Thông tin quan trọng

Thứ ba, 14 Tháng 12 2010 03:42
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2010 tới nay cả nước ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi-rút cúm A/H5N1, trong đó 2 trường hợp đã tử vong tại Tiền Giang và Bình Dương.

TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư - cho rằng mặc dù hơn 8 tháng qua chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 nhưng việc tái xuất hiện dịch cúm H5N1 trên gia cầm tại một số địa phương trong những tuần gần đây khiến nguy cơ lây lan và bùng phát dịch cúm gia cầm ở người là rất cao. Đặc biệt, thời tiết lạnh ẩm vào dịp cuối năm là điều kiện thuận lợi cho vi-rút phát triển và lây lan.

Liên quan dịch cúm A/H1N1, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2010 tới nay cả nước ghi nhận 183 trường hợp nhiễm vi-rút trong đó 8 trường hợp đã tử vong. Riêng trong tháng 10 vừa qua đã ghi nhận 81 trường hợp mắc, một trường hợp tử vong có xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. “Trẻ em, phụ nữ mang thai và người có các bệnh mãn tính (hen, tiểu đường, béo phì...) vẫn là đối tượng nguy cơ diễn biến nặng, tử vong cao khi bị nhiễm cúm H1N1. Điều trị sớm là yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ tử vong”, Bộ Y tế khuyến cáo.

Thứ bảy, 11 Tháng 12 2010 12:40

Hôm nay, 11/12/2010, Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh Bộ Y Tế, phối hợp với Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Thành Phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo tài liệu hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuản trong cơ sở khám chữa bệnh. Với sự tham của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu trong lãnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn quốc. Các chuyên gia đóng góp rất sôi nổi và hội thảo rất hiệu quả. Sau buổi hội thảo, về cơ bản đã đạt được sự đồng thuận về bố cục cũng như nội dung chi tiết.

Thứ hai, 06 Tháng 12 2010 07:17
(VOV) - Nếu không ngăn chặn kịp thời sự lây lan của cúm gia cầm H5N1 trên gia cầm rất dễ dẫn đến cúm A/H5N1 trên người

 

Theo nhận định của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, nguy cơ lây lan và bùng phát dịch cúm A/H5N1 ở người rất cao do virus này đang xuất hiện trên gia cầm ở một số địa phương, như Nam Ðịnh, Nghệ An...

Từ thực tế các đợt dịch cúm gia cầm đã xảy ra những năm gần đây, Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo, nếu không ngăn chặn kịp thời sự lây lan của cúm gia cầm H5N1 trên gia cầm rất dễ dẫn đến cúm A/H5N1 trên người, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán, khi nhu cầu buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm tăng mạnh.

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chủng virus lưu hành tại Việt Nam là H5N1, trong đó clade 1 lưu hành ở các tỉnh phía Nam, clade 2, 3, 4 ở các tỉnh phía Bắc và đã phát hiện clade 7 trên gia cầm nhập lậu vào Việt Nam tại Lạng Sơn. Ngoài ra, trong công tác giám sát chủ động của ngành thú y còn phát hiện thêm một số chủng virus cúm thông thường khác.

Về cơ bản, virus cúm gia cầm luôn biến đổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, virus có một số biến đổi nhỏ và vaccine hiện tại vẫn có tác dụng bảo hộ, điều này đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa….

Về biện pháp ngăn chặn dịch cúm lây lan sang người, ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tế, Cục Thú y cho rằng: “Trước Tết nguyên đán, phải tăng cường công tác giám sát dịch bệnh. Tại các thành phố lớn và đầu mối giao thông cần lập lại các chốt kiểm dịch ngăn chặn vận chuyển gia cầm mắc bệnh. Đồng thời giám sát dịch bệnh tại các chợ buôn bán gia cầm; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để hạn chế tình trạng người dân sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm cho người. Thực tế cho thấy những trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 tỷ lệ chữa khỏi rất ít”.

Cũng theo Cục Thú y, từ tháng 3 đến nay, Việt Nam không ghi nhận thêm trường hợp mắc mới cúm A H5N1../.

Thứ hai, 19 Tháng 7 2010 08:03
Đính kèmDung lượng
097_nhin_lai_2_nam_hoat_dong.ppt5.4 MB
Thứ hai, 19 Tháng 7 2010 04:04
Đính kèmDung lượng
095_bao_cao_de_tai_tiem_an_toan.ppt3.3 MB
Thứ hai, 19 Tháng 4 2010 07:32

Thông báo số 504/TB-DPMT, ngày 12/4/2010 của Bộ Y tế Về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả tại TP. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh

BỘ Y TẾ

CỤC Y TẾ DỰ PHÒNGVÀ MÔI TRƯỜNG

Số: 504 /TB-DPMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2010

THÔNG BÁO

Về tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn Tả

tại TP. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh

 

Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế xin thông báo tình hình tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả tại TP. Hồ Chí Minh và Bắc Ninh như sau:

1. Tình hình dịch tiêu chảy cấp tại TP. Hồ Chí Minh:

Theo báo cáo từ Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 04/4 – 11/4/2010, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận 04 trường hợp tiêu chảy cấp, xét nghiêm dương tính với phẩy khuẩn Tả, gồm 02 trường hợp tại Phường 6, Quận 8; 01 trường hợp tại Phường 14, Quận 8; 01 trường hợp tại Phường 7, Quận 5.

Các trường hợp này đều khởi bệnh với triệu chứng đi ngoài phân lỏng, nhiều lần/ngày, sau đó đến khám và được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh. Hiện tại, các bệnh nhân trên đã được điều trị ổn định, không còn dấu hiệu mất nước.

Kết quả điều tra hiện chưa phát hiện được nguồn lây và các yếu tố dịch tễ liên quan.

2. Tình hình dịch tiêu chảy cấp tại Bắc Ninh:

Bệnh nhân nam, 50 tuổi, thương trú tại xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ngày 05/4/2010, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện huyện Lương Tài sau đó được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.

Điều tra dịch tễ cho thấy, trong vòng 05 ngày trước khi khởi phát, bệnh nhân có ăn tiết canh, rau sống, gia đình sử dụng hố xí xả phân trực tiếp xuống ao. Kết quả xét nghiệm mẫu nước ao cạnh nhà bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn Tả.

Hiện tại, bệnh nhân trên đã được điều trị ổn định, số lần tiêu chảy giảm, không còn dấu hiệu mất nước.

Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã chỉ đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Sở Y tế các tỉnh/thành phố tăng cường công tác giám sát, xử lý triệt để các ổ dịch, điều tra xác định nguồn lây và các yếu tố dịch tễ liên quan, tuyên truyền cho người dân các biện pháp chủ động để phòng, chống dịch.

3. Khuyến cáo của Bộ Y tế:

Bệnh tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền nhanh, để chủ động phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, Cục Y tế dự phòng và Môi trường khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện một số nội dung sau:

1. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

2. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá, đặc biệt là phòng tránh bệnh Tả.

3. Trong vùng có dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người.

4. Khi phát hiện trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

 

 

 

CỤC TRƯỞNG

NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ Y TẾ

(Đã ký)

Nguyễn Huy Nga

 

Trang