Thông tin

Thứ hai, 02 Tháng 4 2018 21:05

Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP. HCM (HICS) đã phối hợp với Hội đồng xúc tiến xuất khẩu cao su Malaysia (MREPC) tổ chức thành công hội nghị Quản lý kiểm soát nhiễm khuẩn - chọn đúng loại găng tay. Download tài liệu theo link bên dưới.

 

Đính kèmDung lượng
dr_le_thi_anh_thu.pdf1.9 MB
dr_eng_aik_hwee.pdf1.75 MB
dr_nguyen_thi_thanh_ha.pdf1.27 MB
Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 17:15

Những tiến bộ trong CRISPR, một công nghệ chỉnh sửa gien mạnh mẽ, đã tạo ra ba phát minh mới giúp khai thác sức mạnh của CRISPR biến các tế bào thành cảm biến sinh học. Ứng dụng đầu tiên của CRISPR là lưu lại các sự kiện xảy ra cho tế bào bằng cách chép lên ADN của tế bào. Một ứng dụng tiềm năng của hệ thống này là hệ thống có thể cảm nhận được ô nhiễm môi trường ở những nơi xa. Ứng dụng thứ hai của CRISPR là phát sáng khi phát hiện HPV, một vi rút gây ung thư tử cung, trong ống xét nghiệm, tăng hy vọng có được một công cụ sàng lọc máu rẻ tiền trong các vụ dịch tại những nơi thiếu nguồn lực. Ứng dụng thứ ba là giải trình tự ADN và RNA để xác định mẫu máu có chứa các tác nhân lây nhiễm như Zika hoặc cúm.

Nguồn: https://dx.doi.org/10.1126/science.aap8992

Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 17:03

Phụ bản đặc biệt của tạp chí Clinical Infectious Disease, nghiên cứu của Y tế công cộng Anh Quốc (PHE) phát hiện ít nhất 20% các loại kháng sinh được kê toa trong các chăm sóc ban đầu tại Anh là không hợp lý. Tổng số rất cao bởi vì phần lớn các toa kháng sinh được kê cho các nhiễm trùng hô hấp hoặc đường tiết niệu, hầu như một phần ba các toa thuốc không có chẩn đoán lâm sàng nào được ghi nhận. Ngoài ra, tương tự với nghiên cứu của CDDEP Hoa Kỳ, nghiên cứu cũng phát hiện rằng sự kê toa không đồng nhất trong nước. Tuy nhiên, sự khác biệt trong kê toa không phải do bệnh nhân khác nhau, mà có thể do chỉ định không hợp lý.

Nguồn: https://doi.org/10.1093/jac/dkx536

Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 16:55

Một bài báo công bố trên Plos Medicine, Giám Đốc CDDEP, Ramanan Laximarayan và các đồng tác giả tại Thái Lan dự định thiết lập một hệ thống giám sát tại các nước thu nhập trung bình và thấp giúp tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh và giúp chống lại kháng thuốc tại những nơi sản xuất động vật. Các tác giả tranh luận rằng cần có chính sách bảo vệ các kháng sinh quan trọng để dùng cho điều trị và làm chậm sự kháng thuốc của vi sinh vật, vì nhu cầu thịt cá tăng dẫn tới tăng sản xuất sẽ làm tăng sử dụng kháng sinh chăn nuôi.

Nguồn: https://doi.org/10.1371/journal.pmed.1002521

Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 16:39

Một báo cáo của Cục An Toàn Thực Phẩm Châu Âu (EFSA) và Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Châu Âu (ECDC) phân tích khả năng kháng thuốc ở các vi khuẩn trên động vật gây bệnh cho người và động vật phát hiện mức độ kháng thuốc cao, nhiều đe dọa đến sức khỏe con người. Báo cáo chi tiết phân biệt rõ ràng kháng thuốc kháng sinh giữa những quốc gia và phát hiện từ 2008 đến 2016 các quốc gia có chương trình kiểm soát kháng thuốc trên các động vật nuôi làm thực phẩm giúp giảm kháng thuốc so với những nước không có chương trình tương tự. Đáng lo lắng, hai quốc gia được phát hiện có E. coli kháng  carbapenem được phân lập từ gà (Cyprus, Romania) và một quốc gia báo cáo MRSA kháng linezolid được phân lập ở lợn (Bỉ).

Nguồn: https://doi.org/10.2903/j.efsa.2018.5182

Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 15:39

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia và các nguồn thông tin về dịch bệnh từ các tổ chức liên quan, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thông báo tình hình một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và mới nổi trên thế giới đến ngày 16/3/2018 cụ thể như sau:

Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 15:17

Ấn Độ có số ca mắc lao cao nhất thế giới với gần 2 triệu ca được WHO báo cáo năm 2016. Mặc dù chính phủ phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân, tỷ lệ lao đa kháng thuốc cao tại Ấn Độ làm giảm cơ hội điều trị và tiên lượng xấu hơn. Đối với nhiều bệnh nhân chi tiêu gấp đôi thu nhập (ví dụ mượn tiền hoặc nợ) để điều trị bệnh. Trong khi bệnh nhân lao phải đợi chính phủ hỗ trợ tài chính và dinh dưỡng, tuân thủ điều trị vẫn gây ra nhiều thách thức cho y tế công cộng, gánh nặng tài chính trước mắt và lâu dài làm gián đoạn điều trị.

Nguồn: https://www.reuters.com/article/us-india-health/a-side-effect-of-tuberculosis-in-india-crippling-debt-idUSKCN1G407M

Trang