Ngày 24/02/2023, tại tỉnh Prey Veng của Campuchia, bước đầu ghi nhận 02 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cúm gia cầm A (H5N1) độc lực cao (01 trường hợp tử vong).
Nguy cơ dịch bệnh cúm A/H5N1 vào Việt Nam là rất cao vì tỉnh Prey Veng có đường biên giới giáp với Việt Nam và có vị trí gần 03 tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp. Các tỉnh này có hoạt động chăn nuôi gia cầm nên việc cúm A/H5N1 xâm nhập là có thể xảy ra.

Tại Việt Nam, thời điểm hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thuận lợi cho sự phát triển dịch bệnh cúm ở gia cầm. Đồng thời các lễ hội sau Tết nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức khiến hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Điều này khiến tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch cúm ở gia cầm và nguy hiểm hơn là sự lây nhiễm từ gia cầm sang người.
Một số biểu hiện của bệnh và cách phòng bệnh trong cộng đồng:

ỨNG PHÓ CỦA TPHCM
Ngày 24/02/2023: Viện Pasteur TP HCM gửi văn bản số 576/PAS-KSBT thông báo theo thông tin của WHO về việc Campuchia ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A (H5N1), trong đó có 1 trường hợp tử vong và một số trường hợp nghi ngờ.
Ngày 25/02/2023: UBND Thành phố HCM ban hành công văn khẩn số 639/UBND-XV về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm A (H5N1).
Ngày 25/02/2023: Sở Y tế Thành phố HCM ban hành công văn khẩn số 1277/SYT-NVY về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm A (H5N1).
Việc chẩn đoán, xử trí và phòng ngừa lây nhiễm Cúm A/H5N1 ở người vẫn theo Hướng dẫn CHẨN ĐOÁN, XỬ TRÍ VÀ PHÒNG LÂY NHIỄM CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI (Ban hành kèm theo Quyết định số: 30 /2008 /QĐ-BYT ngày 19/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
Nguồn tham khảo: HCDC. BYT