Thông tin quan trọng

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 10:45

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

Bên cạnh đó, các bệnh viện phải thiết lập hệ thống tổ chức kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm: Hội đồng (ban) kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn và mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 150 giường bệnh hoặc bệnh viện hạng II trở lên phải thành lập Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; nếu có dưới 150 giường bệnh thành lập Tổ kiểm soát nhiễm khuẩn; các phòng khám đa khoa và các trạm y tế cần có nhân viên phụ trách công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tùy theo quy mô bệnh viện có các bộ phận sau: hành chính-giám sát; khử khuẩn-tiệt khuẩn; giặt là và các bộ phận khác do Giám đốc quyết định. ...

Thông tư còn hướng dẫn việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn và quy định rõ các điều kiện bảo đảm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn  như Vệ sinh tay, Thực hiện các quy định về vô khuẩn Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị, các biện pháp phòng ngừa cách ly;Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn mắc phải và các bệnh truyền nhiễm trong cơ sở y tế; Vệ sinh môi trường và quản lý chất thải; Vệ sinh đối với người bệnh, người nhà người bệnh; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Quản lý và sử dụng đồ vải; Vệ sinh trong việc bảo quản, ướp, mai táng, di chuyển thi thể khi người bệnh tử.....

 

(16/10/2009 - Theo Cụcc QLKCB).

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:26

Ngày 20/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo cho biết, đã phát hiện biến thể trong các mẫu virus cúm A/H1N1 được lấy từ 2 bệnh nhân tử vong đầu tiên do cúm này ở Na Uy.

Tuy nhiên, WHO xác nhận biến thể này không có khả năng lây nhiễm cao hoặc trở thành một dạng nguy hiểm hơn so với virus cúm A/H1N1 hiện nay.

Trước đó, Viện Y tế cộng đồng của Na Uy đã thông báo cho WHO về biến thể trong kết quả xét nghiệm các mẫu virus cúm A/H1N1 lấy từ hai bệnh nhân tử vong và một bệnh nhân với những triệu chứng nguy hiểm.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:25

Vi rút cúm A (H1N1) là gì?

Vi rút cúm A (H1N1) là một chủng vi rút cúm A mới xuất hiện gần đây và gây bệnh cho người. Hiện nay (tính đến ngày 12/5/09) đã có hơn 30 quốc gia xác nhận có bệnh nhân nhiễm loại vi rút cúm này với số lượng là 5.251 trong đó có 61 trường hợp tử vong. Ban đầu người ta gọi vi rút mới này là cúm heo vì các nhà khoa học tìm thấy nhiều gien của vi rút này giống với gien của loại vi rút cúm ở loài heo. Tuy nhiên với những phân tích chi tiết hơn cho thấy loại vi rút này rất khác biệt với loại vi rút cúm heo lưu hành ở khu vực Bắc Mỹ. Vi rút cúm A (H1N1) mới này là một loại lai có gien của 4 chủng vi rút gồm vi rút cúm người, cúm heo, cúm gia cầm ở Bắc Mỹ và gien của cúm heo ở Châu Âu và Châu Á.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:23

Bộ Y tế ban hành Thông tư 18 /2009/TT-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh

BS Nguyễn Huy Mẫn

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bảo đảm nhân lực cho Khoa (tổ) kiểm soát nhiễm khuẩn hoạt động. Ngoài nhân lực cho các bộ phận như khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, bộ phận giám sát nhiễm khuẩn phải bảo đảm tối thiểu 01 nhân lực được đào tạo về kiểm soát nhiễm khuẩn/150 giường bệnh.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:22

Ngày 26.11.2009, ban chấp hành Hội Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn Thành Phố Hồ Chí Minh cùng một số chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn của các tỉnh phía Nam đã có buổi họp góp ý với đại diện Bộ Y Tế xây dựng nội dung cuốn sổ tay hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính. Cuộc họp với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu nghành về lãnh vực chống nhiễm khuẩn Việt Nam, cùng với đại diện của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tổ Chức Lương Nông Thế Giới. Các chuyên gia đã góp ý rất sôi nổi và có những góp ý rất quí giá.Cuốn sổ tay sẽ sớm được ấn bản. Đây sẽ là tài liệu giúp nhân viên y tế tham khảo nhanh chóng, chính xác và giúp cho công tác chăm sóc bệnh nhân đặc biệt là lãnh vực kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, 14 Tháng 12 2009 03:15

●Hãy chích ngừa cúm: hãy chích ngừa cúm mùa (seasonal flu vaccine), đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ cao: nhân viên y tế, bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ( COPD), trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Chích ngừa ngừa cúm A ( H1N1) khi có,đặc biệt trên các đối tượng nguy cơ cao như đã nêu trên .

Thứ ba, 05 Tháng 5 2009 13:30

Ngày 29/04/2009, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1440/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng lây nhiễm cúm lợn A (H1N1) ở người”.

Trang