Điểm báo

Thứ bảy, 26 Tháng 8 2017 14:40

Trong nghiên cứu trên PLOS ONE, nghiên cứu viên Hellen Gelban và các cộng sự từ CDDEP cập nhật xếp hạng chi phí – hiệu quả cho các can thiệp sức khỏe tại các nước thu nhập trung bình và thấp, dựa trên 1400 nghiên cứu được công bố từ 2000 tới 2013. Sự thay đổi quan trọng đối với các xếp hạng trước trong năm 2005 và 2006 là do có công nghệ mới, phương pháp mới để thay đổi hành vi và thay đổi chi phí các loại vaccine và thuốc. Xếp hạng chi phí hiệu quả rất có ích trong việc xếp ưu tiên chi tiêu y tế trong các gối ngân sách và kế hoạch chăm sóc sức khỏe quốc gia. Phân tích này được xem như chiến lược và ưu tiên trong Mục tiêu phát triển bền vẫn của liên hiệp quốc (UN)

Nguồn: http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0182951

Thứ bảy, 26 Tháng 8 2017 14:34

Các nhà nghiên cứu đã xem lại 10 nghiên cứu được thực hiện từ 2007 tới 2013, so sánh những nơi bệnh nhân được và không được xét nghiệm chẩn đoán nhanh sốt rét tại 5 nước Châu Phi và Afghanistan. Phân tích được công bố trên tạp chí The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene với hơn nữa triệu bệnh nhân. Mỗi nghiên cứu trong 10 nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sốt rét ít được sử dụng hơn và kháng sinh được sử dụng nhiều hơn tại những nơi có test chẩn đoán nhanh, nhưng sự khác biệt kết quả giữa các nghiên cứu rất đáng quan tâm. Tại hầu hết các cơ sở, 75% bệnh nhân được điều trị sốt rét hoặc kháng sinh cho thấy “nếu không có các lựa chọn chẩn đoán khác, điều trị sốt rét giả định sẽ được đổi thành điều trị kháng sinh giả định” tại những cơ sở có test chẩn đoán nhanh. Kết quả cho thấy mối lo lắng rõ ràng về đẩy nhanh tỷ lệ kháng kháng sinh.

Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/08/07/health/rapid-malaria-tests.html?rref=collection%2Fsectioncollection%2Fhealth&action=click&contentCollection=health&region=stream&module=stream_unit&version=latest&contentPlacement=1&pgtype=sectionfront&_r=0&utm_s

Thứ bảy, 26 Tháng 8 2017 14:25

Nền tảng kỹ thuật số vừa được tổ chức Pew Charitable Trusts đưa vào sử dụng cho phép các nhà nghiên cứu trên toàn cầu chia sẽ dữ liệu để thúc đẩy phát hiện kháng sinh mới. Nền tảng chia sẽ kiến thức và nghiên cứu kháng sinh (SPARK) cho phép lồng ghép dữ liệu nghiên cứu và phân tích với sự hợp mở, tác thời gian thật. Cơ sở dữ liệu sẽ được chỉnh sửa từ các nguồn dữ liệu công khai nhưng có khả năng “lưu trữ và hài hòa” các kết quả từ những nghiên cứu đang được thực hiện và chưa được công bố. SPARK bắt đầu bằng giai đoạn thử nghiệm tập trung vào dữ liệu liên quan tới kháng sinh điều trị vi khuẩn gram âm, loại khó điều trị nhất.

Nguồn: http://www.pewtrusts.org/en/about/news-room/press-releases/2017/08/07/pew-to-launch-information-sharing-platform-to-spur-antibiotic-discovery

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 22:07
Trong gần 10 năm trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua việc đầu tư có hiệu quả của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết, tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết đã giảm đi rất nhiều so với trước khi có Chương trình mục tiêu.

Một trong những hoạt động hiệu quả là việc đầu tư hình thành mạng lưới cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở. Cộng tác viên có mặt tại các thôn, ấp, tổ dân phố, là những người được đào tạo, có kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận động người dân cũng như các hộ gia đình chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt trong việc tự diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng bệnh sốt xuất huyết. Tuy vậy, từ năm 2016 đến nay, do khó khăn về kinh phí từ Chương trình mục tiêu nên tại nhiều địa phương mạng lưới cộng tác viên không được duy trì đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng chống sốt xuất huyết.

Để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh được hiệu quả, bền vững, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Bộ Y tế đã có Công văn số 4746/BYT-DP ngày 22/8/2017 gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về kiện toàn và duy trì đội ngũ cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết. Cục Y tế dự phòng đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:

 

 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 22:06

Trong năm 2017, mặc dù công tác phòng chống sốt xuất huyết được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp, song bệnh sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng là còn nhiều các dụng cụ chứa nước, ổ đọng nước tại hộ gia đình, nơi công cộng và công trường xây dựng chưa được quan tâm xử lý đúng mức.

Thực hiện Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết, Bộ Y tế có Công văn số 4758, 4759 ngày 22/8/2017 gửi Bộ Xây dựng; Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường phối hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Cục Y tế dự phòng xin đăn tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:

 




 





 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 22:05

Theo báo cáo giám sát của các địa phương từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước ghi nhận 43.162 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 20.063 trường hợp nhập viện, không có trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện giảm 1,9%. 

Tuy nhiên, số mắc bệnh tay chân miệng trong các tuần gần đây có chiều hướng tăng và xu hướng tăng cao trong thời gian tới do đang là mùa dịch và học sinh vào năm học mới. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, ngày 21/8/2017 Bộ Y tế đã có Công văn số 4731/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:


 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Thứ năm, 24 Tháng 8 2017 22:04

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút dengue gây nên, bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là sốt và xuất huyết, bệnh có thể tiến triển nặng gây tử vong. Bệnh được ghi nhận ở cả người lớn và trẻ em, ở cả thành thị và nông thôn, lây truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes mà ta thường gọi là muỗi vằn. 

Vi rút dengue có 4 týp là DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Một người có thể mắc SXHD nhiều lần với các týp vi rút khác nhau, những lần mắc sau bệnh thường nặng hơn do ảnh hưởng của các phức hợp miễn dịch chéo. Tại Việt Nam, có lưu hành của cả 4 týp vi rút. Khi có thay đổi sự lưu hành của týp vi rút dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu cộng đồng chưa có miễn dịch với týp vi rút này. 

Muỗi Aedes truyền bệnh SXHD gồm có Aedes aegypti và Aedes albopictus trong đó Ae. aegypti là véc tơ chủ yếu. Chu kỳ phát triển của muỗi gồm 4 giai đoạn: trứng, bọ gậy (loăng quăng), quăng và muỗi trưởng thành. Muỗi Aedes aegypti đẻ trứng ở tất cả dụng cụ chứa nước tự nhiên hoặc nhân tạo, những vật dụng liên quan mật thiết tới đời sống con người, trong và xung quanh nhà. Bọ gậy của muỗi thường sống ở nước sạch không bị ô nhiễm. Hiện nay phát hiện lên tới khoảng 30 loại dụng cụ chứa nước là nơi sản sản của muỗi hay gặp là bể nước mưa, chậu hoa có nước, bát có nước kê chân chạn, các dụng cụ phế thải xô chậu, vại sành,  chai lọ, vỏ hộp, đựng cơm, nước uống, vỏ gáo dừa, lon bia, lốp xe, lọ hoa đặt trên bàn thờ lâu ngày không thay nước…, thậm chí có cả trong khay nước dùng để hứng nước đọng của tủ lạnh.

Muỗi Ae. aegypti sống trong nhà gần người, thường trú đậu nơi có ánh sáng yếu, những nơi đậu nghỉ ưa thích là mặt dưới của đồ gỗ, quần áo treo, rèm cửa trong phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm và bếp, ít khi đậu trên tường. Muỗi Ae. aegypti trưởng thành có khả năng bay xung quanh khoảng 50 mét, nhưng cũng có thể bay xa tối đa 200 - 300 mét. 

Muỗi cái Ae.aegypti trưởng thành tiến hành hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở, trong một chu kỳ sinh thực, muỗi có thể hút máu nhiều lần. Thời gian từ khi hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 - 5 ngày. Muỗi thường hoạt động hút máu vào ban ngày. Có 2 thời điểm cao nhất là sáng sớm (lúc mặt trời mọc) và chiều tối (lúc mặt trời sắp lặn). Thời gian hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1 giờ trước khi mặt trời lặn. Tuy nhiên chúng có thể hoạt động hút máu suốt ngày, thậm chí cả ban đêm (nhưng ở mức độ rất thấp).

Sau khi hút máu người có chứa vi rút dengue, thời kỳ ủ bệnh ở trong muỗi khoảng 10-12 ngày. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vi rút nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi. Sau thời kỳ này, muỗi trở thành nhiễm vi rút và có thể truyền vi rút dengue cho những người khác khi muỗi đốt. Mặt khác muỗi Aedes còn có thể truyền vi rút trực tiếp từ người này sang người khác bằng sự thay đổi vật chủ khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Chính sự hút máu nhiều lần của muỗi có thể giải thích tính bùng nổ tự nhiên của các vụ dịch với việc tìm thấy ít các số lượng muỗi cái trong ổ dịch. 

Khả năng truyền vi rút sang người lành được thực hiện khi muỗi hút máu bệnh nhân trong thời kỳ nhiễm vi rút huyết. Nhiễm vi rút huyết có thể có 6 -18 giờ trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Như vậy bệnh nhân là nguồn lây ngay trước thời kỳ sốt và cho đến khi hết sốt, trung bình là 6 -7 ngày.

Nguồn bệnh SXHD là người mang vi rút dengue, đặc biệt là những người mắc bệnh ở thể nhẹ hoặc người nhiễm vi rút mà không phát bệnh đóng một vai trò quan trọng trong việc lây lan dịch bệnh, bởi vì những người này vẫn đi lại được, họ có thể di chuyển và mang vi rút từ vùng này sang vùng khác. 

Với đặc tính hút máu và làm lan truyền vi rút dengue trong cộng đồng để gây bệnh cho con người của muỗi như vậy, không thể chỉ có người lành phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân mà để phòng bệnh cho người lành, ngoài các biện pháp dự phòng chung, một biện pháp rất cần được chú ý là người bệnh sốt xuất huyết điều trị tại nhà cũng cần ngủ màn, mặc quần áo dài tay… để tránh muỗi đốt làm lây truyền bệnh cho người khác. 
 

Cục Y tế dự phòng,Bộ Y tế

Trang