Điểm báo

Thứ sáu, 12 Tháng 5 2017 19:27

Tiếp theo thông tin ngày 07/5/2017 của Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo về một chùm ca tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân tại tỉnh Sinoe, Liberia sau khi tham dự một đám tang, đến ngày 10/5/2017, WHO thông báo đã xác định được nguyên nhân ban đầu của chùm ca tử vong này là do viêm màng não do não mô cầu nhóm C.

Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Vi khuẩn não mô cầu được chia thành 13 nhóm huyết thanh, trong đó có 6 nhóm: A, B, C, W-135, X và Y có khả năng gây dịch. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Sự kiện này bắt đầu ngày 23/4/2017 khi một trẻ 11 tuổi nhập viện với biểu hiện tiêu chảy, nôn và rối loạn tâm thần sau khi dự đám tang của một nhà lãnh đạo tôn giáo (22/4/2017), đến ngày 09/5/2017 đã ghi nhận 31 trường hợp có biểu hiện tương tự trong đó có 13 trường hợp tử vong. Bộ Y tế Liberia đã thực hiện đáp ứng khẩn cấp với sự kiện này, các mẫu bệnh phẩm máu, nước tiểu, huyết thanh đã được thu thập và gửi về Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ để xét nghiệm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và độc tố môi trường.

Ngày 08/5/2017, Bộ Y tế Liberia thông báo kết quả xét nghiệm cho thấy có 4 mẫu bệnh phẩm dương tính với não mô cầu nhóm C (Neisseria menigitidis). Trước đó các kết quả điều tra ban đầu cũng cho thấy viêm màng não dường như là nguyên nhân của các trường hợp tử vong nói trên. Việc điều tra vẫn tiếp tục được triển khai để khẳng định liệu viêm màng não do não mô cầu có phải là nguyên nhân của các trường hợp mắc bệnh khác trong vụ dịch này hay không.

Trong khi chờ đợi các kết quả xét nghiệm về độc tố, Bộ Y tế Liberia đang cân nhắc áp dụng biện pháp tiêm phòng vắc xin để khống chế vụ dịch. Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục hỗ trợ điều tra về dịch tễ học và xét nghiệm để xác định chắc chắn về nguyên nhân của ổ dịch cũng như đưa ra các biện pháp phòng chống bổ sung cho vụ dịch này.

Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ diễn biến sự kiện y tế công cộng này tại Liberia và kịp thời thông báo cho người dân.
 

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2155/nguyen-nhan-ban-dau-ve-chum-benh-nhan-tu-vong-tai-liberia

 

Thứ sáu, 12 Tháng 5 2017 19:26

Những tháng đầu năm 2017, mặc dù các trường hợp mắc sốt xuất huyết trên phạm vi cả nước giảm 20% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng trong thời điểm hiện nay có sự gia tăng tại một số tỉnh, thành phố. Để chỉ đạo các địa phương tăng cường phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika, ngày 8/5/2017 Bộ Y tế đã có Công văn số 2381/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:


Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2153/cong-van-bo-y-te-gui-uy-ban-nhan-dan-cac-tinh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-ve-tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-sot-xuat-huyet-va-zika

 

Thứ sáu, 12 Tháng 5 2017 19:25

Dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ 3/2013 với 5 đợt dịch, trong đó đợt dịch thứ 5 diễn ra từ tháng 10/2016 tới nay là đợt dịch lớn nhất từ trước tới nay cả về quy mô, số lượng mắc và tốc độ lây lan tạo thành đợt dịch thứ 5 với 541 trường hợp mắc. Dịch đạt đỉnh vào tháng 2/2017 với khoảng 50-60 trường hợp mắc mới/tuần, sau đó từ tháng 3 đến nay có xu hướng giảm dần với khoảng 18-34 trường hợp mắc mới/tuần. Từ 3/2017 đến nay đã ghi nhận thêm 3 địa phương thuộc khu vực Cam Túc, Tây Tạng và Thiểm Tây có trường hợp bệnh mới. Như vậy trong đợt dịch thứ 5 đã ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) tại 17 tỉnh tại Trung Quốc.

Gần đây dịch có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với nước ta cũng đã ghi nhận trường hợp bệnh. Tại tỉnh Quảng Tây, riêng trong tuần từ 8/2 – 9/3/2017 ghi nhận sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người với 14 trường hợp trong khi năm 2015 -1016 tỉnh này không ghi nhận trường hợp mắc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương của Liên hiệp quốc (FAO), sự gia tăng này có thể là do gia cầm đã được vận chuyển từ tỉnh Quảng Đông sang Quảng Tây sau khi tỉnh Quảng Đông công bố đóng cửa chợ gia cầm. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nhất kể từ năm 2013 do lo ngại Quảng Tây cũng sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa chợ gia cầm nên gia cầm sẽ được vận chuyển vào Việt Nam nếu không có các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Theo thông báo của WHO, FAO, đã ghi nhận sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) từ độc lực thấp sang độc lực cao khi phân tích gen vi rút cúm ở người cũng như ở gia cầm. Trên người, đã phát hiện gen độc lực cao tại 2 bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) tại Quảng Đông và một bệnh nhân mắc cúm A(H7N9) ở Đài Loan (theo Thông báo ngày 25/02/2017 của WHO). Ở gia cầm, FAO cũng ghi nhận 41 mẫu cúm gia cầm độc lực cao ở gia cầm và môi trường (30 mẫu ở gà, 1 ở vịt và 10 mẫu môi trường) được lấy tại 23 chợ gia cầm sống và 3 trang trại thuộc 3 tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hà Nam.  Kết quả nghiên cứu cho thấy vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao có khả năng gây chết 100% gà mắc (trong thí nghiệm) và có khả năng lây truyền nhanh hơn gấp khoảng 100 -1000 lần so với vi rút có độc lực thấp. Sự liên tục thay đổi này như là một đặc điểm tự nhiên của vi rút cúm do quá trình tái tổ hợp. Hiện nay, chưa có bằng chứng về sự thay đổi của vi rút cúm A(H7N9) làm lây truyền dễ dàng từ người sang người và WHO cũng chưa khuyến cáo về các thay đổi quản lý lâm sàng đối với trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người.

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc và những biến đổi độc lực của vi rút, Bộ Y tế đánh giá nguy cơ rất cao vi rút cúm A(H7N9) có thể xâm nhập vào nước ta. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các công điện, công văn chỉ đạo tập trung việc ngăn chặn nhập lậu gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ biên giới vào nước ta đồng thời kiểm soát chặt chẽ, nghiêm cấm việc vận chuyển, buôn bán gia và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch trên thị trường. Công tác giám sát phát hiện sớm dịch bệnh cũng đã được triển khai mạnh mẽ tại các khu vực có nguy cơ cao, khu vực buôn bán gia cầm sống, các cơ sở y tế và tại các cửa khẩu. Bộ Y tế đã cập nhật các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cho các cán bộ y tế tại các tỉnh biên giới về công tác giám sát, xét nghiệm và xử lý ổ dịch. Các buổi diễn tập có sự phối hợp giữa hai ngành y tế - nông nghiệp cũng đã được triển khai tại các địa phương, nhất là các tỉnh trọng điểm như: Lạng Sơn, Hà Nội, Quảng Ninh, ... Bộ Y tế cũng đã thành lập 5 đoàn công tác trực tiếp đi kiểm tra việc triển khai hoạt động phòng chống dịch tại các địa phương.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm A(H7N9) xâm nhập vào nước ta, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với WHO, FAO và các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và kịp thời thông báo cho người dân để áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp.
    

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế

http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-trong-nuoc/2154/phat-hien-su-bien-doi-tu-doc-luc-thap-sang-doc-luc-cao-cua-chung-vi-rut-cum-a-h7n9-tai-trung-quoc

 

Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 15:09

Ấn Độ đã công bố kế hoạch hành động quốc gia kìm chế sự kháng thuốc và hành động đa ngành. Kế hoạch là bước quan trọng để đảm bảo tiếp cận một sức khỏe. Mười hai bộ đã hộp với nhau và cùng cam kết hành động liên ngành “Tuyên ngọn Delhi về kháng thuốc”.

Kế hoạch hành động quốc gia của Ấn Độ là một phần trong nỗ lực to lớn của ba tổ chức quốc tế: tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), tổ chức lương nông quốc tế (FAO) và tổ chức quốc tế về sức khỏe động vật (OIE), nhằm hỗ trợ các quốc gia xây dựng kế hoạch dự phòng và kiểm soát kháng thuốc. Tại Hội nghị y tế thế giới được tổ chức vào tháng 05/2015, các bộ trưởng bộ y tế từ các quốc gia trên thế giới đã cam kết xây dựng kế hoạch hành động kiểm soát kháng thuốc trước hội nghị y tế thế giới lần 70, được tổ chức vào tháng 05/2017.

 

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/india%E2%80%99s_strides_against_amr_local_solutions_global_implications#sthash.1IQrhWT2.dpufs

Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 14:02

Tại Hội Nghị Châu Âu lần 27 về Vi sinh lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm. Giám đốc CDDEP Ramanan Laxminarayan trình bày các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới sự dao động tỷ suất kháng kháng tinh trong hội nghị chuyên đề được Hội Vi Sinh Hoa Kỳ tổ chức. Bài trình bày của Laxminarayan có trên mạng cùng với các bài trình bày tại khác hội nghị.

Nguồn: http://www.cddep.org/tool/what_explains_differences_resistance_rates_economics_eccmid_2017#sthash.n5G0GgU6.dpuf

Chủ nhật, 30 Tháng 4 2017 13:55

Thông tin về tình hình dịch cúm gia cầm, LMLM và tai xanh ngày 27/4/2017

 
 

 

  1. TÌNH HÌNH DỊCH

1.1 Dịch Cúm gia cầm (CGC)

Trong ngày, có báo cáo 01 ổ dịch cúm H5N1 phát sinh từ tỉnh Đắk Lắk, cụ thể như sau:

Tỉnh Đắk Lắk: 01 ổ dịch cúm H5N1 xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk. Tổng số gia cầm tiêu hủy là 450 con vịt. Chi cục Chăn nuôi Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

Hiện nay, cả nước có 06 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 07 hộ chăn nuôi trên địa bàn 05 tỉnh chưa qua 21 ngày:

(1) Tỉnh Đắk Lắk (cúm H5N1) 01 ổ dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk. Tổng số gia cầm tiêu hủy là 450 con.

(2) Tỉnh Cao Bằng (cúm H5N1) 01 ổ dịch cúm H5N1 xảy ra tại 02 hộ chăn nuôi thuộc phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng. Tổng số mắc bệnh và chết là 700 con, số tiêu hủy là 2.004 con (1.974 con vịt, 30 con gà).

(3) Thành phố Cần Thơ (cúm A/H5N1): 01 ổ dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi tại phường Tân Phú, quận Cái Răng (đã qua 12 ngày). Số mắc bệnh là 100 con gà, số chết là 75 con gà và số tiêu hủy là 2.500 con gà.

(4) Tỉnh Vĩnh Long (cúm A/H5N1): 02 ổ dịch xảy ra tại:

- 01 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (đã qua 19 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 3.000 con gà.

- 01 hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (đã qua 13 ngày). Số gia cầm mắc bệnh là 300 con gà, số chết là 210 con gà và số tiêu hủy là 400 con gà.

(5) Tỉnh Quảng Ninh (cúm A/H5N1): 01 ổ dịch xảy ra tại 01 hộ chăn nuôi thuộc khu 2, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái (đã qua 14 ngày). Số gia cầm ốm, chết là 320 con (240 vịt và 80 ngan) và số gia cầm tiêu hủy là 670 con (570 con vịt và 100 con ngan).

1.2. Dịch Lở mồm long móng gia súc (LMLM)

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.

1.3. Dịch Tai xanh trên lợn

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.

Hiện nay, cả nước không có dịch Tai xanh.

1.4. Nhận định tình hình dịch

Cúm gia cầm: Nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng vi rút cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.

Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.

Tai xanh trên lợn: Trong thời gian tới, có thể xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.

Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

  1. CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH

Trước diễn biến phức tạp của Cúm A/H7N9 tại Trung Quốc và một số hộ chăn nuôi tại một số địa phương có đàn gia cầm mắc bệnh Cúm A/H5N1, A/H5N6, Cục Thú y đã tham mưu cho Bộ chỉ đạo, đồng thời Cục Thú y đã hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, cụ thể như sau:

- Ngày 17/02/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công điện khẩn số 1475/CĐ-BNN-TY về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/ H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam.

- Ngày 21/02/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành công văn số 1536/BNN-TY về việc khẩn trương triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017.

- Ngày 17/02/2017, Cục Thú y đã ban hành công văn số 240/TY-DT về việc tăng cường công tác giám sát vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam.

- Ngày 21/02/2017, Cục Thú y đã làm việc với các tổ chức FAO, CDC Hoa Kỳ để bàn về các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 xâm nhiễm qua biên giới.

- Ngày 22/2/2017, Cục Thú y ban hành Quyết định số 53/QĐ-TY-DT về việc thành lập 8 Đội ứng phó nhanh để xử lý khi phát hiện vi rút cúm A/H7N9 tại Việt Nam.

- Ngày 4/3/2017, Cục Thú y đã có công văn số 365/TY-DT về việc tăng cường tổ chức thực hiện phòng, chống dịch cúm gia cầm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Ngày 27/3/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 427/CĐ-TTg về việc tập trung phòng chống vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam.

- Ngày 05/4/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập ứng phó sự xâm nhiễm của vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người tại thành phố Móng Cái.

- Ngày 07/4/2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY phê duyệt Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm, tập trung vào chuỗi sản xuất gia cầm đảm bảo an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

- Cục Thú y chủ động cung cấp thông tin liên quan đến các ổ dịch cúm gia cầm trong nước, diễn biến dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc cho các cơ quan thông tấn báo chí để thông tin rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân có liên quan.

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Thú y tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung và dịch cúm gia cầm nói riêng./.

 

Nguồn: http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/thong-tin-ve-tinh-hinh-dich-cum-gia-cam-lmlm-va-tai-xanh-ngay-27-4-2017.aspx

 

Thứ ba, 25 Tháng 4 2017 13:11

Đột biến gien, cơ chế kháng kháng sinh cơ bản, thường ảnh hưởng đến thể trạng của vi khuẩn để tồn tại, nhân bản và truyền lại đặc tính kháng thuốc của chúng. Các vi khuẩn kháng thuốc thành công phát triển một cơ chế “đột biến bù đắp” đặc trưng, có thể bổ sung cho sự thiếu hụt các chức năng. Đột biến bù đắp đã được nghiên cứu trong nhiều chủng vi khuẩn kháng một thuốc, nhưng chưa được nghiên cứu trên nhóm kháng nhiều thuốc. Các nhà nghiên cứu tại Instituto Gulbenkian de Ciencia, Bồ Đào Nha so sánh hai chủng vi khuẩn E. coli: một dòng chỉ kháng rifampicin và một dòng khác kháng rifampicin và streptomycin. Họ thấy rằng dòng E. coli kháng hai thuốc có cơ chế đột biến bù đắp nhanh hơn, có thể đột biến với lợi ích sống còn lớn hơn. Các đột biến chắc chắn đặc trưng bởi kháng hai thuốc, bù đắp cho sự tương tác giữa các cơ chế kháng thuốc. Bằng chứng này có thể dẫn tới việc xây dựng một chiến lược kháng khuẩn mới.

Nguồn: http://www.cddep.org/blog/posts/weekly_digest_progress_against_neglected_tropical_diseases_india_launches_amr_national#sthash.XK2maTnm.GWxztlyq.dpuf

Trang