Nghiên cứu CDC công bố trên tạp chí Nhi Khoa cho thấy vacxin có thể giúp ngăn ít nhất 50% ca tử vong do cúm ở trẻ em trong điều kiện y tế và ít nhất 65% hiệu quả trên trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhà dịch tễ học và là trưởng nhóm nghiên cứu bệnh cúm của CDC, Brendan Flannery, phát biểu “Điều này rất quan trọng, đặc biệt đối với những gia đình có những đẻ trẻ nguy cơ cao”. Nghiên cứu khảo sát các trường hợp nhiễm cúm được chẩn đoán qua các phòng xét nghiệm trong 4 năm và hiệu quả của vacxin tại các thời điểm khác nhau, bao gồm cúm nhẹ, cúm nặng và cúm mùa do H1N1 hoặc H3N2. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên những đứa trẻ khẳng định hiệu quả của vacxin cúm trong dự phòng tử vong do cúm.
Điểm báo
Tổng đàn gia cầm là 670 con (570 con vịt và 100 con ngan), trong đó số vịt ốm, chết là 320 con (240 vịt và 80 ngan). Toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh đã được tiêu hủy.
Ngoài ra, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 1 hộ chăn nuôi vịt thuộc xã Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã qua 21 ngày không phát sinh gia cầm mới mắc bệnh.
Hiện nay, cả nước có 3 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 3 hộ chăn nuôi trên địa bàn 3 tỉnh và 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi trên địa bàn 1 tỉnh, chưa qua 21 ngày.
Quảng Ninh ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm mới. Ảnh: minh họa/ Nguồn: A. Kieu
Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1:
1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long (đã qua 6 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 3.000 con gà.
1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường An Bình, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (đã qua 09 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 43 con ngan và gà.
1 ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc khu 2, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Số gia cầm ốm, chết là 320 con (240 vịt và 80 ngan) và số gia cầm tiêu hủy là 670 con (570 con vịt và 100 con ngan).
Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6:
2 ổ dịch xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi thuộc các xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 6.500 con vịt.
Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao.
Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Do đó, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Ngọc Nga
Nguồn: http://www.baomoi.com/quang-ninh-ghi-nhan-o-dich-cum-gia-cam/c/21965696.epi
Lực lượng thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn vịt, tránh nguy cơ lây lan cúm gia cầm. (Ảnh:TTXVN).
Cụ thể, ngày 15/4 tại Vĩnh Long vừa xảy ra ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân. Số gia cầm mắc bệnh là 300 con gà trong đó số gia cầm bị chết là 210 con gà, do vậy địa phương đã tiêu hủy đàn gà khoảng 400 con.
Bên cạnh đó, tại tỉnh Vĩnh Long cũng còn một ổ dịch cúm gia cầm H5N1, tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường Thành Phước, thị xã Bình Minh (đã qua 9 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 3.000 con gà.
Tỉnh Đắk Lắk cũng còn 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc phường An Bình, thị xã Buôn Hồ (đã qua 12 ngày). Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 43 con ngan và gà.
Tỉnh Quảng Ninh còn 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N11 xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc khu 2, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái (đã qua 4 ngày). Số gia cầm ốm, chết là 320 con (240 vịt và 80 ngan) và số gia cầm tiêu hủy là 670 con (570 con vịt và 100 con ngan).
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 xảy ra tại 2 hộ chăn nuôi thuộc các xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc (đã qua 12 ngày). Số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 6.500 con vịt.
Đại diện Cục Thú y cũng nhận định, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Do đó, Cục Thú y cũng yêu cầu các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Nguồn: http://www.baomoi.com/ca-nuoc-con-6-o-dich-cum-gia-cam-h5n1-va-h5n6-tai-4-tinh/c/22046989.epi
Trưa 9-4, nhiều người chăn nuôi ở 2 xã Lộc An và Lộc Hòa phát hiện vịt đàn của một số hộ chăn nuôi trên địa bàn chết hàng loạt. Số lượng vịt chết lên đến hàng ngàn con. Theo các hộ chăn nuôi, số vịt trước khi chết có các biểu hiện như: đi phân màu trắng, xanh, mắt mờ… Qua tìm hiểu từ chính quyền địa phương, số vịt chết thuộc 2 đàn vịt nuôi trại đồng của hộ ông Trương Thanh Trường ở xã Lộc Hòa và hộ ông Đặng Hương ở xã Lộc An có tổng số 6.500 con, thời gian nuôi 20 ngày. Số lượng vịt chết vẫn tiếp tục diễn ra vào ngày 10-4.
Trước tình trạng vịt chết bất thường với nhiều biểu hiện tương tự, Trạm Chăn nuôi và Thú y H. Phú Lộc sau khi kiểm tra tại cơ sở đã báo cáo lên Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh TT-Huế. Ông Nguyễn Văn Hưng - Chi cục trưởng tỉnh TT-Huế cho biết, ngay sau khi nhận được báo cáo về hiện tượng vịt chết nhiều (từ ngày 9 đến 10-4, số lượng vịt chết đã lên tới 2.000 con), Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp xử lý. Chi cục đã lấy mẫu xét nghiệm gửi cơ quan Thú y vùng 3 và hiện đã có kết quả dương tính với H5N6. Theo cơ quan chức năng, số vịt chết với những dấu hiệu lâm sàng như: có biểu hiện thần kinh như xoay đầu, phân nhầy màu trắng, xanh, mắt đục mờ. Đặc biệt, đàn vịt đã tiêm phòng vaccine dịch tả vịt vào lúc 7 ngày tuổi và chưa đến tuổi tiêm phòng vaccine cúm thì phát bệnh.
Số vịt chết của trại ông Trường đang được thu gom đi tiêu hủy.
Có mặt tại hai ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6, chúng tôi nhận thấy do số lượng vịt chết quá nhiều, nằm la liệt quanh khu vực nuôi nên các hộ đang khẩn trương thu gom. Một số lượng vịt chết khác đã được chủ trại nuôi gom đưa vào bao để chờ đi tiêu hủy. Trong khi đó, chính quyền địa phương đang phối hợp chặt chẽ với cán bộ thú y tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện đúng quy trình để tiêu hủy, khống chế ổ dịch có thể lây lan sang khu vực khác.
Ông Trương Thanh Trường- chủ trại nuôi vịt ở xã Lộc Hòa cho biết: "Trước khi vào vụ nuôi mới, cách đây gần 1 tháng, gia đình đầu tư gần 200 triệu đồng để mua thức ăn, cải tạo hồ nuôi và mua 4.500 vịt giống từ Hà Nội về thả nuôi. Đến ngày 10-4, vịt mới được 20 ngày tuổi nhưng không hiểu vì sao lăn đùng ra chết". Theo ông Trường, trong 2 ngày qua, số vịt nhà ông chết khoảng hơn 1.200 con, trong đó ngày nhiều nhất là 800 con. "Gia đình rất mong Nhà nước sớm có chính sách hỗ trợ để gia đình tôi tiếp tục chọn khu vực khác để chăn nuôi", ông Trường nói.
Chiều tối 10-4, Chi cục Chăn nuôi- Thú y tỉnh TT-Huế cùng chính quyền địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn vịt bị nhiễm bệnh, nhanh chóng triển khai vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, khu vực hố chôn gia cầm, thực hiện giám sát chặt chẽ các đàn gia cầm quanh khu vực có dịch để cam kết với chủ chăn nuôi. Đồng thời rà soát các đàn vịt còn lại trong phạm vi 3km tiêm phòng bao vây vaccine cúm gia cầm, dịch tả vịt. Ngành chăn nuôi - thú y cũng đề nghị UBND 2 xã Lộc An và Lộc Hòa chỉ đạo việc xử lý tiêu hủy các đàn vịt bị bệnh triệt để, tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không khuyến khích người dân nuôi mới trong thời gian có dịch bệnh xảy ra.
H.Lan
http://www.baomoi.com/xuat-hien-2-o-dich-cum-gia-cam-a-h5n6-o-hue/c/21985560.epi
Đàn vịt của hộ gia đình ông Trương Thanh Trường - ở xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc - số lượng 4.500 con đã có những triệu chứng lâm sàng cúm gia cầm, những ngày qua trên 1.500 con vịt bị chết. Hiện nay, còn trên 2.000 con đang rơi vào tình trạng mắc bệnh, sức khỏe yếu dần.
Ông Trương Thanh Trường - chủ trại nuôi vịt tại xã Lộc Hòa - cho biết: Bắt đầu vào vụ thả nuôi mới gia đình đầu tư gần 200 triệu đồng để mua thức ăn, cải tạo hồ nuôi và mua vịt giống từ Hà Nội về thả nuôi, đến hôm nay vịt mới được 20 ngày không biết vì sao hai ngày qua vịt tự nhiên lăn ra chết, ngày nhiều nhất chết gần 800 con. Tất cả tiền của vay mượn của gia đình đầu tư vào nuôi vịt nay mất trắng rồi. Cũng mong nhà nước có chính sách hỗ trợ để gia đình tôi tiếp tục chọn khu vực khác để chăn nuôi.
Ông Trương Thanh Trường xót xa vì đàn vịt nhiễm bệnh
Được biết, tất cả giống vịt trên đều được hai hộ gia đình ông Trương Thanh Trường - xã Lộc Hòa và ông Đặng Hương - xã Lộc An mua từ một cơ sở sản xuất giống gia cầm tại Hà Nội. Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng 3 vào sáng 10/4, tất cả các mẫu bệnh phẩm đều cho kết quả dương tính H5N6.
Để khống chế và ngăn chặn dịch cúm gia cầm lây lan trên địa bàn, ngoài tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn vịt (6.500 con của hai hộ) theo quy định tại Thông tư 07 của Bộ NN&PTNT, hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thừa Thiên Huế phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp xử lý tại khu vực có dịch cũng như các vùng xung quanh xảy ra dịch cúm gia cầm.
Vịt chết đã được thu gom để tiến hành tiêu hủy
TS. Nguyễn Văn Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Nhận được báo cáo từ Trạm chăn nuôi và thú y huyện Phú Lộc về việc đàn vịt của của 2 hộ ở xã Lộc An và Lộc Hòa, huyện Phú Lộc đã xảy ra hiện tượng vịt chết nhiều, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp xử lý.
Chi cục đã lấy mẫu xét nghiệm gửi Cơ quan Thú y vùng 3 và hiện đã có kết quả dương tính với H5N6. Những dấu hiệu lâm sàng đó là vịt có biểu hiện thần kinh như xoay đầu, phân nhầy màu trắng, xanh, mắt đục mờ. Đặc biệt đàn vịt đã tiêm phòng vắc xin dịch tả vịt váo lúc 7 ngày tuổi và chưa đến tuổi tiêm phòng vắc xin cúm thì phát bệnh.
Hiện nay, ngành Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy và đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
\Chi cục Chăn nuôi và Thú y khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh rà soát các đàn vịt còn lại trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là trong phạm vị 3 km cần tiêm phong bao vây vắc xin cúm gia cầm, dịch tả vịt. Tăng cường tuyên truyền về sự nguy hiểm của dịch bệnh và cách phòng chống, hướng dân người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, vệ sinh thú y. Tránh gây hoang mang cho người chăn nuôi cũng như tiếp tục tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng tại các nơi có nguy cơ cao, các trang trại chăn nuôi gia cầm.
http://www.baomoi.com/thua-thien-hue-xuat-hien-dich-cum-gia-cam-h5n6-tren-dan-vit/c/21982787.epi
Bộ Y tế chỉ đạo các Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ khách nhập cảnh vào Việt Nam qua các cửa khẩu; đặc biệt chú ý những người đến từ vùng có dịch cúm A(H7N9) và các chủng virus gia cầm khác; xử lý y tế kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; tham mưu với UBND tỉnh tổ chức diễn tập liên ngành phòng chống dịch cúm gia cầm.
Lạng Sơn siết chặt kiểm dịch y tế
Các địa phương tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân sử dụng gia cầm có nguồn gốc, đảm bảo ATTP; thông tin kịp thời để người dân không hoang mang; kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh trọng điểm có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm cao và các tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và Campuchia.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H5N1) và cúm A(H7N9) ở người. Mọi người không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc; đảm bảo an toàn thực phẩm. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý những người trở về nước từ nơi có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo khách du lịch khi đi đến các nước đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm; tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm; thường xuyên rửa tay với xà phòng; luôn tuân thủ ATVSTP vv…
Thanh Hằng
http://www.baomoi.com/tang-cuong-kiem-dich-y-te-bien-gioi-de-phong-chong-dich-cum-gia-cam/c/21981581.epi
Kháng thuốc đã xuất hiện các đây nhiều thập kỷ trong thể bất hoạt và lỏng lẻo, trong khi sử dụng kháng sinh tăng nhanh và tốc độ tiến hóa của tác nhân gây bệnh đang tăng nhanh hơn. Laurie Garrett, chuyên gia Hội đồng quan hệ quốc tế về sức khỏe toàn cầu và Ramanan Laxminarayan, Giám đốc CDDEP tảo luận về sự xuất hiện của gien kháng thuốc qua plasmid, nhưng các hành động phối hợp toàn cầu và nỗ lực chính sách gần đây vẫn chưa được thực hiện. Họ cho rằng “Gia tăng kháng thuốc là vấn đề lâu dài, cho thấy một viễn cảnh rất khắc nghiệt gia tăng theo thời gian.