Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) vừa cập nhật danh sách các loại thuốc thiết yếu, đặc biệt tập trung vào danh mục các loại kháng sinh, bao gồm 29 loại nên được sử dụng trên toàn cầu. Trang website của Ấn Độ nghiên cứu việc cung cấp các loại kháng sinh tại Ấn Độ, tìm thấy bằng chứng cho thấy có các sai sót hiện diện. Sumanth Gandra báo cáo ba loại kháng sinh cơ bản nhất gồm benzathine penicillin, ampicillin and nitrofurantoin là các kháng sinh hiếm. Không có các kháng sinh hàng thứ nhất này, bác sĩ buộc phải sử dụng các loại kháng sinh bảo thủ thế hệ sau, có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Chính sách của chính phủ như kiểm soát giá của các kháng sinh cần thiết, có thể làm các nhà sản xuất thuốc quyết định cắt giảm các sản phẩm của họ.
Điểm báo
Viên chức của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) báo cáo trên Plos Medicine về sự gia tăng tỷ suất mới mắc của bệnh lậu kháng thuốc và kêu gọi các hành động hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát vấn đề gia tăng. Bệnh lậu đang ngày càng khó điều trị hoặc không thể điều trị khi dùng kháng sinh cephalosporins phổ rộng, thuốc điều trị hiệu quả duy nhất hiện tại. Trong số 77 quốc gia được khảo sát , 97% báo cáo các trường hợp kháng ciprofloxacin, điều trị được sử dụng rộng rãi, 81% báo cáo kháng azithromycin và 66% báo cáo kháng cephalosporins.
Nguồn: http://journals.plos.org/plosmedicine/article?id=10.1371/journal.pmed.1002344
Xét nghiệm cúm ở bệnh nhân bệnh hô hấp trong mùa cúm ảnh hưởng tối việc kê toa kháng sinh và kháng virus, nhưng xét nghiệm các loại virus khác cùng lúc thì không. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm được thực hiện qua ba mùa cúm tại bệnh viện chuyên khoa ở Montral. Tám trăm (800) bệnh nhân trưởng thành nhập viện do viêm hô hấp cấp tính được xét nghiệm 12 loại virus gồm cảm cúm. Khoảng 50% bệnh nhân dương tính với cúm, khả năng Bác sĩ dừng kê toa kháng sinh cao gấp 1,4 lần so với ở những bệnh nhân âm tính với cúm. Kết quả cho thấy xét nghiệm virus tốt kém không cần thiết để có được các tác động tích cực đối với việc quản lý kháng sinh.
Nguồn: http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2017/06/stewardship-resistance-scan-jun-20-2017
Bệnh lao đa kháng thuốc ờ trẻ <15 tuổi tại Hoa Kỳ có thể cao hơn số báo cáo chính thức, theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Các nhà nghiên cứu của CDC báo cáo trên tạp chí bệnh nhiễm khuẫn lâm sàng, so với báo cáo của hệ thống giám sát lao quốc gia yêu cầu phải xác nhận qua cấy vi khuẩn, số ca lớn hơn được chẩn đoán lâm sàng và điều trị lao đa kháng thuốc tại 6 bang với số ca cao nhất t72 1993 tới 2014. Các ca được cấy xác định vi khuẩn rất hạn chế làm cho tỷ lệ thấp hơn 42-55%. Cần phải có số ước lượng tốt hơn để kiểm soát lao ở trẻ em, đặc biệt là lao đa kháng thuốc.
Nguồn: http://www.cidrap.umn.edu/news-perspective/2017/06/stewardship-resistance-scan-jun-20-2017
Xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông cách trung tâm huyện lỵ khoảng 10 Km. Giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có 23 thôn bản, 869 hộ gia đình, 4.075 nhân khẩu. Cơ cấu các dân tộc trên địa bàn xã gồm dân tộc H"Mông, Dao. Nghề nghiệp chủ yếu là dựa vào làm nương rẫy. Người dân còn nhiều hủ tục, tập quán lạc hậu.
Ngày 12/6/2017 Cục Y tế dự phòng nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng về chùm ca bệnh và tử vong của 4 trẻ em tại xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Cao Bằng tổ chức cấp cứu, điều trị bệnh nhân, điều tra xác minh ổ dịch, lấy mẫu bệnh phẩm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy từ ngày 8/6- 12/6/2017 tại xóm Lũng Khỉnh, xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng có chùm ca bệnh và tử vong của trẻ ở lứa tuổi từ 7-13 tuổi gồm 3 trẻ nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Thông Nông ngày 12/6/2017 với biểu hiện các triệu chứng: Mệt mỏi, đau đầu, đau quặn bụng, buồn nôn và nôn, co giật và 01 trẻ tử vong tại nhà ngày 9/6/2017 trước khi nhập viện. Bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông đã tổ chức điều trị tích cực và lấy mẫu bệnh phẩm gửi tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Kết quả xét nghiệm ban đầu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong ngày 15/6/2017 cho thấy các mẫu bệnh phẩm âm tính với vi rút viêm não Nhật Bản B và vi khuẩn não mô cầu, đây là hai tác nhân gây bệnh truyền nhiễm gây bệnh cảnh viêm não – màng não và đang lưu hành tại nước ta.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Kết hợp hai hay nhiều loại kháng sinh có thể hiệu quả hơn là sử dụng một thuốc kháng sinh độc lập và là chiến lược được dùng để làm chậm quá trình phát triển kháng thuốc. Tuy nhiên, hiệu quả kết hợp các loại thuốc rất khó chứng minh. Các nhà nghiên cứu từ đại học Utah báo cáo trên PLOS Biology về phương pháp họ phát triển, có tên là phương pháp overlap2 (O2M), giúp dễ dàng xác định các loại thuốc có thể kết hợp để chống lại vi khuẩn kháng thuốc. Đồng tác giả Morgan Wambaugh giải thích “ý tưởng ở đây là nếu chúng ta kết hợp, nó sẽ sinh ra phản ứng ở các đột biến của vi khuẩn. Sau đó, nếu ta nhận được phản ứng này trong đột biến tương tự với các loại thuốc khác có nghĩa là đầu vào tương tự nhau và chúng ta có thể thực hiện nhanh hơn và nhanh hơn, để tìm được các loại thuốc có phản ứng tương tự trong các đột biến.
Ấn Độ có gánh nặng bệnh lao lớn nhất toàn cầu với 3 triệu ca và gần như 500.000 ca tử vong được báo cáo trong năm 2015. Vào tháng 02 năm nay, Ấn Độ thông báo mục tiêu loại trừ bệnh lao vào năm 2025. Nhưng ngân sách quốc gia trong 2017-2018 cho chương trình lao giảm 2 triệu so với năm 2016, Pranay Sinha thuộc bệnh viện Yale-New Haven và Scott K. Heysel, Đại học Virginia viết trên tờ New York Times. Không chỉ chương trình bị cắt giảm ngân sách, cống hiến nội địa ít hơn nhiều so với các quốc gia có gánh nặng cao như Nam Phi. Công nghệ lạc hậu và quy mô chương trình không hợp lý góp phần làm chậm quá trình. Các tác giả cho rằng loại trừ vào năm 2025 sẽ chỉ là giấc mơ nếu không có đủ nguồn lực để thực hiện nó.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2017/06/21/opinion/india-tuberculosis.html?smid=tw-share