zika và nguy cơ dịch sốt xuất huyết quay trở lại vào mùa mưa năm nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết” với lời kêu gọi các đơn vị chính quyền tại địa phương cùng người dân chủ động, tích cực tham gia vào chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, muỗi gây bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đây là cách thiết thực và hiệu quả nhất trong công tác phòng chống dịch và giúp đẩy lùi nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cả cộng đồng.
 

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát động chiến dịch mẫu tại Tp.HCM ngày 5/3/2016.

Chiến dịch mẫu đã được triển khai tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 5/3/2016. Ngay sau đó, nhiều địa phương trên cả nước đã nhanh chóng nhân rộng chiến dịch với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần người dân tại địa phương như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên, Cần Thơ,…

Đến nay đã có 55 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai thành công chiến dịch Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng, tạo nên phong trào nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng và phòng chống dịch bệnh tích cực, hiệu quả trên nhiều địa bàn, đặc biệt tại những tỉnh, thành phố trọng điểm miền Trung và miền Nam như Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai,...

Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống dịch bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết” gồm nhiều hoạt động đa dạng như: Lễ mít tinh phát động chiến dịch; Tổ chức chiến dịch người dân diệt bọ gậy, lăng quăng; Lễ ký cam kết trách nhiệm phòng chống dịch giữa Sở Y tế địa phương và UBND các huyện, thị xã tại tỉnh/thành phố; các hoạt động văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về dịch bệnh cũng như cách phòng chống, hoạt động sáng tác cổ động, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch,v.v..
 

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế và chính quyền tỉnh Khánh Hòa hướng dẫn người dân kiểm tra dụng cụ chứa nước và tiêu diệt bọ gậy trong chiến dịch.
 
Tại một số tỉnh, thành phố, tiêu biểu như tỉnh Hà Tĩnh có sự tham gia nhiệt tình của thế hệ trẻ gồm hơn 200 bạn sinh viên thuộc Đoàn Thanh niên tỉnh Hà Tĩnh. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nhận được sự tham gia tích cực của lực lượng Đoàn Thanh niên và khoảng 700 học sinh-sinh viên tại các trường trong địa bàn tỉnh. Trong các chiến dịch này, các bạn trẻ đã và đang trở thành những nhân tố quyết định, thành phần tích cực nhất phát huy hiệu quả chiến dịch, lan tỏa thông điệp nâng cao ý thức, chủ động phòng chống dịch bệnh đến mỗi hộ gia đình.

Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên các kênh truyền hình tỉnh, các báo, Đài và hệ thống loa phát thanh huyện, thị và xã phường, tận dụng rất hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua tổ dân phố, các tình nguyện viên, vốn là những người nắm rất rõ tình hình khu vực địa bàn mình tại từng xã, phường hoặc thôn, xóm, tiêu biểu như: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Dương,...

Sự thành công của chiến dịch cho thấy đây thực sự là một ý tưởng sáng tạo và ý nghĩa, góp phần thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người dân, giúp chủ động và sẵn sàng phối hợp với ngành y tế để phòng chống dịch. Bên cạnh đó, chiến dịch thể hiện được sự quyết tâm của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cũng như cho thấy sự đồng lòng chung tay của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành, đoàn thể vì mục tiêu sức khỏe cộng đồng.
 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
 
Thứ hai, 17 Tháng 7 2017 15:10

Trung tâm kiểm soát và dự phòng bệnh tật vừa công bố chương trình hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho các bệnh viện nhỏ và thiết yếu ở vùng quê, dựa trên khung hướng dẫn hoạt động dụng kháng sinh, các yếu tố chính trong chương trình hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện. Đây là một trong 4 hướng dẫn quan trọng của CDC về chương trình sử dụng kháng sinh trong các bệnh viện, nhà an dưỡng và các cơ sở chăm sóc bệnh nhân ngoại trú.

Nguồn: https://www.cdc.gov/getsmart/healthcare/implementation/core-elements-small-critical.html

Thứ hai, 17 Tháng 7 2017 14:58

Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh nhiễm khuẫn báo cáo các trường hợp đầu tiên ở Việt Nam kháng colistin do gien mcr-1. Gien được tìm thấy trên 18 mẫu E.coli đa kháng thuốc từ 2014 tại các bệnh viện Việt Nam trong quá trình giám sát kháng kháng sinh. Gien mcr-1 cho thấy kháng colistin, kháng sinh thế hệ cuối được tìm thấy lần đầu tại Trung Quốc đăng trên báo cáo xuất bản vào 2015 và sau đó cũng được tìm thấy trên 30 quốc gia khác.

Nguồn: http://www.ijidonline.com/article/S1201-9712(17)30181-9/fulltext

 

Trang