Sốt rét gây tử vong cho hơn 400.000 mỗi năm, nhiều trường hợp là do ký sinh trùng kháng với các thuốc điều trị sốt rét hiện có. Các nhà nghiên cứu từ Viện Grancis Crick vừa xác định hai protein giúp ký sinh trùng sốt rét duy trì trong cơ thể người. Ký sinh trùng xâm chiếm tế bào người và nhân bản. Chúng sau đó cần phải thoát ra khỏi tế bào để tấn công nhiều tế bào khác. Các nhà nghiên cứu sử dụng thí nghiệm loại bỏ gien để mô tả hai protein này là quan trọng giúp ký sinh trùng thoát khỏi tế bào thành công. HJy vọng rằng một loại thuốc mới có thể tiêu hủy các protein này.
Thông tin
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton, xem xét sự cạnh tranh ăn hồng cầu của ký sinh trùng sốt rét và giun móc ở người bị nhiễm và phát hiện rằng người tẩy giun bị tăng mật độ ký sinh trùng sốt rét. Các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 4.000 người nhiễm trong hai năm, một phần của nghiên cứu tẩy giun. Các nhà nghiên cứu quan tới sự tương tác giữa giun và sốt rét và liệu rằng chúng có cạnh tranh hồng cầu của nhau và tiêu diệt lẫn nhau hay có chức năng miễn dịch chéo. Họ phát hiện rằng người nhiễm hai loại này nếu tẩy giun sẽ có mật độ ký sinh trùng tăng gợi ý rằng sự cạnh tranh vì hồng cầu là cách tương tác mà giun và ký sinh trùng thực hiện. Kết quả này cho thấy phát hiện đồng nhiễm nhanh nên được cân nhắc khi tẩy giun để làm giảm gánh nặng của sốt rét.
Nguồn: https://dx.doi.org/10.1111/ele.12919
Một phương pháp mới nhuộm huỳnh quang của vi khuẩn lao sống hứa hẹn một test chẩn đoán đơn giản nhiễm khuẩn lao hoạt hóa. Xét nghiệm này không cần bước làm sạch mẫu xét nghiệm để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu vì chỉ làm các tế bào của vi khuẩn lao phát sáng. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công tại phòng xét nghiệm và khoa lâm sàng, nhưng nó chưa được thử nghiệm để phát hiện lao hoạt hóa và tiềm ẩn. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Witwatersrand tin rằng phương pháp này có thể hỗ trợ xác định các bệnh nhân có đáp ứng điều trị hay không nhờ vào việc định lượng các vi khuẩn sống trong đàm.
Phương pháp tiếp cận mới để chế tạo vắc xin streptococcus nhóm A được các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ và Úc thử nghiệm, nhưng thiếu ngân sách và sự an tâm, theo một bài báo đăng trên tạp chí Newsweek. Tại Hoa Kỳ, các biến chứng nghiêm trọng do nhiễm khuẩn có thể dẫn tới 1100 ca tử vong một năm. Nhưng trong năm 2015, chỉ riêng Ấn Độ, đã có 100.000 người chết do bệnh gây ra từ các tác nhân nhiễm khuẩn và cao gấp hai lần số của toàn thế giới. Dữ kiện từ Anh Quốc cho thấy Streptococcus nhóm A có thể tăng ở Anh.
Nguồn: http://www.thelancet.com/journals/laninf/article/PIIS1473-3099(17)30693-X/fulltext?elsca1=tlpr
Một công ty quốc tế Ấn Độ AOV, vừa được tổ chức sức khỏe thế giới kiểm định sự thực hiện, chất lượng và an toàn và trở thành công ty đầu tiên tạo ra cơ chế vận chuyển vắc xin giá rẻ. Công nghệ phù hợp do tổ chức phi lợi nhuận PATH thiết kế để giải quyết vấn đề hậu cần giữ lạnh vắc xin mà không bị đóng băng trong quá trình vận chuyển tới các phòng khám hoặc chương trình nằm xa.
Nguồn: https://www.biospectrumindia.com/news/22/10367/who-approves-first-freeze-free-vaccine-carrier.html
Phương pháp cải thiện vệ sinh môi trường rất chi phí hiệu quả trong việc chống lại các nhiễm khuẩn bệnh viện, theo kết quả của một nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Infection Control and Hospital Infection Epidemiology. Các nhà nghiên cứu tại New Yorks thực hiện một nghiên cứu bệnh chứng trên 750.000 bệnh nhân xuất viện từ bốn bệnh viện và xác định là những bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng cao gấp 6 lần nằm tại phòng mà bệnh nhân bị nhiễm cùng tác nhân trước đó đã nằm.
Sự tấn công của sốt vàng vào các khu vực đô thị có các cơ sở y tế đang sử dụng các phương pháp kiểm soát hiện có để làm chậm quá trình lây lan của virus Aedes aegypti không phổ biến. Brazil tự sản xuất vắc xin chống lại sốt vàng nhưng có thể đã bỏ lở cơ hội nâng cao độ bao phủ của vắc xin trong thời kỳ “ngủ đông” khi không có vụ dịch nào xảy ra. Những người hoạt động chống vắc xin có vẻ thành công trong việc thuyết phục nhiều người Brazil từ chối sử dụng vắc xin.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2018/03/05/health/brazil-yellow-fever.html